Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 34)

9 Khung lý thuyết

1.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Những năm gần đây, ma tuý và lạm dụng ma tuý không phải là hiện tượng mới có ở Việt Nam, khi ma tuý và nạn lạm dụng ma tuý đã được coi là

- 31 -

vấn đề mang tính toàn cầu thì ở Việt Nam, trong vòng hơn 10 năm trở lại đây cũng phát triển nhanh chóng và ngày càng phức tạp. Theo số liệu của Uỷ ban Quốc gia phòng chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma tuý mại dâm – Bộ công an thì ở nước ta hiện nay có khoảng 170.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Đặc biệt, khi nói đến sự xâm nhập và phát triển của ma tuý trong thế hệ trẻ ở Việt Nam, với trên 70% số người nghiện ma tuý dưới 30 tuổi, trên 5% tổng số người sử dụng ma tuý ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Thực tế đó đang làm cho vấn đề “ma tuý học đường” trở nên nóng bỏng, là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh viên và ma tuý. Những nghiên cứu ấy được thực hiện từ nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau: tâm lý học, tội phạm học, xã hội học...tiêu biểu như:

Tác phẩm: “Phòng chống ma tuý trong nhà trường”, (Vũ Ngọc Bừng, Nxb giáo dục - Nxb công an nhân dân, Hà Nội -1997). Trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra thực trạng tệ nạn ma tuý đã xâm nhập vào các trường học trên quy mô cả nước và là tiếng chuông cảnh báo cho toàn xã hội: tính đến tháng 9/1996 tổng số người nghiện hút ma tuý trong cả nước là 183.000 người. Trong đó, số người nghiện ma tuý ở lứa tuổi trẻ tăng nhanh, dưới 30 tuổi chiếm 70%. Các đối tượng buôn bán ma tuý dùng những thủ đoạn kích thích, lôi cuốn, thu hút học sinh, sinh viên lao vào nghiệm ma tuý. Lúc đầu, chúng thường cung cấp thuốc cho hút không mất tiền. Dần dần, các em lao vào nghiện hút ngày càng nhiều. Sau đó, chúng dùng các em để làm công cụ buôn bán, vận chuyển ma tuý. Theo tác giả này, để phòng ngừa có hiệu quả tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên, học sinh – sinh viên, thì biện pháp giáo dục, thuyết phục và động viên bằng tình cảm có ý nghĩa quyết định. Đội ngũ ưu tú góp phần vào công cuộc đấu tranh này chính là giáo viên và nhà trường.

Đề tài nghiên cứu Ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên ở Hà Nội: nguyên nhân và một số biện pháp phòng, chống của lực lượng công an (Tài

- 32 -

liệu lưu hành nội bộ của Bộ công An và Vụ quản lý khoa học và công nghệ) được tiến hành từ năm 1996-1998. Đề tài đem đến cho độc giả những vấn đề lý luận về ma tuý và lứa tuổi chưa thành niên, cũng như một bức tranh khái quát về tình hình người chưa thành niên sử dụng ma tuý ở Hà Nội và hoạt động phòng, chống ma tuý trong lứa tuổi thành niên của Công an thành phố Hà Nội trong thời gian từ 1996-1998 . Thông qua đó, tác giả chỉ ra các nguyên nhân của việc sử dụng ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên, đề xuất một số kiến nghị và biện pháp của lực lượng công an nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên.

Trong tác phẩm Luật phòng chống ma tuý và phòng chống ma tuý trong nhà trường của GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (NXB công an nhân dân), tệ nạn ma tuý được tiếp cận dưới góc độ của của pháp luật học và tội phạm học. Đó là những hành vi trái với pháp luật, những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực của xã hội (đạo đức, lối sống, tập quán tiến bộ…); tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội nặng nề, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và tuỳ thuộc vào quan điểm tiếp cận. Đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng đòi hỏi phải thực hiện tốt các biện pháp như: giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đây là sự tác động về mặt tinh thần và tư tưởng đối với con người để họ, nhất là thanh thiếu niên, giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật. Một biện pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống ma tuý là bằng con đường pháp luật. Biện pháp sử dụng pháp luật để đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật và kỷ cương. Và biện pháp cuối cùng để phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma tuý là bằng biện pháp kinh tế. Đây là biện pháp mà các chủ thể phòng chống tệ nạn xã hội tác động gián tiếp đến khách thể quản lý như người dân, cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma tuý, các đối tượng tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế như lương, thưởng,

- 33 -

phụ cấp, chính sách xã hội…để làm cho các khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bộ phận và trách nhiệm của mình một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

Đề tài nghiên cứu: Các nguy cơ lạm dụng ma tuý trong nhóm thanh niên thất nghiệp và bán thất nghiệp ở Việt Nam của phòng Xã hội học nông thôn, Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2001 thực hiện trên 657 thanh niên thất nghiệp và bán thất nghiệp ở 6 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nguy cơ lạm dụng ma tuý đối với nhóm thanh niên này là: cá nhân, gia đình, bạn bè và xã hội. Nguyên nhân sâu xa và cũng chính là nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu việc làm. Kiến thức, hiểu biết của nhóm thanh niên này khá đầy đủ. Đa số họ không những chỉ biết người sử dụng ma tuý, mà còn khá rõ về các loại ma tuý, giá cả, địa điểm sử dụng, hình thức sử dụng và tác hại của ma tuý Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, có tới 37.1% thanh niên trong số họ có sử dụng ma tuý. Điều đó có thể nói lên rằng, nhận thức cảm tính (những kiến thức, nhận biết) chưa hoàn toàn có thể giúp thanh niên nói « không » với ma túy

Nghiên cứu về: Nhận thức và thái độ của học sinh trung học đối với công tác phòng chống ma tuý trong nhà trường tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Hồng Phan (Tạp chí Tâm lý học số 7/2003) nhằm so sánh nhận thức và thái độ của nhóm học sinh trung học đối với ma tuý trước và sau thực nghiệm. Trước thực nghiệm, tỷ lệ nhận thức đúng của các em về những kiến thức cơ bản về ma tuý là rất thấp, chỉ từ 19,35% đến 26,9%. Sau thực nghiệm, tỷ lệ nhận thức đúng của học sinh trung học đối với kiến thức cơ bản về ma tuý tăng lên với tỷ lệ 56,18%. Thái độ tán thành của nhóm học sinh này với các nội dung cụ thể của công tác phòng chống ma tuý trong nhà trường là tương đối tích cực. Đặc biệt, thái độ tán thành của các em về các biện pháp

- 34 -

phòng tránh ma tuý trong nhà trường chiếm 66,29%. Từ đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy vai trò tích cực của nhà trường trong công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn về ma tuý.

Nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương về vấn đề: Quan hệ bạn bè của thanh niên nghiện ma tuý (Tạp chí Tâm lý học số 3/2006) được tiến hành với 162 thanh niên đang trong quá trình cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện của thành phố nhằm tìm hiểu về khía cạnh tâm lý trong mối quan hệ của nhóm thanh niên này với bạn bè. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm người nghiện ma tuý có xu hướng chịu ảnh hưởng của bạn bè tương đối cao. Điều này thể hiện ở nhu cầu giao tiếp, gần gũi chia sẻ, đồng nhất, chấp thuận, đồng tình và bắt chước lẫn nhau. Những người nghiện ma tuý thường cảm thấy gần gũi bạn bè hơn gia đình, bạn bè là niềm tin và chỗ dựa thực sự của họ. Vốn dĩ ảnh hưởng của bạn bè với thanh niên là một điều khó tránh khỏi. Nhưng điều nguy hiểm ở đây là đa số bạn bè của họ cũng nghiện ma tuý như họ. Vì thế, điều mà họ nhận được chỉ là giải toả những bức xúc tạm thời, nhưng đọng lại những ảnh hưởng không lành mạnh và tiêu cực, thậm chí có thể chi phối đến lý tưởng sống, hệ giá trị, cũng như định hướng giá trị nhất định. Qua nghiên cứu này, ta có thể thấy được vai trò quan trọng của bạn bè đối với thanh niên, đặc biệt là những thanh niên nghiện ma tuý.

Nghiên cứu: Thực trạng nhận thức và thái độ đối với ma tuý của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội của Tiêu Thị Minh Hường (Tạp chí Tâm lý học số 3/2006) được tiến hành trên 310 sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội có những nhận thức ban đầu về ma tuý, cụ thể: phần lớn sinh viên nhận thức được bản chất của ma tuý, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý cũng như mức độ nguy hiểm của ma tuý đối với cộng đồng. Các em thể hiện được quan điểm, sự quan tâm, thái độ tích cực của mình với tệ nạn ma tuý. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chưa hiểu đúng nguyên nhân cũng như tác hại của ma tuý. Một mặt,

- 35 -

thông tin về ma tuý đến với các em chưa nhiều, chưa thường xuyên. Mặt khác, ý thức thiếu tự giác của sinh viên trong việc tìm hiểu hay tiếp cận các tài liệu về ma tuý.

Như vậy, ma tuý và nhận thức của học sinh, sinh viên về ma tuý đã được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chủ đề này, khi đặt trong bối cảnh của thành phố Hà Nội, một thành phố có nhiều diễn biến phức tạp về tệ nạn ma tuý đặc biệt là được nhìn nhận và đánh giá thông qua nhận thức của sinh viên trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN và ĐHKTQD, thì có nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Nhưng chưa có tác giả hay tổ chức nào nghiên cứu. Chính vì thế thông qua luận văn “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp tại trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN và ĐHKTQD), chúng tôi mong muốn sẽ đem lại một cách nhìn nhận mới về nhận thức của sinh viên về ma tuý. Từ nghiên cứu này, một số biện pháp sẽ được đề xuất nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.

1.4 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội

Với nền tảng là các ngành khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập, trở thành một thành viên của ĐHQGHN vào tháng 9/1995.

Trải qua một quá trình xây dựng và phát triển, trường ĐHKHXH&NV hiện có 14 khoa, 3 bộ môn trực thuộc và 8 trung tâm. Tổng số cán bộ là 515, trong đó số cán bộ giảng dạy là 376, số cán bộ hành chính là 139. Trong số hơn 10 nghìn sinh viên và học viên, sinh viên chính quy là 5374 người, sinh viên tại

- 36 -

chức là 4831 người, học viên cao học là 1.286 người, nghiên cứu sinh là 118 người.

Hiện nay, trường có 8 Giáo sư được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 11 Giáo sư được tặng Giải thưởng Nhà nước, 10 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 43 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Không chỉ dừng lại ở đó, Nhà trường còn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Mục tiêu của Nhà trường là từ nay đến năm 2010, trường sẽ từng bước thực hiện 6 chương trình, nhằm chuẩn hoá và hiện đại hoá các mặt hoạt động như: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong Nhà trường.

- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trường. - Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại

học và sau đại học.

- Mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Nhà trường.

- Chuẩn hoá các hoạt động lao động, học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá nhân văn.

Các chương trình này chắc chắn sẽ đưa Trường ĐHKHXH&NV vươn xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, tự hào sánh vai với các trường đại học danh tiếng khác của Việt Nam, dần dần tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.

1.4.2 Về trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

- Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25/1/1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó,

- 37 -

Trường được đặt trong hệ thống đại học nhân dân trực thuộc Thủ tướng Chính phủ..

- Ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

- Năm 1989, ĐHKTQD được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính: * Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô.

* Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học.

* Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, ĐHKTQD luôn luôn giữ vững vị trí uy tín hàng đầu của đất nước. Trường là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Hiện có hơn 45.000 sinh viên, 1167 cán bộ, giảng viên, công nhân viên (trong đó có 697 giảngviên, 19 giáo sư và 105 phó giáo sư, 107 tiến sĩ và 398 thạc sĩ);

Cho đến nay, ĐHKTQD đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động và dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

ĐHKTQD có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, CH Séc và Slôvakia, Anh, Pháp, Mỹ...

- 38 -

ĐHKTQD đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương lao động hạng ba trong giai đoạn 1961 - 1972, hạng hai năm 1978, hạng nhất năm 1983, Huân chương độc lập hạng ba năm 1986, hạng hai năm 1991và hạng nhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng lao động năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Huân chương hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008.

Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở thành một trường đại học hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến.

1.5 Sơ lược về tình hình ma tuý trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)