9 Khung lý thuyết
1.2.1 Khái niệm "Nhận thức"
Trong nhiều từ điển triết học, xã hội học hoặc tâm lý học bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Pháp: perception), khái niệm nhận thức có phổ nghĩa rất rộng. Tuy nhiên, ngữ nghĩa khá phổ biến của khái niệm này thể hiện ở “hình ảnh tâm lí”, “sự thu nhận”, “sự nội hoá”, “nhận biết”, “kiến thức” và “tâm thế hành vi” của một cá nhân về một đối tượng nào đó. Như vậy, nhận thức mang tính ẩn hay tính bên trong. Nhận thức đúng sẽ có nhiều cơ hội dẫn đến hành động đúng. Ngược lại, nhận thức sai thì sẽ hành động sai. Cách đo nhận thức tốt nhất là quan sát hành vi. Nhưng khi hành vi chưa xẩy ra, thì nhà nghiên cứu thường quan sát thông qua “hành động ngôn ngữ” (act of language), thông qua phỏng vấn, thông qua lời nói hay tình huống có vấn đề.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả quá trình đó nhằm nâng cao nhận thức. Có nhận thức đúng, có nhận thức sai.” [26]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hoàng Phi chủ biên), nhận thức được định nghĩa là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. Nhận thức là quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới quan hay kết quả của quá trình đó. Nhận thức là nhận ra và hiểu biết được, hiểu được về một ai đó, một vấn đề hay một hiện tượng nào đó.
Hiện nay trong tâm lý học có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức bao gồm:
- 23 -
- Nhận thức là hoạt động: Theo quan điểm này, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều hoạt động chuyển các hoạt động vật chất bên ngoài thành những hoạt động tâm lý ở bên trong, quá trình đó con người nhận thức thế giới. Hoạt động nhận thức bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục: cảm giác, tri giác, tư duy… cho ta tri thức. Hoạt động nhận thức có hai dạng hoạt động: hoạt động nhận thức cảm tính và hoạt động nhận thức lý tính. Hoạt động nhận thức cảm tính bao gồm hoạt động cảm giác, tri giác những hoạt động này cho ta hình ảnh cảm tính. Hoạt động nhận thức lý tính bao gồm hoạt động tư duy, tưởng tượng quá trình này đem lại cho ta khái niệm.
Hoạt động nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng hoạt động nhận thức của con người [10,tr.98]
Lý luận về nhận thức trong Xã hội học
Trên cơ sở khai thác các cách thức tiếp cận và quan niệm về nhận thức của các nhà tâm lý học, xã hội học, trong phạm vi của khoá luận này, chúng tôi không xem xét nhận thức như là một quá trình tâm lý với bốn giai đoạn: cảm giác, tri giác, tư duy và tưởng tượng, hay cũng không xem xét nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người…, mà chúng tôi tiếp cận nhận thức theo lý thuyết về nhận thức của Vygotsky được cụ thể qua tam giác nhận thức của Bernard Clof :
Chủ thể
- 24 -
Việc sử dụng tam giác nhận thức này phù hợp với các lí thuyết về xã hội hoá hay ý thức xã hội đã trình bày ở phần đầu khoá luận. Theo sơ đồ nhận thức này, chủ thể thông qua đối tượng mà lớn lên. Nhưng chủ thể không thể tự nhận thức được đối tượng của mình, mà chỉ có thể nhận thức được đối tượng một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất thông qua “người khác”. Người khác mà Vygostky đề cập tới không phải là ai khác mà đó chính là môi trường xã hội hoá (gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội và truyền thông đại chúng). Trong khoá luận này, đối tượng mà sinh viên cần phải hướng đến là một xã hội không ma tuý (không còn tồn tại các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý). Tuy nhiên, tự bản thân sinh viên trong một chừng mực nhất định, không tự nhận thức được đầy đủ những thông tin về xã hội không ma tuý đó, mà họ nhận thức được thông qua quá trình xã hội hoá. Thông qua các môi trường ấy, họ được cung cấp những thông tin, tri thức cần thiết và tự chuẩn bị hành vi đúng nhất về đối tượng. Quá trình nhận thức này bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn có thông tin về đối tượng, đó là khi mà cá nhân được cung cấp các thông tin về đối tượng. Cá nhân có thể tiếp cận được thông tin về đối tượng qua nhiều con đường và nhiều kênh khác nhau như: thông qua gia đình, qua nhà trường, nhóm thành viên cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng…
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn nhận biết thông tin. Thông qua giai đoạn thứ nhất, cá nhân được cung cấp các thông tin về đối tượng. Cá nhân sẽ “nội hoá” các thông tin đó thành những hiểu biết ban đầu cho bản thân mình. Hay nói cách khác, đây chính là quá trình nhận thức cảm tính. Trong khóa luận này, thông tin mà cá nhân được cung cấp về đối tượng đó là tất cả các thông liên quan đến ma tuý, về các chất ma tuý, về cách thức sử dụng ma tuý cũng như tác hại về ma tuý… Những thông tin này, khi tác động tới cá nhân, sẽ mang lại cho cá nhân một hệ thống nhận biết cơ bản hay kiến thức nền về đối tượng là “ma tuý”.
- 25 -
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiểu biết thông tin như thế nào và chuẩn bị hành động. Nếu như giai đoạn thứ hai mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức cảm tính tức là cá nhân mới chỉ tiếp nhận được thông tin, nắm bắt được thông tin đó còn vấn đề cá nhân có hiểu được những thông tin đó hay không và hiểu như thế nào thì nó được thể hiện rất rõ trong giai đoạn thứ ba này. Đây chính là giai đoạn nhận thức lý tính. Trên cơ sở những tri thức mà cá nhân được cung cấp ở hai giai đoạn đầu, cá nhân sẽ quy chiếu với hệ giá trị của xã hội mà cá nhân đóng vai trò là thành viên. Cá nhân sẽ trang bị cho mình những kinh nghiệm để đối phó với những tình huống có vấn đề liên quan đến đối tượng. Trên cơ sở những thông tin về vấn đề ma tuý mà cá nhân thu nhận được, cá nhân xử lí chúng để biến chúng thành các hiểu biết và năng lực hành vi trong tình huống có vấn đề.
Tóm lại, nhận thức là quá trình mà cá nhân tiếp nhận, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, biến chúng thành hệ thống kiến thức, hiểu biết có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống kiến thức, hiểu biết ấy chuẩn bị cho cá nhân hành động trong xã hội.
Nhận thức của sinh viên về ma tuý không chỉ dừng lại ở chỗ sinh viên biết, hiểu như thế nào về ma tuý mà hơn thế nữa sinh viên còn có thể vận dụng những hiểu biết về ma tuý đó như thế nào trong hành động thực tiễn, trong cuộc chiến chống ma tuý của xã hội.