Khái niệm "Luật pháp"

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 29 - 31)

9 Khung lý thuyết

1.2.2Khái niệm "Luật pháp"

Bất kỳ một xã hội nào cũng cần đến trật tự và ổn định. Nhờ có ổn định, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm cũng như việc đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và xã hội mới được đảm bảo.

Để thiết lập trật tự và ổn định trong xã hội thì buộc Nhà nước phải điều chỉnh lại các quan hệ xã hội, hướng các quan hệ đó phát triển hài hoà và tiến bộ. Mặt khác Nhà nước phải điều chỉnh lợi ích giữa các nhóm xung đột.

- 26 -

Quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trước khi có pháp luật, các quy phạm xã hội bao gồm tập quán và tín điều tôn giáo đã xuất hiện để điều chỉnh quan hệ xử sự giữa các thành viên, giữa các nhóm và giữa các xã hội với nhau. Các tập quán và tín ngưỡng tôn giáo này xuất hiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng xã hội chấp nhận và tuân thủ. Từ đó, chúng trở thành những quy tắc ứng xử chung mang tính đạo đức và xã hội.

Khi Nhà nước ra đời, thì công cụ quản lý xã hội cơ bản là luật pháp. Chính vì vậy, luật pháp trở thành phương tiện hiện hữu để điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo ra môi trường trật tự ổn định để xã hội có thể vận hành và phát triển.

Như vậy, luật pháp được hiểu là hệ thống các quy tắc xử xự do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo trật tự và ổn định xã hội.

Dưới góc độ xã hội học, luật pháp được hiểu như là tổng hợp những chuẩn mực thành văn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, phản ánh và củng cố những quan hệ đã hình thành trong một xã hội cụ thể. Nó thừa nhận những cách ứng xử có ích cho xã hội và giai cấp mà trước đó chưa mang tính phổ cập và bắt buộc.

Luật pháp chính là hệ thống các chuẩn mực và các quy tắc hành động do cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Luật pháp có vai trò hết sức to lớn trong việc quy định và kiểm soát xã hội đối với hành động và quan hệ xã hội. Chính vì vậy, luật pháp được nhìn nhận như là một lực lượng đoàn kết tập hợp và biến đối xã hội. Giữa hệ thống luật pháp và hệ thống xã hội có quan hệ ảnh hưởng qua lại với nhau.

- 27 -

Xét về bản chất, luật pháp mang hai thuộc tính: thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội. Tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nó bảo vệ điều kiện tồn tại của giai cấp đó.

Tính xã hội thể hiện ở chỗ, luật pháp phải ghi nhận những quy tắc ứng xử được số đông xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông đó. Mặt khác, luật pháp phải là thước đo hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, là công cụ để đo nhận thức xã hội, và điều chỉnh các quá trình xã hội đưa đến cho con người những thông tin nhất định về các giá trị yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 29 - 31)