Thứ nhất, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chi NSNN hoạt động một cách hiệu quả; tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn
tiến tới chấm dứt hình thức lệnh chi tiền, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị vừa
đảm bảo quản lý ngân sách một cách hiệu quả, chặt chẽ.
Để đảm bảo cơ sở pháp lý tốt nhất cho cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi
NSNN qua KBNN, ngoài các điều kiện chi NSNN, kiến nghị bổ sung thêm quy định
cam kết chi đối với một số khoản chi cần thực hiện cam kết chi vào điều 5, khoản 2,
Luật NSNN. Kiến nghị bổ sung thủ tục thực hiện cam kết chi và kiểm soát cam kết chi
vào trình tự chấp hành chi NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN quy định tại điều 56, Luật NSNN. Trong điều này, cần có quy định giao trách nhiệm cho Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục thực hiện cam kết chi và kiểm soát cam
kết chi (bên cạnh phương thức thanh toán trực tiếp) phù hợp với điều kiện thực tế.
Thứ hai, sửa đổi nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL theo hướng sát hơn với thực tế hiện
nay, tạo điều kiện cho các đơn vị SNCL phát huy hơn nữa quyền tự chủ trong sử dụng biên chế và tài chính.
- Nên nới rộng hơn quy định về mức trần được chi trả thu nhập tăng thêm để các đơn vị có động lực tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức.
- Hướng dẫn cụ thể hơn về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Cần
quy định rõ ràng đơn vị có trách nhiệm thẩm định tính hiệu quả và phù hợp của quy
chế chi tiêu nội bộ so với các quy định của nhà nước.
- Quy định bắt buộc về thực hiện Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính đối với đơn vị SNCL, để Quyết định này làm cơ sở cho hoạt động
KSC qua KBNN, tăng tính tự chủ về tài chính cho các đơn vị.
Thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính và các cơ quan
quản lý chuyên ngành cần ban hành đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng được kịp thời, phù hợp và có căn cứ.
Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ
quan trọng để xây dựng, phân bổ và KSC NSNN. Đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành quỹ NSNN của chính quyền
địa phương. Theo quy trình KSC, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền phải so sánh,
Tuy nhiên cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Do đó trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các định mức và tiêu chuẩn chi.
Thứ tư,có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất đối
với người đứng đầu cũng như kế toán tại các đơn vị SNCL trong việc chi tiêu NSNN.
Trong quá trình kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện khoản chi sai chế độ thì phải xuất toán trả lại cho NSNN và đơn vị tùy theo mức độ vi phạm cần phải xử lý chứ không chỉ đơn thuần là KBNN từ chối thanh toán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài Chính cũng cần sửa đổi các mẫu biểu (quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013) liên quan đến việc thanh toán của các đơn vị qua KBNN theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng.