Nguyên tắc cơ bản trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trang 25 - 27)

Nguyên tắc quản lý theo dự toán

Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường

xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã

được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chức năng về quản lý tài

chính công với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó làm nảy sinh nguyên tắc quản lý

chi thường xuyên của NSNN theo dự toán

Nội dung của nguyên tắc quản lý theo dự toán được thể hiện qua các khía cạnh

sau :

+ Mọi nhu cầu chi NSNN dự kiến cho năm kế hoạch nhất thiết phải được xác

định trong dự toán chi NSNN từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của các cơ quan

quyền lực Nhà nước từ thấp đến cao và quyết định cuối cùng thuộc về Quốc Hội. Chỉ

sau khi dự toán chi NSNN đã được Quốc Hội xét duyệt và thông qua mới trở thành căn

cứ chính thức để phân bổ số chi NSNN cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị. Do vậy,

có thể nói quyết định của Quốc Hội về việc thông qua dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi NSNN) là một “đạo luật” điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực này. Mọi

khoản chi từ NSNN chỉ có thể được thực hiện khi và chỉ khi khoản chi đó đã nằm

trong cơ cấu chi theo dự toán NSNN đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt

và thông qua.

+ Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN, mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán đã được duyệt mà phân bổ, giao và sử dụng kinh phí NSNN nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng.

+ Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí NSNN, các ngành, các cấp, các đơn

vị khi phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán chi NSNN

làm căn cứ đối chiếu, so sánh. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công với mức chi phí tiết kiệm để đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Nội dung của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả được thể hiện qua các khía cạnh sau :

+ Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu NSNN thì có hạn. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các

nguồn lực khan hiếm của NSNN luôn phải tính toán sao cho với chi phí tiết kiệm nhất

nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất.

+ Mặt khác, khi đánh giá tính hiệu quả của các khoản chi NSNN cần phải xét

hiệu quả về mặt kinh tế (tỉ lệ so sánh giữa giá trị đầu ra và chi phí đầu vào) và cả hiệu quả về mặt chính trị - xã hội (mức độ đạt mục tiêu chính trị - xã hội đã đề ra). Một khoản chi NSNN được xem là có hiệu quả nếu cùng một chi phí như nhau nhưng khoản chi NSNN tạo ra được nhiều phúc lợi xã hội hơn so với khu vực ngoài Nhà nước có thể mang lại.

Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN

Nguyên tắc này đòi hỏi việc chi NSNN thực hiện trực tiếp từ KBNN cho người

hưởng lương và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung của nguyên tắc chi NSNN trực tiếp qua KBNN được thể hiện qua các

+ KBNN được giao trách nhiệm quản lý quỹ NSNN, thống nhất quản lý, tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.

+ Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí NSNN.

+ Căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tiến độ triển khai công việc và điều

kiện chi NSNN, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra quyết định chi gửi KBNN nơi

giao dịch kèm theo các tài liệu cần thiết theo chế độ quy định.

+ KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụng ngân sách gửi, khi có đủ các điều kiện theo quy định.

+ Việc thanh toán kinh phí ngân sách thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ

KBNN cho người hưởng lương và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Đối với những khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc thanh toán, chi trả

trực tiếp, KBNN tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán

được giao, sau đó thanh toán lại với KBNN theo đúng nội dung đã thanh toán, chi trả.

1.2.3. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công lập

thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trang 25 - 27)