Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trang 44 - 46)

Nam”, Bộ Tài Chính 2008 )

Luật Ngân sách Nhà nước ngày 01/8/2001 được xem như một dấu ấn quan

trọng trong lịch sử của nước Pháp vì nó hàm chứa nội dung cải cách NSNN rất khác

biệt so với cách quản lý truyền thống đó là: chuyển từ cách quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

Các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý, điều hành NSNN được thể hiện trong luật là:

- Chuyển từ phương thức quản lý, điều hành NS theo đầu vào sang quản lý dựa trên kết quả, quy định trách nhiệm đồng thời đảm bảo sự chủ động trong các hoạt động

của cơ quan Nhà nước các cấp.

- Đảm bảo tính minh bạch về thông tin ngân sách thông qua việc tăng cường và

chuẩn hóa quyền kiểm tra giám sát và đánh giá của Nghị viện cũng như nâng cao chất

lượng thông tin của Toàn kiểm toán với vai trò là phụ tá của Nghị viện.

- Cải tiến các công cụ quản lý, cung cấp thông tin thông qua việc sửa đổi mục

lục NSNN, cải cách kế toán công.

- Cấp vĩ mô bao gồm 40 nhiệm vụ chi ngân sách bao quát các lĩnh vực hoạt động chính của Nhà nước.

Ở cấp độ này, dự toán ngân sách được Nghị viện thông qua cho từng nhiệm vụ

ngân sách, tùy theo mục đích của từng chính sách vĩ mô của Nhà nước. Mỗi nhiệm vụ chi ngân sách tương ứng với một đơn vị thông qua ngân sách, bao gồm các chương trình phân bổ cho các bộ, ngành trung ương. Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đề xuất các nhiệm vụ chi ngân sách tổng thể này. Nghị viện có quyền điều chỉnh

việc phân bổ các khoản chi ngân sách giữa các chương trình thuộc một nhiệm vụ ngân

sách tổng thể do Chính phủ đề xuất.

- Ở cấp độ chương trình, có 150 chương trình xác định trách nhiệm thực hiện các chính sách cụ thể của Nhà nước. Mỗi chương trình bao gồm một tập hợp các hoạt động thống nhất được giao cho một người phụ trách do bộ trưởng có liên quan chỉ định.

Người phụ trách tiếp nhận khoản ngân sách cả gói cho phép chủ động quản lý,

sử dụng khoản ngân sách đó nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Mỗi

chương trình, đơn vị ngân sách riêng biệt, được cấp một khoản ngân sách trọn gói, trong đó có quy định mức tối đa khoản chi cho nhân sự.

- Ở cấp độ nhiệm vụ chi cụ thể, có 500 nhiệm vụ chi cụ thể tương ứng với mục

tiêu của các chương trình. Nhiệm vụ chi cụ thể thể hiện việc thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trên thực tế.

Ở cấp độ này, các khoản chi được xác định cụ thể và được theo dõi trong quá

trình thực hiện. Người phụ trách chương trình được chủ động điều chỉnh mức chi trong giới hạn một khoản kinh phí cấp trọn gói.

Chiến lược, mục tiêu, chỉ số và các kết quả cần đạt được sẽ được xác định cho từng chương trình. Người phụ trách chương trình quản lý, sử dụng khoản ngân sách

được cấp một cách mềm dẻo để thực hiện các nhiệm vụ được giao phù hợp với mục

tiêu đề ra

Kinh phí ngân sách không phân bổ theo tính chất các khoản chi (theo mục chi) mà được phân bổ theo mục đích của các khoản chi và được cấp phát trọn gói – NS theo chương trình. Chiến lược, mục tiêu, chỉ số và các kết quả cần đạt được sẽ được xây dựng cho từng chương trình và được trình bày trong Bản cam kết hiệu quả chương trình ngân sách được đánh giá bởi Ủy ban kiểm toán liên bộ các chương trình.

Với luật NS mới, Quốc hội đã được cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể và

có hệ thống các mục tiêu chiến lược và các kết quả dự kiến đạt được trong thực hiện

các chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)