Thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2008 cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước uống đóng chai địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm (Trang 63 - 67)

9. Kết cấu luận văn

2.2.2.Thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

2.2.2.1. Lãnh đạo doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất NUĐC tỉnh Bạc Liêu là doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp cũng là người trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Hầu hết các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo qua các chuyên ngành về quản lý doanh nghiệp nói chung và QLCL nói riêng.

Bảng 2.4. Số liệu điều tra trình độ lãnh đạo doanh nghiệp TT Tên doanh nghiệp Trình độ của lãnh

đạo doanh nghiệp

Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

01 LỘC LAN Đại học Có

02 THANH HƯNG Đại học Có

03 MINH PHÁT 12/12 Có

04 HIỆP LỢI 12/12 Có

05 VĂN MINH 12/12 Có

06 ĐỒNG PHÁT Đại học Có

07 HƯNG PHÁT Đại học Có

08 HOÀNG GIA Đại học Có

( Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả, 2012 )

Tuy nhiên qua điều tra cho thấy trình độ của các chủ doanh nghiệp từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và tất cả đều đã có giấy chứng nhận tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về an toàn thực phẩm. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chất lượng, QLCL cho lãnh đạo doanh nghiệp cũng

62

như việc triển khai áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 cho các doanh nghiệp.

2.2.2.2. Cán bộ quản lý, điều hành trong doanh nghiệp

Do chưa áp dụng hệ thống QLCL, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất NUĐC ở Bạc Liêu không có cán bộ quản lý ở từng bộ phận mà chủ doanh nghiệp cùng với một hoặc hai cán bộ quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Số cán bộ quản lý này là những người có trình độ văn hoá cao hơn những người công nhân làm việc trực tiếp (có 08 người có trình độ đại học) hoặc có kinh nghiệm, có tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, có sự hiểu biết về kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất NUĐC.

Bảng 2.5. Số liệu về cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

TT Tên doanh

nghiệp Số lƣợng

Trình độ

Đại học THPT Tập huấn kiến thức ATTP 01 LỘC LAN 02 01 01 02 02 THANH HƯNG 03 02 01 03 03 MINH PHÁT 02 01 01 01 04 HIỆP LỢI 02 01 01 02 05 VĂN MINH 01 0 01 01 06 ĐỒNG PHÁT 02 01 01 01 07 HƯNG PHÁT 02 01 01 01 08 HOÀNG GIA 02 01 01 02

( Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả, 2012 )

Tuy nhiên nếu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 trong doanh nghiệp thì số cán bộ quản lý này vẫn chưa đủ về mặt số lượng cũng như chưa đủ khả năng, trình độ để quản lý theo phương thức mới, cần phải được bổ sung thêm nhân lực và có kế hoạch đào tạo cho các đối tượng này về phương thức QLCL tiên tiến theo TCVN ISO 9001:2008.

63

2.2.2.3. Công nhân trong các doanh nghiệp.

Công nhân trong các doanh nghiệp sản xuất NUĐC ở tỉnh Bạc Liêu phần lớn là lao động phổ thông, trình độ văn hóa trung bình từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống và chưa qua trường lớp đào tạo nghề.

Bảng 2.6. Số liệu về công nhân trong các doanh nghiệp

TT Tên doanh nghiệp Số lƣợng Trình độ Tập huấn kiến thức ATTP THPT THCS Tiểu học 01 LỘC LAN 25 06 16 03 13 02 THANH HƯNG 43 10 22 11 11 03 MINH PHÁT 20 5 12 5 06 04 HIỆP LỢI 08 02 04 02 03 05 VĂN MINH 06 01 03 02 02 06 ĐỒNG PHÁT 08 02 04 02 02 07 HƯNG PHÁT 07 02 03 02 02 08 HOÀNG GIA 08 03 03 02 02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả, 2012 )

Qua điều tra cho thấy có 05 doanh nghiệp có số lượng công nhân bình quân từ 05 đến 10 người và có 02 doanh nghiệp có số công nhân từ 20 đến 30 người và 01 doanh nghiệp có số công nhân 45 người. Số công nhân được tập huấn kiến thức hằng năm về an toàn thực phẩm khoảng 20% đến 30%, chỉ có 01 doanh nghiệp đạt gần 50%. Theo một số chủ doanh nghiệp cho biết, do sản phẩm chưa được người tiêu dùng tin cậy như các sản phẩm của các doanh nghiệp ở những thành phố lớn. Vì vậy sản lượng tiêu thụ không nhiều, giá thành sản phẩm thấp, lãi suất không cao nên chế độ tiền lương, thưởng cũng như các phúc lợi xã hội khác chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết nên công nhân làm việc không có tính chất lâu dài, thay đổi liên tục, không ổn định. Điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kinh

64

nghiệm làm việc. Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trước hết phải có biện pháp để ổn định đội ngũ công nhân và có kế hoạch đào tạo về quản lý chất lượng cho đội ngũ công nhân để họ có đủ trình độ và kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn.

2.2.3. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất NUĐC của các doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy có 07 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 01 đến 05 tỷ đồng, chỉ có 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng nhưng dưới 20 tỷ đồng. Hầu hết nguồn vốn này tập trung vào việc xây dựng nhà xưởng, còn vốn đầu tư cho trang thiết bị, dụng cụ chỉ từ 300 triệu đến dưới một tỷ đồng tùy theo doanh nghiệp trang bị hệ thống thiết bị điều khiển bằng tay hay thiết bị tự động một phần, tự động hoàn toàn. Từ nguồn vốn đầu tư cho thấy quy mô của các doanh nghiệp còn ở dạng nhỏ, vì vậy cần phải có giải pháp áp dụng ISO phù hợp với quy mô sản xuất, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 2.7. Số liệu doanh nghiệp cần vay vốn, cần hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008

TT Tên doanh nghiệp Doanh nghiệp cần vay vốn ƣu đãi

Doanh nghiệp cần hỗ trợ kinh phí 01 LỘC LAN X 02 THANH HƯNG X 03 MINH PHÁT X X 04 HIỆP LỢI X 05 VĂN MINH X X 06 ĐỒNG PHÁT X X 07 HƯNG PHÁT X X 08 HOÀNG GIA X X

65

Theo các doanh nghiệp cho biết nếu muốn triển khai áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 cần phải có sự hỗ trợ về vốn bằng nhiều hình thức như hỗ trợ không hoàn lại một phần kinh phí, cho vay với lãi suất ưu đãi... để doanh nghiệp đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực, thuê chuyên gia tư vấn và đầu tư cơ sở vật chất theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Hầu hết các doanh nghiệp cần được hỗ trợ không hoàn lại một phần kinh, và đây cũng là một sự khuyến khích để tạo động lực cho doanh nghiệp triển khai áp dụng ISO. Có 03 doanh nghiệp chưa cần nguồn vốn vay ưu đãi do có đủ khả năng về nguồn vốn để đầu tư khi cần thiết. Phần lớn còn lại các doanh nghiệp đều cần sự hổ trợ về nguồn vốn vay ưu đãi mới đủ khả năng triển khai áp dụng ISO.

Một phần của tài liệu Giải pháp để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2008 cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước uống đóng chai địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm (Trang 63 - 67)