9. Kết cấu luận văn
2.2.1. Quy trình kỹ thuật công nghệ, điều kiện nhà xưởng và hệ thống
thiết bị trong các doanh nghiệp
2.2.1.1. Quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất NUĐC được áp dụng tại các doanh nghiệp Bạc Liêu.
53
a. Sơ đồ quy trình công nghệ
Minh Phát
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất NUĐC 5
5
http://www. vicarewater.com, Công ty vicarewater, Quy trình công nghệ xử lý nước. Ngày cập nhật 20/3/2013.
Nguồn nước giếng
Lọc đa năng Khử màu, mùi Làm mềm, khử khoáng Lọc thẩm thấu ngược RO Bồn chứa Sát khuẩn Lọc tinh xác khuẩn Nước thành phẩm Dán nhãn, sấy màng co Đóng bình, đóng chai Sản phẩm Phòng kín và đèn tia cực tím Rửa tinh Rửa thô Vỏ bình Khử sắt, Mangan TB tạo Ozone TB tạo tia cực tím
54
b. phân tích các công đoạn trong quy trình
+ Nguồn nƣớc.
Tùy theo quy mô sản xuất, doanh nghiệp có thể chọn nguồn nước thích hợp. Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm. Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác.
Để có nguồn nước ngầm không bị nhiểm khuẩn, hàm lượng kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… nằm trong tiêu chuẩn nước ăn uống là rất khó nên trước khi đưa vào sản xuất, bắt buộc phải làm xét nghiệm tổng thể và tùy theo kết quả, có thể phải qua một hoặc nhiều công đoạn xử lý sau:
+ Khử sắt, Mangan.
Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý
+Lọc đa năng.
Thông thường thiết bị này chứa 3 lớp màng nguyên liệu khác nhau, chiều sâu của cả ba lớp khoảng 66cm đến 102cm, lớp trên cùng là than hoạt tính, lớp ở giữa là Calcined Alumim Silicate, lớp cuối cùng là thạch anh. Với đa chức năng như vậy cho phép thiết bị này khử những tạp chất hữu cơ lơ lửng trong nguồn nước - nguyên nhân gây đục và cân bằng độ axit và kiềm (pH) trong giới hạn cho phép.
+ Khử màu, mùi.
Thiết bị chứa than hoạt tính có tác dụng trong việc khử mùi, màu do những hợp chất hữu cơ gây ra và đồng thời khử hầu hết lượng dư chất Clorin (THMs) có trong nguồn nước thủy cục ( nếu cơ sở sử dụng nguồn nước thủy cục để sản xuất ). Than hoạt tính đồng thời có khả năng hấp thu rất cao lượng hóa chất nông
55
nghiệp có trong nguồn nước như: Aldicard, Aldrin, Endrin và những chất tẩy rửa như: Percholoroethylene (PCE), Trichloroethylene (TCE) và Benzen.
+ Làm mềm, khử khoáng.
Nước cứng (Hardness water) là lượng Calcium bicarbonate và magnesium bicarbonate hiện diện trong mẫu nước, cộng hai chất lại với nhau ta có tổng cộng độ cứng được tính bằng mg/l hoặc ppm. Ví dụ Hiệp hội chất lượng nước Hoa Kỳ WQA quy định tiêu chuẩn như sau: nước cứng (Hardness water) từ 180mg/l (ppm) tổng hợp calcium và magnesium trở lên. Nước mềm (soft water) bằng hoặc thấp hơn 170 ppm tổng lượng calcium và magnesium.
Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay được ứng dụng trong việc làm mềm, khử khoáng là sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion có tác dụng lọc những ion dương (Cation): Mg2+
, Ca2+, Fe3+, Fe2+, ... và những ion âm (Anion): Cl-, NO3-, NO2- , ... và tái sinh bằng muối thường ( NaCl ).
Các giai đoạn xử lý trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính tiếp theo.
+ Lọc thẩm thấu ngƣợc RO ( Reverse Osmosis ).
Đây là giai đoạn quan trọng nhất và mang tính năng bắt buộc trong quy trình xử lý NUĐC. Vì tính năng thẩm thấu cho nên nguồn nước được đưa vào màng với áp suất cao trung bình là 150psi cho phép loại bỏ đến 99,9% muối và chất nhiễm rắn, loại bỏ hầu như hoàn toàn vi khuẩn ở 0,0001 microns. Về nguyên tắc nguồn nước khi qua R.O là có thể đạt tiêu chuẩn uống được. Tuy nhiên nguồn nước theo dây chuyền sẽ được dẫn vào bồn chứa trước khi chiết rót vào bình để sử dụng, giai đoạn này dễ phát sinh vi khuẩn do đường ống dẫn và nguồn nước tiếp cận với không khí trước khi vào bồn. Vì vậy trước khi chiết rót vào bình phải qua công đoạn sát khuẩn nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về vi sinh vật của NUĐC.
56
Ozone diệt khuẩn nhanh hơn Clorin 3.100 lần và mạnh hơn 1.000. Ozone không tồn tại ổn định trong nước, nó phân hủy nhanh một nguyên tử oxy khi tiếp xúc với vi khuẩn, sản phẩm phụ còn lại duy nhất của ozone trong nước là oxy nguyên chất.
Đèn cực tím (U.V) tạo ra những dòng điện từ với độ bức xạ là 2.537 amgstroms (Ă) giết chết những bào tử, bào nang của vi khuẩn không thể phát triển thành tế bào. Sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.
+ Lọc xác khuẩn.
Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết, xác của chúng
được kết dính với nhau tạo thành các màng lơ lửng có kích thước trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩm được đưa qua thiết bị siêu lọc 0,2 µm . Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này. Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.
+ Xử lý vỏ bình.
Bình được xúc rửa sơ bộ dưới vòi áp lực rồi đưa vào ngâm trong dung dịch KOH và xúc lại bằng nước tinh khiết, sau đó đưa vào chiết rót.
+ Chiết rót và đóng nắp bình.
Toàn bộ quá trình chiết rót được thực hiện trong phòng kính, có trang bị hệ thống đèn UV để tiệt trùng trong môi trường xung quanh.
+ Dán nhãn, sấy màn co.
Tiếp theo sản phẩm sẽ được kiểm tra, dán nhãn, sấy màn, in hạn sử dụng. Quy trình công nghệ trên đã được áp dụng rộng rãi trên cả nước, các doanh nghiệp sản xuất NUĐC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đều sử dụng quy trình công nghệ này. Nhưng tùy theo chất lượng của nguồn nước sản xuất mà có thể bỏ đi một vài công đoạn như công đoạn khử sắt, mangan nếu như sử dụng nguồn nước thủy cục của công ty cấp nước đã được xử lý sơ bộ hoặc sử dụng nguồn nước ngầm có hàm lượng sắt và mangan thấp. Ngoài ra tùy theo khả năng kinh tế và
57
nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà trang bị dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn, bán tự động hoặc sử dụng thủ công bằng tay ở một số công đoạn như xúc rửa bình, chiết rót, đóng nắp, dán nhãn, sấy màn co thay cho thiết bị tự động.
2.2.1.2.Thực trạng điều kiện nhà xưởng trong các doanh nghiệp
Bảng 2.2. Kết quả điều tra điều kiện nhà xƣởng của các doanh nghiệp Điều kiện nhà xƣởng Số doanh
nghiệp điều tra
Số doanh nghiệp đạt
Số doanh nghiệp không đạt
Địa điểm, môi trường 08 08 01
Diện tích xây dựng 08 04 04 Thiết kế một chiều 08 05 03 Kết cấu 08 08 0 Khu vực chiết rót 08 08 0 Hệ thống thông gió 08 08 0 Hệ thống chiếu sáng 08 0 08 Hệ thống cung cấp nước 08 08 0 Hệ thống xử lý chất thải 08 05 03 Nhà vệ sinh 08 08 0
Khu vực thay đồ bảo hộ 08 02 06
( Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả, 2012 )
Qua điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất NUĐC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chưa đảm bảo được đầy đủ các điều kiện quy định về nhà xưởng cho sản xuất theo thông tư số 15/2012/TT – BYT và thông tư số 16/2012/TT - BYT, cụ thể là:
- Đối với địa điểm xây dựng nhà xưởng: Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng nhà xưởng không gần nơi ô nhiễm như khói bụi, nơi chứa rác thải, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác, đảm bảo tốt các quy định về địa điểm, môi trường. Tuy nhiên cũng còn 01 cơ sở do diện tích nhà xưởng nhỏ nên khu
58
vực xúc rửa bình còn gần với lộ xe mà không được che kín nên khói bụi có thể làm ô nhiễm vỏ bình.
- Diện tích nhà xưởng: Chỉ có 04/08 doanh nghiệp có diện tích nhà xưởng, các khu vực sản xuất phù hợp với năng suất sản xuất. Số doanh nghiệp còn lại có diện tích nhà xưởng không phù hợp. Nguyên nhân là do khi xây dựng nhà xưởng doanh nghiệp chỉ thiết kế phù hợp với năng suất sản xuất, sản lượng tiêu thụ hiện tại, nên sau thời gian sản lượng tiêu thụ tăng lên thì diện tích các khu vực không còn phù hợp. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn còn diện tích để có thể mở rộng khu vực sản xuất cho phù hợp với yêu cầu điều kiện theo quy định.
- Thiết kế một chiều: Có 03/08 doanh nghiệp thiết kế, bố trí quy trình một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Số doanh nghiệp còn lại do khi thiết kế nhà xưởng không nắm rõ nguyên tắc một chiều hoặc diện tích nhà xưởng nhỏ nên chưa thể bố trí phù hợp với yêu cầu.
- Kết cấu nhà xưởng: Tất cả các doanh nghiệp đều xây dựng nhà xưởng bằng tường bê tông vững chắc, khu vực bên trong thiết kế các phòng bằng tường ốp gạch men hoặc khung nhôm gắn kính đảm bảo dễ vệ sinh.
- Khu vực chiết rót: Đây là khu vực quan trọng trong quy trình sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều thiết kế đạt yêu cầu, xây kín, có trang bị đèn tiệt khuẩn không khí và tách biệt với các khu vực khác.
- Hệ thống thông gió: Do sản phẩm NUĐC là nước không mùi, quá trình sản xuất không tạo ra khí độc hoặc sinh nhiệt làm tăng nhiệt độ khu vực sản xuất nên không cần thiết phải thiết kế hệ thống thông gió như các phân xưởng sản xuất sản phẩm khác. Chỉ có khu vực chiết rót xây kín nên cần phải có quạt thông gió hoặc máy điều hoà nhiệt độ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có trang bị quạt thông gió hoặc máy điều hoà nhiệt độ trong khu vực chiết rót, đảm bảo thông thoáng và mát mẽ.
- Hệ thống chiếu sáng: Tất cả doanh nghiệp đều trang bị hệ thống đèn chiếu sáng đủ độ sáng cho sản xuất. Tuy nhiên các hệ thống đèn chiếu sáng còn chưa
59
có các chụp bảo vệ theo quy định để tránh đèn bị vỡ rơi vào sản phẩm hoặc rơi vào công nhân đang làm việc. Vì vậy hệ thống chiếu sáng vẫn chưa đạt yêu cầu theo quy định.
- Hệ thống cung cấp nước: Đa số các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn nước giếng khoan riêng để sản xuất ( có 02 doanh nghiệp sử dụng nguồn nước thủy cục của công ty cấp nước). Các nguồn nước sử dụng để sản xuất NUĐC đều được kiểm nghiệm đạt quy chuẩn nước ăn uống trước khi đưa vào sản xuất và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định.
- Hệ thống xử lý chất thải: Chất thải và rác thải của các doanh nghiệp sản xuất NUĐC thông thường là các loại màng bao bên ngoài vỏ bình và nhãn cũ trên vỏ bình được thải ra trong quá trình xúc rửa vỏ bình. Các loại rác thải này được thu gom vào sọt rác và được đem đi xử lý mỗi ngày. Loại chất thải thứ hai là nước thải ra từ việc xúc rửa bình, nước rửa các dụng cụ khác cùng với một lượng lớn nước thải ra từ hệ thống lọc RO. Theo quy định thì các cơ sở hay doanh nghiệp nhỏ sản xuất NUĐC phải có hồ lắng xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường và phải có giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng qua điều tra cũng còn 03 doanh nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải và chưa có chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
- Nhà vệ sinh: Các doanh nghiệp đều có đủ số lượng nhà vệ sinh cho nhân viên và bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất theo quy định. Tuy nhiên các khu vực nhà vệ sinh vẫn chưa có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh”, cần phải trang bị thêm.
- Khu vực thay đồ bảo hộ lao động: Hầu hết các doanh nghiệp chưa bố trí khu vực cho nhân viên thay đồ bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc. Chỉ có 02 doanh nghiệp có bố trí phòng thay đồ bảo hộ cho nhân viên.
2.2.1.3. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ
Các trang thiết bị dùng để sản xuất NUĐC cơ bản bao gồm: Thiết bị, dụng cụ xúc rửa bình( như máy rửa bình, vòi xịt áp lực, bồn ngâm bình...), thiết bị lọc,
60
xử lý, tiệt trùng nước ( như hệ thống lọc RO, máy sục khử trùng ozone, đèn cực tím...) và công đoạn chiết rót, đóng chai, đóng bình, dán nhãn sấy màng co thành phẩm ( Máy chiết rót, đóng nắp tự động, bàn chiết rót, mát sấy màng co, băng tải...). Tùy theo quy mô sản xuất, điều kiện kính tế của doanh nghiệp mà trang bị các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng điều khiển bằng tay hay sử dụng máy tự động nhưng phải đầy đủ và phù hợp với các công đoạn sản xuất.
Bảng 2.3. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ của các doanh nghiệp
TT Tên doanh nghiệp
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ phù hợp Trang thiết bị chƣa đủ hoặc chƣa phù hợp Có dây chuyền sản xuất tự động 01 LỘC LAN X X 02 THANH HƯNG X X 03 MINH PHÁT X 04 HIỆP LỢI X 05 VĂN MINH X 06 ĐỒNG PHÁT X 07 HƯNG PHÁT X X 08 HOÀNG GIA X
( Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả, 2012 )
Qua điều tra điều kiện trang thiết bị, dụng cụ trong các doanh nghiệp cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều chưa có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với các công đoạn sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các dụng cụ sử dụng bằng tay ở hai công đoạn xúc rửa và chiết rót, chỉ có 02 doanh nghiệp có hệ thống chiết rót chai nhỏ tự động và 01 doanh nghiệp có hệ thống chiết rót bình 21 lít tự động. Tuy nhiên tất cả các doanh nghiệp đều có hệ thống lọc RO, thiết bị tạo ozone và đèn cực tím. Đây là những trang thiết bị chính và cơ bản nhất phải có trong quy trình sản xuất NUĐC dùng để lọc các các tạp chất vật lý, hoá học và sát khuẩn môi trường và nguồn nước. Do đa số các doanh nghiệp còn
61
sử dụng các thiết bị dụng cụ điều khiển bằng tay, chưa có hệ thống dây chuyền sản xuất tự động khép kín nên còn nhiều mối nguy làm ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy khi áp dụng hệ thống QLCL cần phải có kế hoạch kiểm soát chất lượng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định của hệ thống QLCL.