Các bƣớc áp dụng TCVN ISO 9001:2008

Một phần của tài liệu Giải pháp để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2008 cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước uống đóng chai địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm (Trang 48 - 54)

9. Kết cấu luận văn

1.4.Các bƣớc áp dụng TCVN ISO 9001:2008

Để áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 cho một doanh nghiệp cần phải trải qua 8 bước như sau:

- Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.

- Bước 2: Lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9001:2008. Nên có một Ban chỉ đạo ISO 9001:2008 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng TCVN ISO 9001:2008. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.

- Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêu cầu trong TCVN ISO 9001:2008, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện.

- Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008. Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với TCVN ISO 9001:2008. Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn như:

+ Xây dựng sổ tay chất lượng.

+ Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan. + Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết. - Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008

47

Doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

+ Phổ biến cho tất cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức về ISO 9001:2008.

+ Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra.

+ Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả.

- Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của doanh nghiệp có phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính doanh nghiệp thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.

- Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được doanh nghiệp lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của doanh nghiệp.

- Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng. Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của doanh nghiệp.4

4http://tuvanquanly.net.vn/index.php?mod=dich-vu&act=chitiet-dichvu&id_cat=6&id_sub=6, Công ty TNHH TMDV LACO, Lợi ích khi áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế,. Ngày cập nhật 15/6/2013.

48

* Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã khái quát được cơ sở lý luận về những nội dung có liên quan đến QLCL và hệ thống QLCL theo tiêu chuần TCVN ISO 9001:2008. Đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa việc áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 với việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Những vấn đề này là cơ sở cho việc xác định những hạn chế trong thực trạng QLCL của các doanh nghiệp nhỏ sản xuất NUĐC tỉnh Bạc Liêu, để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống QLCL TCVN 9001:2008 một cách thiết thực, hiệu quả, đặc biệt là nâng cao chất lượng NUĐC của doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh Bạc Liêu.

49

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC QLCL SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ SẢN XUẤT NUĐC ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU. 2.1. Tổng quan tình hình sản xuất NUĐC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ thuộc vùng đồng bằng Nam bộ được tái lập từ năm 1997. Kinh tế của Bạc Liêu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bạc Liêu đã quy hoạch 06 khu công nghiệp và 07 cụm công nghiệp có quy mô diện tích từ 50ha đến 200ha nằm rải rác ở các Huyện, Thành phố trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên cho đến nay chỉ mới có khu công nghiệp Trà Kha nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu được hình thành và đi vào hoạt động và chỉ có 04 nhà máy đang hoạt động trong khu công nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu sản xuất nước giải khát bia sài gòn. Ngoài ra không có nhà máy sản xuất nước giải khát hay NUĐC có quy mô lớn trong các khu công nghiệp của tỉnh mà hầu hết các cơ sở sản xuất NUĐC nằm rải rác trong khu dân cư sinh sống và ở ven ngoại thành từ thành thị đến nông thôn trên khắp địa bàn Huyện, thành phố của tỉnh Bạc Liêu.

Sản phẩm NUĐC là sản phẩm được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác ” [ 5; mục 1.3.1]. Đối với sản phẩm NUĐC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được sản xuất từ nguồn nước ngầm hoặc nước thủy cục qua hệ thống lọc, khử trùng còn lại một số khoán chất tự nhiên nằm trong giới hạn cho phép rồi cho vào đóng chai, đóng bình mà không bổ sung thêm các hóa chất nào khác.

Theo số liệu thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bạc Liêu, hiện tại toàn tỉnh Bạc Liêu có 41 cơ sở sản xuất NUĐC ( có 08 doanh nghiệp và 33 hộ cá thể ). Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, trong số 08 doanh nghiệp có 03 doanh nghiệp có thể được xem là doanh nghiệp nhỏ vì có số lượng nhân viên trên 10 người và có vốn đầu tư cho

50

sản xuất NUĐC từ 5 đến 10 tỷ đồng ( doanh nghiệp Lộc Lan, doanh nghiệp Thanh Hưng, doanh nghiệp Minh Phát). Có thể nói 03 doanh nghiệp này cung cấp trên 50% thị phần NUĐC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và đây là những doanh nghiệp chuyên sản xuất NUĐC được thành lập đầu tiên của tỉnh (từ năm 2006) có hướng đầu tư phát triển lâu dài. Số lượng doanh nghiệp được xem là siêu nhỏ ( số lượng lao động dưới 10 người ) có 05 doanh nghiệp, đây là những doanh nghiệp thành lập chủ yếu để sản xuất NUĐC hoặc để kinh doanh các lĩnh vực như xây dựng, kinh doanh xăng dầu, sản xuất nước đá… và sản xuất NUĐC chỉ là ngành nghề được bổ sung sau khi thành lập doanh nghiệp ( doanh nghiệp Hiệp Lợi, Văn Minh, Đồng phát, Hưng Phát, Hoàng Gia ). Các doanh nghiệp siêu nhỏ này có sản lượng NUĐC tiêu thụ không nhiều, có quy mô cơ sở dùng để sản xuất NUĐC không bằng 03 doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên các doanh nghiệp siêu nhỏ này cũng có thể mở rộng và phát triển lâu dài bởi vì họ có điều kiện về mặt bằng cơ sở cũng như có nguồn vốn để đầu tư khi cần thiết. Còn lại 33 cơ sở sản xuất NUĐC là các hộ kinh doanh cá thể mang tính chất quy mô gia đình, cơ sở chỉ có từ 2 tới 3 thành viên trong gia đình vừa tham gia sản xuất vừa tự mang đi tiêu thụ. Do sản lượng tiêu thụ ít nên đôi khi không sản xuất liên tục mà chỉ sản xuất trong ngày rồi tiêu thụ khi nào hết mới tiếp tục sản xuất nữa. Các hộ sản xuất cá thể chỉ mang tính chất tạm thời, không có hướng và cũng không có nguồn vốn để đầu tư phát triển lâu dài.

Đề tài của luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và QLCL NUĐC của 8 doanh nghiệp nhỏ được kể tên trên.

51

Bảng 2.1. Thông tin về các doanh nghiệp nhỏ sản xuất NUĐC tỉnh Bạc Liêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bạc Liêu, 2012)

TT Tên doanh nghiệp

Họ và tên chủ

doanh nghiệp Địa chỉ Thƣơng

hiệu

Năm thành lập

01 LỘC LAN Mã Phước Lập 315-317 Trần Huỳnh

phường 1,TP.Bạc Liêu A&E 2006

02 THANH

HƯNG Trần Tuấn Ban

152A/1 Cao Văn Lầu, phường Nhà Mát, TP.

Bạc Liêu.

Thank’S 2006

03 MINH

PHÁT Ngô Thiếu Khoa

C18 Bà triệu, phường

3, TP. Bạc Liêu. BaLi 2006

04 HIỆP LỢI Lưu Hán Xía

Khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát,

TP. Bạc Liêu

H&L 2008

05 VĂN

MINH Đường Văn Chúa

131 Hoàng Diệu, phường 1, TP. Bạc

Liêu

LyLy 2008

06 ĐỒNG

PHÁT Lai Văn Diên Ấp 1, Thị trấn Hộ

phòng, Huyện Giá Rai Adaqua 2010

07 HƯNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÁT Phan Nhật Văn

Ấp Phước Thành, Xã Phước Long, Huyện Phước Long

Aqua Fresh Water 2011 08 HOÀNG GIA Dương Đức Thọ 355 Ấp A1, Thị trấn Hòa Bình, Huyên Hòa Bình Aqualisa 2012

52

Một phần của tài liệu Giải pháp để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2008 cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước uống đóng chai địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm (Trang 48 - 54)