Quan hệ giữa việc áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2008 cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước uống đóng chai địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm (Trang 45 - 48)

9. Kết cấu luận văn

1.3.Quan hệ giữa việc áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 vớ

nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Thực chất của ISO là vấn đề tiêu chuẩn hóa. Khi nói đến ISO với tư cách là một tổ chức thì đây là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khi nói đến ISO với tư cách là một công cụ quản lý thì đây là một công cụ hay bộ tiêu chuẩn về một lĩnh vực nào đó. Việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và áp dụng rộng rãi – tiêu chuẩn hóa, có mục đích là nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý. Do đó, bản thân ISO không phải là chất lượng mà là tiêu chuẩn hóa, nhưng mục tiêu của tiêu chuẩn hóa là nhằm đến chất lượng. Không có mục tiêu chất lượng thì tiêu chuẩn hóa không có ý nghĩa và quá trình tiêu chuẩn hóa mất đi động cơ. Vì vậy, trong thực tế người ta đều cho rằng ISO là hệ thống kiểm soát chất lượng và bàn đến ISO, thực hiện ISO là bàn đến chất lượng và QLCL.

Mục đích của áp dụng hệ thống QLCL TCVN 9001:2008 là có thể giúp các doanh nghiệp nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm có những đặc tính thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của họ. Nhu cầu và mong đợi này được thể hiện ở các quy định cho sản phẩm và được gọi chung là các yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng có thể được quy định dưới

44

dạng hợp đồng hoặc do chính doanh nghiệp xác định. Trong mọi trường hợp, khách hàng đều là người quyết định cuối cùng về việc chấp nhận sản phẩm. Do nhu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi, do áp lực cạnh tranh và tiến bộ kỹ thuật nên các doanh nghiệp cũng phải liên tục cải tiến sản phẩm và các quá trình của họ.

Phương pháp QLCL dựa trên quá trình (hình 1.6) trong TCVN ISO 9001:2008 khuyến khích các doanh nghiệp phân tích các yêu cầu của khách hàng, xác định được các quá trình giúp cho sản phẩm được khách hàng chấp nhận và giữ các quá trình này trong tầm kiểm soát. Hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 có thể cung cấp cơ sở cho việc cải tiến không ngừng nhằm tăng khả năng thỏa mãn khách hàng và các bên có liên quan khác. Nó tạo ra sự tin tưởng cho tổ chức và khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm luôn đáp ứng các yêu cầu. Một doanh nghiệp áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào hệ thống QLCL thì các hoạt động sẽ được định hướng theo một quá trình và được quản lý một cách có hệ thống, có kế hoạch, tuân thủ các nguyên tắc QLCL. Bắng cách tiếp cận theo hệ thống, các hoạt động quản lý sẽ được tiến hành chặt chẽ bắt đầu từ việc xác định, phân tích nhu cầu và mong đợi của khách hàng để thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp cho phù hợp. Kế đến là khâu quản lý các nguồn lực như đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện môi trường làm việc thích hợp, tuyển dụng, đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết và sau cùng là những hoạt động tạo ra sản phẩm như hoạch định, thiết kế, kiểm soát, đo lường, phân tích, phát triển sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các hoạt động đó luôn theo một quá trình liên tục và có hệ thống. Do đó sản phẩm làm ra sẽ có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra việc cải tiến liên tục hệ thống QLCL sẽ góp phần gia tăng giá trị, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.

45

Hình 1.6. Hệ thống QLCL dựa trên quá trình [2; tr.5]

Theo triết lý cơ bản của ISO 9000 thì chất lượng quản lý của hệ thống và chất lượng của sản phẩm có mối quan hệ nhân quả. Chỉ có thể sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng tốt, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống quản lý được tổ chức có hiệu lực và có hiệu quả. Doanh nghiệp phải xây dựng và đánh giá chất lượng quản lý điều hành của hệ thống quản lý ở tất cả các khâu, các bộ phận, trong mọi hoạt động để đảm bảo sản phẩm tạo ra có chất lượng như mong muốn.

Qua phân tích bản chất, mục đích áp dụng, phương pháp quản lý theo quá trình và triết lý của ISO 9000 cho thấy rằng việc áp dụng hệ thống QLCL TCVN ISO 9001:2008 trong các doanh nghiệp đạt hiệu quả sẽ kiểm soát và cải tiến được chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của khách hàng.

Cải tiến liên tục hệ thống Quản lý chất lượng Khách hàng Khách hàng Sự thỏa mãn Tạo sản Phẩm

Quản lý nguồn lực Đo lường, phân tích Và cải tiến

Trách nhiệm của

Lãnh đạo

Sản phẩm

Yêu cầu

Chú giải

Hoạt động gia tăng giá trị Dòng thông tin

46

Một phần của tài liệu Giải pháp để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2008 cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước uống đóng chai địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm (Trang 45 - 48)