Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên là 198,2 km2, gồm 35 xã và 01 thị trấn với 368 thôn, phố.

Huyện Quảng Xương nằm ở phía đông – đông nam của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc và tây – tây bắc giáp với thành phố Thanh Hóa, phía đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn, phía tây nam giáp huyện Nông Cống, phía nam giáp huyện Tĩnh Gia, toàn bộ phía đông và đông nam giáp với Biển Đông.

Là một huyện đồng bằng ven biển với những cánh đồng màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa của 3 con sông lớn: Sông Mã ở phía bắc là ranh giới tự nhiên với huyện Hoằng Hóa; sông Yên ngăn cách với huyện Tĩnh Gia ở phía nam và sông Lý chảy qua vùng trung tâm huyện, phía tây nam huyện và ven biển phía đông bắc và đông nam đều có núi đất thấp bao bọc, tạo ra phong cảnh tự nhiên hữu tình. Quảng Xương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển kinh tế biển, nhưng cũng thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão hàng năm đổ vào từ Biển Đông,...

Huyện Quảng Xương có 227.971 nhân khẩu (tính đến tháng 7/2012). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,1%. Tôn giáo trên địa bàn huyện gồm Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 33%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,5%; dịch vụ chiếm 35,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,5 triệu đồng/năm. Đẩy mạnh khai thác gắn với chế biến hải sản, đảm bảo ổn định diện tích, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản mặn, lợ và nuôi nước

ngọt. Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, cá Vược, cá Diêu Hồng tại Quảng Trung, Quảng Thạch, Quảng Chính, Quảng Trường bước đầu thu được kết quả tốt. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 20,5 nghìn tấn. Hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 498,14 tỷ đồng. Các nghề tiểu thủ công nghiệp như: Mây tre đan, dệt chiếu cói, gò hàn cơ khí, mộc dân dụng ... tiếp tục có bước phát triển tốt đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ duy trì ở mức khá; giá trị sản xuất đạt 862,92 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 10,5 triệu USD.

Về giải quyết việc làm và an sinh xã hội năm 2013: Giải quyết việc làm cho 4.765 lao động, trong đó lao động xuất khẩu nước ngoài là 215 lao động; đã tổ chức 35 lớp đào tạo nghề cho 1.200 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39%. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng; đã giải quyết cứu trợ 59,8 tấn gạo cho các đối tượng gặp nhiều khó khăn về đời sống trong toàn huyện; tổ chức tặng gần 19 nghìn suất quà trị giá 4,4 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 12,47%.

Nhân dân Quảng Xương có truyền thống cần cù, hiếu học. Chất lượng GD trong những năm qua được củng cố và từng bước nâng cao, đã tạo được niềm tin của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w