Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và QL hoạt động dạy học của các trường THPT huyện Quảng Xương và căn cứ cơ sở lý luận của đề tài đã cho thấy hiệu trưởng các nhà trường đã nhận thức được hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trường. QL tốt hoạt động này sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Từ nhận thức đó, các nhà trường đã xây dựng một hệ thống giải pháp QL cụ thể và tập trung chỉ đạo thành công một số khâu của từng nội dung quản lý.

Với mỗi nội dung QL hoạt động dạy học, các nhà trường đều chú ý xây dựng được một số giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo, với mỗi nội dung QL có những giải pháp thực hiện tương đối tốt, còn có những giải pháp thực hiện chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Chúng tôi thấy chất lượng dạy học và QL nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường có những ưu điểm và tồn tại sau đây:

- Ưu điểm:

Đội ngũ CBQL và công tác quản lý: Số lượng CBQL đủ theo quy định, có 10/21 (bằng 47,6%) là thạc sỹ, 2 người đang học cao học. Công tác QL thực hiện theo kế hoạch đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính đổi mới và sáng tạo. Phong cách QL dân chủ và toàn diện, huy động được mọi nguồn lực, phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết nhất trí, có trách nhiệm cao, có ý thức vươn lên. Nhiều GV có chí hướng học tập trên chuẩn. Hầu hết các bộ môn đều có cốt cán là những GV giỏi cấp tỉnh, những GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và GD.

Chất lượng GD ổn định và có sự tiến bộ ở một số mặt. Công tác bồi dưỡng GV, xây dựng CSVC, thiết bị dạy học đã được các nhà trường quan tâm, bước đầu

đã đạt được kết quả nhất định. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, khang trang, CSVC nhà trường tương đối đầy đủ để đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học và GD.

- Tồn tại, hạn chế:

Một bộ phận đội ngũ GV chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD đào tạo của địa phương, của đất nước; đội ngũ GV có trình độ chuyên môn chưa đồng đều giữa các trường, GV có chuyên môn giỏi thực sự chưa nhiều, tính kế thừa về chuyên môn giữa các thế hệ GV chưa cao; phần nhiều GV còn ngại học thêm để nâng cao trình độ, ngại tự học, tự bồi dưỡng, chưa tích cực đổi mới PPDH, chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học.

Việc kiểm tra đánh giá HS có lúc còn chưa đi sát đối tượng, chưa thực hiện triệt để việc kiểm tra, đánh giá thực chất.

Việc áp dụng các giải pháp QL chưa đồng bộ, phần lớn tổ trưởng chuyên môn chưa được qua đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Một bộ phận GV chưa yên tâm công tác, chưa yêu nghề và tâm huyết với nghề.

- Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Do nhận thức của một bộ phận đội ngũ GV về vị trí, vai trò của mình trong giai đoạn mới chưa cao, nên chưa có sự thay đổi về chất; chất lượng GV không đồng đều. Thu nhập của GV thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc toàn tâm, toàn ý cho công việc và cho việc học nâng cao trình độ.

Một bộ phận CBQL thiếu năng động nên trong việc điều hành có khi còn lúng túng thiếu khoa học, hiệu quả QL thấp, chưa thu hút hết sức mạnh tổng hợp để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.

Việc tự học, tự bồi dưỡng của GV không được thường xuyên. Một số GV có tuổi năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cố gắng vươn lên tự học, nhiều GV trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Công tác QLCL dạy học và hoạt động dạy học còn có mặt hạn chế như: Quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH, QL hoạt động học tập của HS, ...

Công tác QL và tăng cường công tác xã hội hoá GD đã được tăng cường nhưng chưa vững chắc, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em, chủ yếu “khoán trắng” cho nhà trường, cho thầy cô giáo.

CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng dạy học còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của GD.

Kết luận chương 2

Qua kết quả khảo sát điều tra và tìm hiểu thực tế đã phản ánh thực trạng chất lượng dạy học và công tác QLCL dạy học ở các trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Đánh giá đúng thành công, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân các điểm yếu, các hạn chế của những vấn đề trên là cơ sở vững chắc để tác giả đề xuất những giải pháp QL của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đây là những vấn đề mà chúng tôi sẽ đề xuất trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HOÁ 3.1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp

Xuất phát từ việc khảo sát thực trạng dạy học và công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn chúng tôi nhận thấy việc đề xuất: “Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh

Thanh Hoá” phải đảm bảo các nguyên tắc: Tính mục tiêu, tính khả thi, tính thực

tiễn, tính hiệu quả.

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Tất cả các giải pháp phải hướng vào mục tiêu GD phổ thông là: Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào QLCL dạy học ở trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Các giải pháp phải được thăm dò khảo sát một cách có căn cứ khách quan và được sự tư vấn có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh ngày càng hoàn thiện.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm GD của Đảng và nhà nước, các định hướng chiến lược phát triển GD. Các giải pháp phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh

Thanh Hóa. Các giải pháp đề xuất phải giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại đã chỉ rõ trong phần thực trạng.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Đề xuất các giải pháp QLCL dạy học của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Quảng Xương phải đạt hiệu quả cao trong quá trình QL nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo chương trình đổi mới GD THPT.

3.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

3.2.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường

* Mục tiêu của giải pháp

Để đạt được hiệu quả nâng cao chất lượng GD trong một nhà trường thì người hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi người hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược để có hướng đi đúng và hiệu quả.

Xây dựng và triển khai KHCL tốt có thể giúp nhà trường thích nghi một cách sáng tạo, hiệu quả trước sự thay đổi để đạt được mục đích.

* Nội dung của giải pháp

- KHCL là chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch triển khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản, toàn diện và lâu dài của nhà trường. Xây dựng KHCL là việc xác định một cách khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng điểm để phát triển nhà trường và các hoạt động cần tiến hành để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó.

* Tổ chức thực hiện

- Xây dựng KHCL là một công việc QL và cần được làm một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Nó xác định cách tiếp cận và đạt tới mục tiêu giúp các nhà QL có chiến lược hiệu quả nhất trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý nhất và tạo ra nguồn lực để đáp ứng trong tương lai.

- Quy trình xây dựng kế hoạch được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, quy trình này đưa ra các câu hỏi giúp những người xây dựng kế hoạch kiểm tra các giả định, thu thập và kết hợp thông tin về hiện tại và dự đoán môi trường tương lai.

Quy trình này bao gồm các hoạt động và quyết định nền tảng nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của kế hoạch. Muốn xây dựng KHCL có kết quả tốt và thành công cần trả tốt bốn câu hỏi sau: Hiện tại chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đi tới đâu trong tương lai? Chúng ta sẽ đi tới đó bằng cách nào? Làm thế nào để đo được quá trình thực hiện?

Hiệu trưởng có thể thực hiện theo quy trình xây dựng KHCL gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Thành lập Ban xây dựng KHCL

Để xây dựng KHCL, nhà trường cần thành lập Ban (hoặc tổ) xây dựng KHCL, chức năng chính của Ban này là lập kế hoạch, điều phối các hoạt động liên quan, tổ chức các hội thảo, chủ trì soạn thảo văn bản kế hoạch…

+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng KHCL: Thành viên Hội đồng trường,

hiệu trưởng, một số chuyên gia (nếu có). Nhiệm vụ của Ban này là chỉ đạo, tư vấn và giám sát quy trình lập kế hoạch (VD: xác định quy trình, phân bổ ngân sách, phân phối nhân sự, công tác kế hoạch, chương trình nghị sự, trình KHCL lên cấp trên).

+ Ban xây dựng KHCL: Bao gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, tổ

trưởng các tổ chuyên môn, đại diện đội ngũ GV, đại diện các tổ chức quần chúng, đại diện liên đới. Nhiệm vụ của Ban này là thực hiện các nhiêm vụ trong kế hoạch (phát triển các giá trị cốt lõi và triết lý GD, xác định tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh, thu thập và xem lại cơ sở dữ liệu trực tuyến, đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài, kết nối các điểm mạnh và điểm yếu với các cơ hội và thách thức, phân tích đánh giá các bên liên đới, xác định các vấn đề quan trọng, mục tiêu chiến lược…)

+ Nhóm đối chứng: Bao gồm phụ huynh, HS, nhân viên, các nhóm liên quan

khác sẽ được hỏi ý kiến khi cần thiết để cung cấp phản hồi về chỉ đạo và kết quả thực hiện nhiệm vụ của trường.

Bước 2: Xác định lộ trình xây dựng KHCL

Để việc lập KHCL được thuận lợi, Ban chỉ đạo phải xác định lộ trình xây dựng KHCL bằng việc xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng KHCL. Kế

hoạch này thể hiện lôgic các bước xây dựng KHCL. Bản kế hoạch này cần xác định thời gian và nguồn tài chính cần thiết để hoàn thành KHCL. Kế hoạch có thể chia thành các giai đoạn cụ thể, mỗi giai đoạn gồm thông tin về hoạt động sẽ triển khai, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban xây dựng KHCL, quá trình, kết quả và thời gian thực hiện.

Bước 3: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài

Phân tích môi trường là một trong nhiều phương pháp được dùng để phân tích hiện trạng của một tổ chức. Trong xây dựng KHCL, phân tích môi trường được sử dụng để kết hợp các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ một tổ chức với các yếu tố bên ngoài là cơ hội và các nguy cơ nhằm đề ra các chiến lược tương ứng.

Phân tích môi trường giúp các nhà QL am hiểu hơn về những nhân tố có tầm quan trọng thực sự và tiềm tàng đối với hoạt động của nhà trường. Những nhân tố đó được coi là những vấn đề chiến lược của nhà trường. Những vấn đề chiến lược này tồn tại bên trong hoặc bên ngoài nhà trường và có thể ảnh hưởng lâu dài đối với khả năng của nhà trường trong việc đạt được các mục tiêu trong môi trường cạnh tranh.

Bước 4: Xây dựng định hướng chiến lược, mục tiêu và giải pháp

+ Phát biểu tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường + Phát biểu sứ mệnh của nhà trường

+ Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường + Xác định các vấn đề chiến lược

+ Xác định mục tiêu của nhà trường + Xác định các giải pháp chiến lược

Bước 5: Viết hoàn thiện văn bản KHCL

Để văn bản KHCL hoàn thành tốt, Ban xây dựng KHCL cần soạn bản dự thảo với sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn nếu cần thiết. Ban xây dựng KHCL tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các đối tác thích hợp, trong đó lực lượng quan trọng là các thành viên trong nhà trường. Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp, Ban soạn thảo hoàn thành bản dự thảo lần cuối trình lên Ban lãnh đạo phê duyệt.

3.2.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học dạy học

* Mục tiêu của giải pháp.

Việc QL thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học ở trường phổ thông nói riêng, trong các nhà trường nói chung hiện nay là việc làm cần phải được tiến hành thường xuyên, nhằm đặt được các mục tiêu sau đây:

+ Duy trì kỷ cương, nề nếp trong dạy học; yêu cầu GV thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình, kế hoạch.

+ Nâng cao ý thức thực hiện quy chế chuyên môn của GV trong nhà trường để họ luôn biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

+ Ngăn chặn được những biểu hiện cắt xén, dồn ép hay giãn chương trình giảng dạy, giảng dạy tùy tiện, không theo kế hoạch.

+ Giúp hiệu trưởng nắm bắt được tiến độ thực hiện chương trình dạy học và GD của các tổ chuyên môn, từng lớp cụ thể theo kế hoạch đã định. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời để giảng dạy đúng, đủ chương trình theo quy định.

* Nội dung của giải pháp.

- QL thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học đúng và đủ. Chương trình dạy học là pháp lệnh Nhà nước, do Bộ GD&ĐT ban hành. Thực hiện kế hoạch dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo chung. Để thực hiện đúng tiến độ của phân phối chương trình ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu yêu cầu GV nghiên cứu nội dung chương trình, SGK từ đó lên kế hoạch giảng dạy cho bản thân mình.

- Kế hoạch giảng dạy của GV là cụ thể hoá nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình. Kế hoạch phải thể hiện nội dung, phương pháp, thời lượng của từng bài, từng phần giảng. Kế hoạch phải có tính hệ thống, đủ, đúng chương trình, phù hợp với đối tượng, đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra. QL việc soạn bài và chất lượng giờ lên lớp.

* Tổ chức thực hiện

- Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững mục tiêu dạy học, phân phối chương trình, kế hoạch dạy học.

- Tăng cường QL việc lập kế hoạch dạy học và duyệt kế hoạch: Thực hiện kế hoạch dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu chung. Để thực hiện đúng tiến độ của phân phối chương trình, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng yêu cầu GV nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, SGK, từ đó lập kế hoạch dạy học cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w