8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT, người hiệu trưởng cần thực hiện đầy đủ, hài hòa, đồng bộ các giải pháp, cụ thể là:
Giải pháp 1: Xây dựng KHCL phát triển nhà trường.
Giải pháp 2: QL việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học.
Giải pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng, QL đội ngũ CB-GV.
Giải pháp 4: QL hoạt động học tập, rèn luyện của HS, xây dựng đội ngũ tự quản.
Giải pháp 5: Tăng cường quản lý CSVC và thiết bị dạy học.
Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá GD, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài chính.
Giải pháp 7: Phối hợp chặt chẽ giữa GD nhà trường, gia đình và xã hội. Giải pháp 8: QL đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Giải pháp 9: Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường.
Việc phân chia các giải pháp trên có ý nghĩa một cách tương đối, vì các giải pháp có mối liên hệ hữu cơ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nội dung của giải pháp này có thể là mục tiêu của giải pháp kia và ngược lại. Có thể nói, giải pháp nào cũng quan trọng, cần thiết cho công tác QLCL dạy học ở các trường THPT.
Hiệu trưởng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không coi nhẹ một giải pháp nào. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm đội ngũ nhân sự, HS và chiến lược phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn, mà hiệu trưởng quyết định cách thức và mức độ ưu tiên thực hiện từng giải pháp như thế nào. Vì hiệu quả của các giải pháp không chỉ phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của người hiệu trưởng nhà trường.