Thực trạng về công tác xây dựng, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 76)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2.Thực trạng về công tác xây dựng, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ

được triển khai đầy đủ. Bên cạnh đó vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu và đồng bộ để thực hiện được một số vấn đề như kế hoạch phụ đạo HS yếu kém, giáo dục HS chậm tiến. Việc kiểm tra, đánh giá công tác lập kế hoạch của các tổ chuyên môn và của GV chưa cụ thể, một số CBQL khi duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn và của GV không ghi nhận xét đánh giá hoặc không phát hiện ra những bản kế hoạch chưa đạt yêu cầu, công tác kiểm tra đôi khi mang tính hình thức.

- Qua bảng số liệu ta thấy, việc theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình của hiệu trưởng các nhà trường khá chặt chẽ, thường xuyên; việc xử lý sai phạm kiên quyết, triệt để.

2.4.2. Thực trạng về công tác xây dựng, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ CB-GV GV

2.4.2.1. Thực trạng về các chủ trương, biện pháp của nhà trường nhằm rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho CB-GV

Bảng 2.17. Thực trạng về thực hiện các chủ trương, biện pháp của nhà trường nhằm rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho CB-GV

Stt Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1

Về tinh thần yêu nước; chấp hành luật pháp, quy định của ngành; thực hiện nhiệm vụ của người GV

83 92,2 6 6,7 1 1,1 0 0

2

Về lòng yêu nghề, thương yêu, tôn

trọng và đối xử công bằng với HS 55 61,1 27 30,0 6 6,7 2 2,2

3

Về tinh thần trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật; đạo đức, lối sống; tinh thần hợp tác

58 64,5 22 24,4 7 7,8 3 3,3

4

Về tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp

vụ 44 48,9 38 42,2 8 8,9 0 0

5 Các quy định của trường về văn hoá

công sở 56 62,3 31 34,4 3 3,3 0 0

- Qua kết quả trên cho thấy hiệu trưởng nhà trường đã chú trọng công tác GD chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho CB-GV. Hiệu trưởng nhà trường biết khuyến khích động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho GV đi học và tự học

nâng cao trình độ; đã có chính sách hỗ trợ cho GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác, tuy nhiên không thực hiện đồng đều giữa các trường.

- Qua đây ta thấy các nhà trường đã quan tâm, đề ra các chủ trương, biện pháp nhằm rèn luyện đạo đức, nghề nghiệp cho GV. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, vì người thầy có gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, được HS kính trọng, yêu quý, sự hợp tác trong dạy học mới được phát huy và đạt được những kết quả theo ý muốn. Tuy nhiên khâu tổ chức, quán triệt các nội dung trên đến CB-GV vẫn chưa thật thường xuyên, chưa đầy đủ; xử lý còn thiếu cương quyết, còn nể nang nên hiệu quả chưa cao.

2.4.2.2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng giáo viên

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV

Stt Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 39 43,3 35 38,9 16 17,8 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2

Quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ GV

51 56,7 29 32,2 10 11,1 0 0

3

Tạo điều kiện để GV tham gia công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

49 54,5 38 42,2 3 3,3 0 0

4

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV.

28 31,1 47 52,2 15 16,7 0 0

Để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học thì việc bồi dưỡng đội ngũ là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Hiệu trưởng đã nhận thức được vai trò của công tác bồi dưỡng giáo viên, nên hàng năm đã xây dựng kế hoạch đầy đủ, tuy nhiên việc triển khai ở một số nhà trường chưa được cụ thể, chưa đưa hoạt động này thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV còn gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, QL công tác bồi dưỡng GV của một số hiệu trưởng nhà trường chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Một số hiệu trưởng chưa chủ động, sáng tạo trong QL công tác này; phương thức bồi dưỡng GV chưa linh hoạt nên hiệu quả còn thấp, điều này đã làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.

2.4.2.3. Thực trạng về QL nền nếp dạy học của giáo viên

Bảng 2.19. Thực trạng QL thực hiện nền nếp dạy học Stt Nội dung Kết quả thực hiện Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng nội quy, quy chế về nền nếp dạy học trong nhà trường

77 85,6 11 12,2 2 2,2 0 0

2

Nâng cao nhận thức, quán triệt các văn bản, quy định của

ngành, của trường tới CB-GV 72 80,0 15 16,7 3 3,3 0 0 3 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nền

nếp dạy học 49 54,5 38 42,2 3 3,3 0 0 4 Kiểm tra, đánh giá việc thực

hiện nền nếp dạy học 36 40,0 46 51,1 8 8,9 0 0

- Kết quả điều tra cho thấy, việc xây dựng nội quy, quy chế về nền nếp dạy học đã được CBQL các trường rất quan tâm và làm tốt ( đánh giá các nội dung 1, 2 ở mức tốt từ 80% trở lên). Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa QL chuyên môn (ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, GVCN) với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, ban đại diện cha mẹ HS để xây dựng nội quy, quy chế về nề nếp dạy học ngay từ đầu năm học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Nhà trường luôn chú trọng quán triệt các văn bản, quy định của ngành, của trường tới toàn thể CB-GV, giúp cho mọi thành viên nắm được các văn bản gắn với việc thực hiện nền nếp dạy học.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện nền nếp dạy học cũng được các trường khá quan tâm. Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo sát sao việc thực hiện các nền nếp như: Giờ lên lớp, việc soạn bài, việc thực hiện chương trình, về hồ sơ chuyên môn...

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy học cũng là một yêu cầu hết sức cần thiết trong hoạt động GD của nhà trường. Tuy vậy, vẫn còn một số hiệu

trưởng thực hiện không thường xuyên tiêu chí này, được thể hiện rõ qua đánh giá có 8,9% ở mức trung bình.

2.4.2.4. Thực trạng về QL đổi mới PPDH

Bảng 2.20. Thực trạng QL đổi mới phương pháp dạy học

Stt Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo điều kiện thuận lợi để GV

tiếp cận với phương pháp mới. 59 65,6 31 34,4 0 0 0 0

2

Tổ chức hội giảng, trao đổi PPDH phát huy tính tích cực

của HS. 51 56,7 36 40,0 3 3,3 0 0 3 Sử dụng phương tiện, đồ dùng

dạy học trong mỗi tiết dạy. 23 25,6 47 52,2

1

2 13,3 8 8,9

4 GV tự làm đồ dùng dạy học. 30 33,4 26 28,9 2

2 24,4 12 13,3

5 GV được tiếp cận với phương

tiện dạy học hiện đại. 49 54,5 39 43,3 2 2,2 0 0

Qua bảng 2.20 cho chúng ta thấy:

- CBQL các nhà trường đã quan tâm, tạo điều kiện để GV tiếp cận với phương pháp mới; tổ chức các hoạt động thao giảng, hội thảo, thi GV giỏi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như phát huy được PPDH tích cực.

- Tuy nhiên qua bảng số liệu ta thấy một bộ phận GV vẫn ngại sử dụng đồ dùng dạy học hoặc sử dụng không hiệu quả (8,9 ý kiến đánh giá yếu); đây là một thực tế ở các nhà trường. Hiệu trưởng một số trường chưa khuyến khích và chỉ đạo quyết liệt cho GV tích cực làm đồ dùng dạy học (37,7% ý kiến đánh giá ở mức yếu và TB); các đồ dùng dạy học chủ yếu do nhà trường mua hoặc Sở GD&ĐT cấp về. - Do chỉ đạo, định hướng của hiệu trưởng, sự đầu tư tích cực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và giảng dạy, cùng với sự hưởng ứng tích cực của CB-GV nên GV tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại nhanh chóng và tương tối tốt.

2.4.2.5. Thực trạng về QL kiểm tra đánh giá

Bảng 2.21. Thực trạng QL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Thực hiện đúng thông

tư của Bộ GD&ĐT 79 87,8 11 12,2 0 0 0 0 2 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá 49 54,4 26 28,9 15 16,7 0 0

3 Kiểm tra việc chấm bài kiểm tra của HS 47 52,2 25 27,8 18 20,0 0 0

4 Phân tích kết quả 37 41,1 48 53,3 5 5,6 0 0

- Qua bảng số liệu cho thấy hiệu trưởng các nhà trường đã thực hiện tương đối tốt và đầy đủ các thông tư của Bộ GD&ĐT về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

- Công tác đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá của các nhà trường đã có chuyển biến, nhưng chưa thật sự tạo bước đột phá.

- Công tác kiểm tra việc chấm bài của các nhà trường chưa đi sâu vào kiểm tra chất lượng của kiểm tra đánh giá, vẫn còn mang nặng tính hành chính.

2.4.2.6. Thực trạng về công tác QL dạy thêm, học thêm

Bảng 2.22.Thực trạng QL dạy thêm, học thêm

Stt Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

QL việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định

của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh 62 68,9 21 23,3 7 7,8 0 0

2

QL việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo quy định

của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh 24 26,7 46 51,1 13 14,4 7 7,8

3

QL việc dạy thêm, học thêm đảm bảo không ảnh hưởng đến yêu cầu chất lượng giờ dạy chính khóa

41 45,6 42 46,6 7 7,8 0 0

4

Kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà trường đối với GV, HS trong việc dạy thêm, học thêm và có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời

49 63,4 32 35,6 9 10,0 0 0

- Qua kết quả khảo sát cho thấy hiệu trưởng các nhà trường đã QL tốt được việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường; đối với việc dạy thêm, học thêm bên

ngoài nhà trường vẫn đang còn bị buông lỏng; đây chính là kẽ hở gây nên hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan.

- Việc dạy thêm, học thêm của các nhà trường không đồng đều, chỉ tập trung vào một số bộ môn như toán, lý, hóa (vì HS chủ yếu là học ban khoa học tự nhiên), do đó chủ yếu GV các bộ môn này tham gia dạy thêm; đối với những trường có nhu cầu học thêm của HS nhiều, do số lượng GV có hạn, số lớp đông nên mỗi GV phải dạy từ 3- 4 lớp, do vậy chất lượng dạy thêm cũng chưa thực sự hiệu quả.

2.4.3. Thực trạng về QL hoạt động học tập và rèn luyện của HS Bảng 2.23. Thực trạng QL hoạt động học tập và rèn luyện của HS

Stt Nội dung Kết quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 GD ý thức động cơ và thái độ học tập 46 51,2 40 44,4 4 4,4 0 0 2 GD phương pháp học tập cho HS 38 42,2 47 52,2 5 5,6 0 0 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nền nếp học tập trên lớp của HS 63 70,0 27 30,0 0 0 0 0

4 Xây dựng quy định về nền nếp tự học tập của HS 31 34,4 46 48,8 13 14,4 0 0

5

Tổ chức trực ban theo dõi việc thực hiện nền nếp ra vào lớp của HS

59 65,6 29 32,2 2 2,2 0 0

6 Chỉ đạo GVCN giám sát nền nếp tự học của HS 34 37,8 47 52,2 9 10,0 0 0

7 Kết hợp với đoàn TNCS Hồ Chí Minh QL nền nếp HS 57 63,3 28 31,1 5 5,6 0 0 8

Khen thưởng kịp thời HS thực hiện tốt nền nếp học tập

28 31,1 48 53,4 12 13,3 2 2,2

9 Kỷ luật HS vi phạm nền

nếp học tập 61 67,8 25 27,8 4 4,4 0 0

Quản lý hoạt động học tập của HS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các nhà trường. Ban giám hiệu các trường đã có biện pháp cụ thể để QL hoạt động này. Tuy nhiên mức độ thực hiện và hiệu quả tác dụng chưa cao. Những biện

pháp nặng về tính hành chính theo qui định được coi trọng, như: Trực ban theo dõi nền nếp ra vào lớp của HS; những qui định về nền nếp học tập trên lớp của HS; kỷ luật HS vi phạm nền nến học tập ... Yêu cầu với việc tự học của HS chỉ ở mức độ khá, việc lĩnh hội kiến thức của số đông HS vẫn còn thụ động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và QL hoạt động dạy học của các trường THPT huyện Quảng Xương và căn cứ cơ sở lý luận của đề tài đã cho thấy hiệu trưởng các nhà trường đã nhận thức được hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trường. QL tốt hoạt động này sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Từ nhận thức đó, các nhà trường đã xây dựng một hệ thống giải pháp QL cụ thể và tập trung chỉ đạo thành công một số khâu của từng nội dung quản lý.

Với mỗi nội dung QL hoạt động dạy học, các nhà trường đều chú ý xây dựng được một số giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo, với mỗi nội dung QL có những giải pháp thực hiện tương đối tốt, còn có những giải pháp thực hiện chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Chúng tôi thấy chất lượng dạy học và QL nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường có những ưu điểm và tồn tại sau đây:

- Ưu điểm:

Đội ngũ CBQL và công tác quản lý: Số lượng CBQL đủ theo quy định, có 10/21 (bằng 47,6%) là thạc sỹ, 2 người đang học cao học. Công tác QL thực hiện theo kế hoạch đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính đổi mới và sáng tạo. Phong cách QL dân chủ và toàn diện, huy động được mọi nguồn lực, phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết nhất trí, có trách nhiệm cao, có ý thức vươn lên. Nhiều GV có chí hướng học tập trên chuẩn. Hầu hết các bộ môn đều có cốt cán là những GV giỏi cấp tỉnh, những GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và GD.

Chất lượng GD ổn định và có sự tiến bộ ở một số mặt. Công tác bồi dưỡng GV, xây dựng CSVC, thiết bị dạy học đã được các nhà trường quan tâm, bước đầu

đã đạt được kết quả nhất định. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, khang trang, CSVC nhà trường tương đối đầy đủ để đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học và GD.

- Tồn tại, hạn chế:

Một bộ phận đội ngũ GV chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD đào tạo của địa phương, của đất nước; đội ngũ GV có trình độ chuyên môn chưa đồng đều giữa các trường, GV có chuyên môn giỏi thực sự chưa nhiều, tính kế thừa về chuyên môn giữa các thế hệ GV chưa cao; phần nhiều GV còn ngại học thêm để nâng cao trình độ, ngại tự học, tự bồi dưỡng, chưa tích cực đổi mới PPDH, chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học.

Việc kiểm tra đánh giá HS có lúc còn chưa đi sát đối tượng, chưa thực hiện triệt để việc kiểm tra, đánh giá thực chất.

Việc áp dụng các giải pháp QL chưa đồng bộ, phần lớn tổ trưởng chuyên môn chưa được qua đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 76)