Quản lý đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 116 - 118)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.8. Quản lý đổi mới công tác thi đua khen thưởng

* Mục tiêu của giải pháp

QL thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền

thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, năng động, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sự nghiệp GD, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

* Nội dung của giải pháp

- Thi đua mang tính tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả của phong trào thi đua. Các cán bộ GV phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua. Trường hợp không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu trong các phong trào thi đua thường xuyên.

- Việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của cán bộ GV; coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn, không gò ép để đạt số lượng; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức càng cao.

* Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường cụ thể, chi tiết theo các đợt, các chủ điểm lớn trong năm, các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

- Triển khai đầy đủ tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định; công khai quy trình xét chọn các danh hiệu thi đua đến tất cả các tổ chuyên môn và toàn thể CB-GV, nhân viên.

- Tổ chức cho CB-GV, nhân viên đăng ký thi đua ngay từ đầu các năm học tại từng tổ và tổng hợp danh sách đăng ký danh hiệu thi đua của toàn trường để theo dõi và triển khai thực hiện.

- Hàng năm hiệu trưởng tổ chức xét nâng lương trước thời hạn đối với CB- GV, đồng thời tính toán chi trả thù lao thời gian làm việc ngoài giờ. Căn cứ chức danh, chức vụ của CB-GV để có sự chi trả phụ cấp tương ứng, thích hợp ... Những công việc này phải được tiến hành công khai, công bằng và đúng theo năng suất lao

động mà họ bỏ ra. Nếu làm tốt, đội ngũ GV sẽ hăng hái tham gia mọi công việc của trường vì lợi ích tập thể cũng như vì lợi ích của bản thân họ.

- Xây dựng quỹ khen thưởng và cần thiết phải xác định đúng thành tích của các cá nhân, tập thể để có mức khen thưởng phù hợp trên các mặt như hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực chuyên môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn thể xã hội ... Quỹ khen thưởng có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, như nguồn ngân sách cấp, nguồn huy động từ quỹ Hội cha mẹ HS, Hội khuyến học, các cựu HS thành đạt, các doanh nhân và thương gia trên địa bàn ủng hộ cho sự nghiệp GD ...

- Khen thưởng phải luôn đi đôi với phê bình, kỷ luật, bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ có thể tồn tại một bộ phận trì trệ, thiếu ý thức trách nhiệm, thậm chí có những biểu hiện cố ý gây trở ngại các hoạt động GD và dạy học của trường. Các hình thức kỷ luật phải thể hiện tính khách quan, công bằng, nghiêm túc. Trong kỷ luật cũng cần quy định mức xử phạt rõ ràng, minh bạch, tuy nhiên với mục đích ngăn chặn, GD là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w