Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) (Trang 79 - 82)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những mặt hạn chế

Tuy nhiên, hạn chế ở báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đó là việc thực hiện công tác nghiên cứu sâu về công chúng để có cơ sở cho việc đổi mới, cải tiến tờ báo chưa thật sự được chú trọng, do vậy đánh giá kết quả đạt được nhìn chung mang tính chất định tính hơn định lượng.

Nguyên nhân của những hạn chế tập trung sau đây:

+ Một là, công tác này chưa phải mang tính bức thiết từ hoạt động của các tờ báo. Lý do, tính cạnh tranh về thông tin và áp lực của bạn đọc cũng như thị trường báo chí không cao so với các tờ báo có số đông bạn đọc ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong…Điểm khác biệt căn bản là từ cơ chế hoạt động khác nhau. Báo Đảng được đầu tư, hỗ trợ về tài chính trong mọi hoạt động; các báo có bạn đọc chính là những tờ ở vào thế phải năng động, tìm kiếm, mở rộng bạn đọc, giữ uy tín với công chúng của mình để giữ chân họ với tờ báo và đó cũng là con đường để tồn tại và phát triển.

+ Hai là, để làm công tác nghiên cứu công chúng đúng mức và chuyên nghiệp, đòi hỏi phải am hiểu công tác điều tra xã hội học công chúng ở các báo. Thực tế cũng cho thấy ngay cả một số tờ báo lớn ở Việt Nam, việc làm này cũng phải nhờ đến đội ngũ chuyên nghiệp hoặc các công ty truyền thông.

+ Ba là tính chất, quy mô hoạt động của báo Đảng địa phương trong thời gian qua cũng làm cho những người quản lý thụ động, chưa thấy tính bức thiết phải nghiên cứu công chúng… Một thực tế là số lượng phát hành báo Đảng các địa phương còn thấp so với dân số trên địa bàn và so với nhiều

tờ báo khác. Ví dụ trên địa bàn Đông Nam Bộ, hai báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên phát hành trên 40.000 số mỗi kỳ. Riêng tỉnh Đồng Nai, theo chúng tôi được biết chỉ riêng Tuổi Trẻ đã phát hành 15 ngàn bản. Trong khi đó tờ Đồng Nai chỉ trên dưới 9.000 bản/ kỳ báo.

Rõ ràng, đây cũng là những mặt hạn chế của các báo Đảng địa phương trong hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, trong mối quan hệ giữa sản phẩm báo chí và công chúng. Và điều này cũng là nguyên nhân cho thấy, phải chăng báo Đảng địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của báo chí hiện nay. Công tác khảo sát, nghiên cứu công chúng còn quá tầm so với hoạt động của báo tỉnh, thành ở Việt Nam, trong đó có cả các báo tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tiểu kết chƣơng 2:

Từ một số đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của miền Đông Nam Bộ có tác động đối với đời sống báo chí, trong đó có báo Đảng của các tỉnh, chương 2 của luận văn đã trình bày kết quả bước đầu điều tra khảo sát về công chúng báo Đảng được tiến hành vào tháng 8-2011.

Trong những nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của báo chí, báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ luôn giữ đúng tôn chỉ, mục đích của báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đã có những đóng góp tích cực về mặt thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quyết định của địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề khác…

Công chúng truyền thống của các báo Đảng là nhóm công chúng có học vấn và nghề nghiệp, theo dõi báo Đảng để nắm bắt tin tức và những vấn đề thời sự trên các lĩnh vực diễn ra tại địa phương. Các báo cũng có nhóm công chúng tiềm năng to lớn là cư dân tập trung ở đô thị và khu công

nghiệp. Tuy nhiên, số lượng công chúng thường xuyên đọc và mua báo Đảng chưa được như mong đợi. Khả năng phát triển mở rộng tờ báo đến với đông đảo bạn đọc là các tầng lớp nhân dân chưa được phát huy. Sự quan tâm của công chúng đối với tờ báo qua việc cung cấp thông tin, tham gia cộng tác tin- bài và góp ý xây dựng tờ báo còn những hạn chế. Điều đó cũng làm hạn chế đến sự đa dạng, phong phú của nội dung thông tin trên các tờ báo.

Công chúng mong đợi ở tờ báo Đảng phải nhanh nhạy và kịp thời hơn về mặt thông tin; gần gũi và thiết thực hơn với nhiều đối tượng bạn đọc; tính chiến đấu và phản biện xã hội mạnh mẽ hơn để tờ báo thật sự trở thành tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân.

Bên cạnh những nội dung khảo sát mang tính định lượng, những góp ý của nhiều bạn đọc qua các cuộc phỏng vấn sâu cũng cho thấy, mặc dù trong điều kiện phát triển mới của báo chí có nhiều khó khăn, thách thức đối với báo Đảng địa phương, nhưng công chúng luôn tin tưởng và kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng hoạt động và giải pháp nâng cao chất lượng, cải thiện mối quan hệ giữa báo Đảng và công chúng, là những nội dung trọng tâm đề cập trong chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO ĐẢNG CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VỚI CÔNG CHÚNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)