Những yếu tố tác động đến tâm lý tiếp nhận báo Đảng của công chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) (Trang 65 - 75)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3. Những yếu tố tác động đến tâm lý tiếp nhận báo Đảng của công chúng

chúng

Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống thông tin đại chúng, là phương tiện tư tưởng văn hóa có khả năng tác động vào xã hội (tác động tâm lý bạn đọc để tạo ra dư luận xã hội), báo Đảng các tỉnh Đông Nam Bộ đã thực hiện chức năng của báo chí là thông tin, giáo dục, giải trí… Việc xây dựng các trang mục theo các chủ đề và liều lượng thông tin đậm nhạt trên mỗi kỳ báo, mỗi trang báo là ý đồ, chủ đích của các Ban biên tập, Tòa soạn, nhưng phía tiếp nhận thông điệp từ các tờ báo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là công chúng lại bao gồm các tập hợp xã hội rộng lớn, phức tạp. Công chúng lớn tuổi thích đọc báo in, nhóm công chúng trẻ tuổi lại thích đọc báo điện tử trên mạng internet.

Các nhóm tuổi, nghề nghiệp, học vấn khác nhau nhận xét khác nhau về nội dung thông tin trên các báo. Chẳng hạn ở nhóm đề tài được công chúng quan tâm nhiều nhất (thời sự chính trị, văn hóa giáo dục, giải trí...), sự chênh lệch tỷ lệ số người quan tâm theo dõi giữa các nhóm tuổi là không lớn. Mức độ quan tâm đối với đề tài thời sự- chính trị thu hút nhóm công

Cũng giống như học vấn, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen, mức độ quan tâm, đọc báo cũng như nhận xét về nội dung và hình thức đối với tờ báo. Lấy một ví dụ ở báo Đồng Nai. Nhiều bạn đọc cao tuổi, bạn đọc là cán bộ hưu trí góp ý nhận xét về tờ báo khá tốt về nhiều mặt. Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhận xét nhiều mặt hạn chế, thậm chí chỉ rõ những mặt yếu kém của tờ báo.

Trường hợp nhận xét, đánh giá tốt tờ báo là một bạn đọc cán bộ hưu trí, ông Đỗ Văn Thông, sinh năm 1935, ở 3B/O chung cư C1, phường 25 quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh:

Là bạn đọc tôi thấy phong cách viết của báo Đồng Nai ngắn gọn và tải được nhiều thông tin trong và ngoài tỉnh. Bài viết không mang tính giật gân, câu khách. Báo thực sự là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai trong nhiều năm qua, điều này đã làm độc giả, bạn đọc gần gũi với báo ngày càng tăng lên. Tôi đôi lần cũng không thích những “sạn” đính chính chỉ vì những sơ suất không đáng có. Mong quý báo Đồng Nai lưu ý, bởi lẽ bạn đọc cũng khó tính và nhạy cảm.

Trong một thư góp ý khác của một giáo viên ở một trường miền núi của tỉnh Đồng Nai lại tỏ rõ chưa hài lòng với với tờ báo Đảng của địa phương:

Điều tôi nghĩ là hầu hết bạn đọc mong muốn tìm thông tin trên báo Đồng Nai những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống, kinh tế, xã hội, kể cả những điểm tích cực và tiêu cực của địa phương. Nhưng tiếc là hầu hết thông tin tôi tiếp nhận sớm nhất, đầy đủ và chính xác, khách quan nhất lại là báo Tuổi Trẻ và Pháp luật, và các trang báo mạng....

Nhìn nhiều vấn đề, tôi thấy chắc do báo là báo địa phương, ngại đụng chạm chính quyền, điều này tôi cũng thông cảm nhưng đọc báo Đồng Nai toàn thấy viết về chủ trương chính sách và ngợi ca các chương trình, các dịp lễ kỷ niệm hơn là nêu những vấn đề người dân đang gặp khó khăn như đi làm giấy tờ nhà đất, khám chữa bệnh, xin học cho con cái, xin việc làm, vay vốn ngân hàng chính sách.

Là giáo viên nên tôi thích đọc những bài viết về đời sống xã hội, văn hóa, giáo dục để có thông tin minh họa cho bài giảng.

Tôi cũng quan tâm đến những bài viết về giáo dục nhưng cũng thấy trong thời gian qua chưa phản ánh được những vấn đề mà giáo viên quan tâm như chất lượng các trường, chuyên môn và các chương trình của ngành, kỳ thi tốt nghiệp vừa qua rõ ràng không yên bình và an toàn đâu. Những bài viết chưa đi vào đời sống giáo dục của một tỉnh vùng trọng điểm cũng như những vấn đề giáo dục đặc thù của tỉnh mà chỉ phản ánh chung chung.

giaovienxuanloc@gmail.com

* Mong đợi, kỳ vọng của bạn đọc ở 3 tờ báo từ đợt khảo sát:

Tính nhanh nhạy, kịp thời; nội dung gần gũi, xác thực hơn; tính phản biện cao hơn; tính chiến đấu cao hơn; tính đa chiều trong thông tin và thể hiện tác phẩm có sức thu hút hơn..., là những yêu cầu về nội dung của báo chí hiện đại, là những tiêu chí để tờ báo thu hút công chúng bạn đọc. Kết quả điều tra công chúng ở 3 địa phương của ba tờ báo Đảng cũng cho thấy những giả thuyết nêu trên cũng chính là điều mong đợi của bạn đọc của các tờ báo Đảng (xem bảng 2.8).

Bảng 2.10. Mong muốn báo phát huy

Đồng Nai Bình Dƣơng Bà Rịa Vũng Tàu

Tính nhanh nhạy, kịp thời 60.7 72.3 48.5

Nội dung gần gũi xác thực hơn 54.9 58.0 36.4

Tính phản biện cao hơn 31.9 40.3 34.8

Tính chiến đấu cao hơn 34.1 52.1 54.5

Tính đa chiều trong thông tin 50.5 31.1 45.5

Cách viết mềm mại hơn 14.3 17.6 7.6

(Nguồn: Điều tra tháng 8-2011)

Một bạn đọc của báo Đồng Nai còn đóng góp cụ thể hơn những nội dung mong đợi:

Một số chuyên mục của báo Đồng Nai cần sắc sảo hơn, mang góc nhìn đa chiều hơn, và cần có các chuyên gia thuộc lĩnh vực liên quan. Các chuyên mục cần cố định cho những số báo trong tuần theo định kỳ. Vì như vậy, người đọc có thời gian và cảm giác đón đợi những số báo tiếp theo trong từng chuyên mục mà mình quan tâm.

Người đọc có cảm giác một số trang liên quan đến kỷ niệm ngành, chính trị…, các phóng viên thường sử dụng tư liệu luôn văn phong của lối viết báo cáo tổng kết dùng trong bài nên người đọc thấy khô khan. Cần có sự tài tình và sắc sảo hơn của phóng viên trong cách chuyển tải nội dung, chủ đề để nhiều người đọc quan tâm hơn.” * Ngoài ra, công chúng cũng góp ý một số vấn đề nổi bật về các tờ báo như sau:

- Nên phản ánh được ý kiến, nguyện vọng của người dân ở các địa bàn trong tỉnh;

- Phản ánh, định hướng, hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến mùa vụ, giá cả… của các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh;

- Giới thiệu nhiều hơn các mô hình làm giàu chính đáng (đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp).

- Tăng cường càng nhiều càng tốt các nội dung mang đậm tính địa phương, vì đó chính là lợi thế lớn nhất mà một tờ báo địa phương có được.

Ngày nay, chỉ trừ báo in, các loại hình báo chí khác (đặc biệt là báo mạng) phát triển rất nhanh, với nội dung vô cùng phong phú, hấp dẫn, và cực kỳ nhanh nhạy, nên báo địa phương không nhất thiết phải cạnh tranh bằng những mảng nội dung không thuộc thế mạnh của mình.

- Tổ chức nội dung chuyên nghiệp hơn; bóng dáng người dân trong trang báo nhiều hơn; tạo cơ chế cho bạn đọc tham gia làm báo tốt hơn; phóng viên thể hiện năng lực tác nghiệp cao hơn; ảnh mang tính báo chí hơn; tránh những lỗi kỹ thuật và nội dung không đáng có...

- Báo địa phương không thể so sánh với các báo thành phố Hồ Chí Minh như: Pháp luật, Tuổi trẻ, Thanh niên... Cần phải phân khúc thị trường, bằng cách có những chuyên mục khác (mới) để đáp ứng nhu cầu thông tin của những đối tượng mua, đọc báo Đảng.

- Tính phản biện xã hội của tờ báo thường chậm và yếu. Chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban gây đắn đo khi đưa một thông tin nào gây bất lợi cho tỉnh (dù đúng bản chất vấn đề). Người dân rất tinh, họ đọc và lọc được trong các thông tin mà tờ báo đưa ra và so sánh với các tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Người Lao Động,… và thấy báo chí địa bàn chưa nói hết được tâm tư nguyện vọng của người dân.

- Nếu tính phản biện xã hội của báo và mức độ cập nhật thông tin cao hơn nữa thì tờ báo sẽ còn phát triển nhiều hơn.

2.2.4. Công chúng báo điện tử của các báo Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Bình Dương

Chỉ sau vài năm Việt Nam kết nối mạng internet, các báo Đảng miền Đông Nam Bộ đã sớm xây dựng bản trực tuyến của tờ báo in trên mạng thông tin toàn cầu. Trang thông tin điện tử của Báo Đồng Nai ra đời từ cuối năm 2001, tiếp đến là Bình Dương, 2002 và Bà Rịa - Vũng Tàu, 2004.

2.11. Ảnh: Giao diện trang thông tin điện tử của báo Đồng Nai

Có một điểm chung ở các trang thông tin điện tử của báo Đảng miền Đông Nam bộ là việc tổ chức nội dung thông tin chủ yếu khai thác nguồn tin, bài từ báo in sau khi báo in xuất bản, không có bộ phận tòa soạn độc lập,

tần suất cập nhật thông tin thấp, ít ứng dụng công nghệ multimedia, ít khai thác đặc trưng tương tác của báo trực tuyến.

2.12. Ảnh: Giao diện trang thông tin điện tử của báo Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình quân mỗi ngày, trang thông tin điện tử của báo Đồng Nai xuất bản 25 tin, bài. Con số này với, báo Bình Dương là 20, báo Bà Rịa – Vũng Tàu là 15. Theo dõi lưu lượng truy cập bằng các công công cụ đo lường trực tuyến (như Alexa.com, Google Analys, .trafficimagine.com), bình quân mỗi ngày báo Đồng Nai điện tử có trên 2.500 lượt người truy cập. Con số này với báo Bà Rịa - Vũng Tàu điện tử là 2.000 lượt và báo Bình Dương điện tử là 1.500 lượt. Khảo sát địa chỉ IP từ phần mềm xuất bản của ba báo điện tử

công chúng tìm đến với website từ các công cụ tìm kiếm trên mạng như Google.

2.13. Ảnh: Giao diện trang thông tin điện tử của báo Bình Dương

Do chưa có bộ phận chuyên môn đầy đủ, các báo điện tử của ba tờ báo trên chưa tổ chức được các hình thức làm báo online như giao lưu trực tuyến, chưa tổ chức được bộ phận làm multi media và việc cập nhật thông tin chưa tính đến thời điểm thích hợp cho các đối tượng bạn đọc, đồng thời, chưa biên tập văn phong của các thông tin khai thác từ báo in cho phù hợp với đặc trưng báo trực tuyến. Ảnh dùng trên các trang thông tin điện tử này cũng chưa khai thác thế mạnh truyền thông thị giác của báo trực tuyến. Phần mềm xuất bản chưa hoàn hảo, website không có server riêng (đặt hosting tại nhà

cung cấp dịch vụ) nên thường xảy ra tình trạng nghẽn, chậm khi có thông tin “hot”. Mặt khác, các tờ báo này chưa có đội ngũ kỹ thuật viên phát triển phần mềm xuất bản nên nhiều nội dung thông tin, nhiều đợt tuyên truyền, các trang báo điện tử không thể chủ động thay đổi giao diện cho phù hợp.

Ban biên tập của các báo đều có định hướng phát triển báo điện tử theo xu hướng tích hợp các loại hình và là kênh truyền thông nhằm mở rộng thông tin, khắc phục những hạn chế của báo in trong xu thế truyền thông mới.

Qua khảo sát, tỷ lệ người đọc báo in của các báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương còn khiêm tốn (xem bảng 2.9), nhưng với những ưu thế của loại hình báo chí này, hy vọng nó sẽ là hướng phát triển tích cực, hỗ trợ báo in, nhất là báo Đảng các địa phương trong thời gian tới. Nhiều nghiên cứu cũng đề cập đến xu hướng hội tụ truyền thông, thì đây cũng là con đường mở cho các báo Đảng địa phương vươn lên, bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng trong thế kỷ XXI.

2.14. Mức độ xem báo điện tử

Mức độ Đồng Nai Bình Dƣơng Bà Rịa – Vũng Tàu

Thường xuyên 13.2 21.8 18.8

Không đều 46.2 43.7 50.0

Hiếm khi 39.6 33.6 10.0

(Nguồn: khảo sát tháng 8-2011)

* Nhận xét và bàn luận:

Qua nghiên cứu, khảo sát của chúng tôi, có thể phác thảo chân dung công chúng báo Đảng các tỉnh Đông Nam Bộ như sau:

- Nhóm bạn đọc thường xuyên đều tập trung ở khu vực cơ quan, đơn vị hành chánh nhà nước; các chi Đảng bộ và đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ hưu trí, doanh nhân, cán bộ quản lý doanh nghiệp... Đặc điểm này cũng phán ánh trình độ học vấn của công chúng báo in, do phần lớn bạn đọc là

cán bộ công chức, viên chức nên trình độ từ phổ thông trở lên là phù hợp với thực tế.

- Tình hình chung của các nhóm công chúng là đọc báo không thường xuyên; đọc báo từ nguồn cơ quan. Một nhóm công chúng có mua báo nhưng cũng không thường xuyên; tự mua tỷ lệ còn thấp, chủ yếu là các cơ quan, đơn vị đặt mua.

- Sự quan tâm đối với tờ báo qua tham gia cộng tác tin bài, nhận xét, góp ý đều có tỷ lệ thấp qua điều tra. Điều này cho thấy, các nhóm công chúng chưa thật sự quan tâm nhiều với tờ báo Đảng của địa phương. Đây cũng là yếu tố làm hạn chế bạn đọc cũng như cung cấp thông tin cho tờ báo. Nếu so với báo Tuổi Trẻ, trung bình mỗi ngày có đến vài ngàn lượt bạn đọc gửi thư, điện thoại, viết bài tham gia cộng tác tờ báo, thì đây là mặt hạn chế lớn của báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

- Báo phát hành qua các đại lý, sạp báo để bán lẻ có tỷ lệ thấp trong tổng số báo phát hành. So với báo Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương thì báo Đồng Nai có số lượng phát hành ngoài hệ thống bưu điện cao hơn về số lượng. Bình quân mỗi số báo Đồng Nai phát hành qua hệ thống đại lý bán lẻ chủ yếu ở khu vực thành phố Biên Hòa trên 4.000 tờ báo. Nghĩa là có khoảng chừng ấy bạn đọc mua lẻ tờ báo Đồng Nai. Số lượng này có tăng giảm theo nội dung của từng số báo qua nắm bắt của các đại lý phát hành.

Năng lực thu hút thông tin quảng cáo, rao vặt và dịch vụ, chiếm ưu thế vẫn là ở tờ báo Đồng Nai. Bình quân mỗi số báo, báo Đồng Nai thu hút từ 4 đến 6 trang quảng cáo; Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2 đến 6 trang. Từ nguồn thu này, ngân sách giảm chi đầu tư hằng năm đối với các báo. Xu hướng phát triển của những tờ báo Đảng khu vực Đông Nam Bộ là phấn đấu tiến tới tự chủ về tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ.

Mỗi tỉnh có những đặc điểm riêng trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa xã hội đặc thù…, do đó mối quan tâm của bạn đọc có tác động đến tổ chức nội dung thông tin trên các báo. Một điểm ghi nhận là không chỉ có bạn đọc trong tỉnh mà các báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đều có bạn đọc ngoài tỉnh. Tuy số lượng không nhiều, nhưng điều này có ý nghĩa về mặt thực tiễn cần nghiên cứu cũng như khả năng mở rộng công chúng bạn đọc báo Đảng địa phương ra các tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, bạn đọc ngoài tỉnh không phải là công chúng tiềm năng để tính toán đến chiến lược phát triển tờ báo Đảng địa phương. Bởi lẽ, tỉnh nào cũng có tờ báo Đảng của địa phương mình; thông tin chủ yếu góc độ địa phương, bạn đọc ở khác địa bàn ít tìm thấy những nội dung, gần gũi thiết thực với mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)