Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa báo Đảng với công chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) (Trang 89)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa báo Đảng với công chúng

Xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo Đảng các tỉnh cả nước nói chung, báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói riêng, vấn đề đặt ra hiện nay là tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp và hiệu quả. Mục tiêu của các giải pháp nhằm xây dựng hệ thống báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu công chúng, thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiến trình xây dựng báo Đảng phải đảm bảo sự phát triển vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện mới của đời sống báo chí truyền thông phát triển sôi động, đa dạng phong phú và sức cạnh tranh cao trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam về phương hướng phát triển thông tin đại chúng ghi: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản; tập trung đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới”[2, tr.225].

Từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao mối quan hệ giữa báo Đảng với công chúng, cụ thể là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo Đảng, theo chúng tôi cần tập trung các nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chủ thể báo chí truyền thông:

Tờ báo là sản phẩm của một tập thể bao gồm nhiều khâu, nhiều bộ phận, từ vai trò của người quản lý, sáng tạo tác phẩm đến chuyển tải tác phẩm đến công chúng bạn đọc.

Đổi mới, cải tiến chất lượng nội dung là yêu cầu từ thực tiễn hoạt động báo chí. Đây là công việc phải làm thường xuyên của báo chí, nhất là trong bối cảnh báo chí thị trường, phát triển nhanh, đa dạng và sức cạnh tranh cao. Nhưng để cải tiến có hiệu quả, nhất là nâng chất lượng về nội dung, cần được thực hiện trên cơ sở những cuộc điều tra xã hội học và các đợt khảo sát thăm dò bạn đọc.

Báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ cần có quy hoạch và rà soát quy hoạch về chiến lược phát triển. Chiến lược đề ra mục tiêu phấn đấu, lộ trình và các giải pháp thực hiện và nhiệm vụ của từng vị trí trong cơ quan báo chí. Trong quy hoạch cần có sự tính toán đến đội ngũ nguồn nhân lực là

phóng viên, biên tập và các bộ phận liên quan trong quy trình xuất bản. Sức mạnh của báo chí không chỉ ở từng tác phẩm cụ thể mà còn là sức mạnh của đội ngũ và cả hệ thống. Điều đáng quan tâm là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp... để phát huy tốt được hiệu quả hoạt động sáng tạo- đặc trưng của nghề báo. Các báo Đảng Đông Nam Bộ phải tính toán đến tính chuyên nghiệp hóa đội ngũ và hiện đại hóa quy trình làm báo. Có như thế mới tạo ra được diện mạo của báo Đảng trong thời gian tới.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ là khâu quan trọng quyết định chất lượng tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí. Phát triển về số lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tương ứng. Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích không chỉ cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đúng và trúng vấn đề mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trí tuệ, tình cảm đẹp trong công chúng.

Đặc biệt đối với báo Đảng, thông tin báo chí còn phải tham gia trang bị cho công chúng về nhận thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước tiến tới giàu mạnh, văn minh. Báo chí phải là “người dẫn đường” cho công chúng trước các vấn đề chính trị - xã hội diễn ra và thực tế phức tạp nảy sinh trong đời sống; giải đáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của công chúng nhằm tạo ra môi trường sống có văn hóa, lành mạnh. Thông qua các diễn đàn, các cuộc tọa đàm, trao đổi ý kiến trên trang báo... để hiểu thêm về công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu và những mong đợi chính đáng của họ.

Làm phong phú, đa dạng các sản phẩm báo chí đi đôi với quản lý thật tốt sẽ là điều kiện đảm bảo để báo chí phát huy vai trò trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, định hướng tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ đối với công chúng. Trong hoạt động quản lý, để điều chỉnh hợp lý hoạt động của hệ thống báo chí cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí; khuyến khích sự phát triển đa dạng các sản phẩm báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu của nhiều đối tượng công chúng khác nhau. Bên cạnh đó, cũng phải hạn chế các sản phẩm báo chí chạy theo xu hướng “lạm dụng việc thoả mãn” nhu cầu của công chúng.

3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến đối tượng tiếp nhận- công chúng báo Đảng.

Hiện nay, báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ đều ý thức hơn đến vai trò của công chúng trong hoạt động truyền thông. Song từ nhận thức đến việc làm vẫn còn một khoảng cách nhất định; do đó, cần phải đẩy mạnh việc hiện thực hóa những nhận thức này, trước hết là từ nhận thức của Ban biên tập và Tòa soạn đến đội ngũ các nhà báo.

Công chúng mục tiêu của báo Đảng là cán bộ đảng viên, công chức, viên chức…, nhưng khả năng phát triển công chúng là các nhóm đối tượng rộng rãi nhờ tính gần gũi của báo địa phương, điều kiện phát triển kinh tế vùng và thị trường báo chí sôi động cũng là những yếu tố thuận lợi. Thông tin trên báo Đảng các tỉnh Đông Nam Bộ cần phải nhanh nhạy hơn, kịp thời hơn, đúng và trúng vấn đề mà công chúng quan tâm. Mặt khác, cũng cần quan tâm tổ chức nhiều hơn các trang, mục trên báo dành cho công chúng, để công chúng không chỉ tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, cung cấp thông tin, mà còn tham gia sáng tạo tác phẩm. Bằng các hình thức như tổ chức các cuộc thi trên báo, diễn đàn góp ý của bạn đọc, khen thưởng bạn

đọc, cộng tác viên thường xuyên đóng góp thông tin, tham gia cộng tác tin, bài tích cực, hiệu quả… là những giải pháp có tác động đến sự quan tâm và tham gia của bạn đọc. Báo chí tạo ra công chúng của mình trên cơ sở thường xuyên nắm bắt, phân tích và dự báo nhu cầu của công chúng.

Phương hướng tiếp cận tốt nhất và sáng tạo tác phẩm báo chí thực sự phù hợp, bổ ích đối với công chúng là cần thường xuyên quan tâm tiến hành nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và tìm hiểu điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng. Thấu hiểu, tôn trọng và đáp ứng nhu cầu chính đáng của công chúng nhằm cung cấp cho họ món ăn tinh thần phong phú, đa dạng, chính là mục đích mà mỗi người làm báo cần hướng tới để tăng cường sự hấp dẫn và hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng.

Bằng sự lựa chọn và phương pháp tiếp nhận phù hợp, với động cơ và mục đích đúng đắn khi tiếp nhận, sản phẩm báo chí sẽ góp phần phá bỏ rào cản, cải thiện những điều kiện vật chất và tinh thần, tăng cường hiệu ứng lan truyền thông tin báo chí trong công chúng.

3.2.3. Nhóm giải pháp về kinh tế báo chí.

Mục tiêu của giải pháp là phát huy điều kiện, ưu thế từ nguồn thu dịch vụ quảng cáo của các báo, thực hiện cơ chế tự chủ một phần tài chính, giảm chi từ nguồn ngân sách Nhà nước, tiến tới tự chủ về tài chính trong hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, phải chú trọng và chuyên nghiệp công tác phát hành báo nhằm mở rộng phạm vi phát hành, góp phần tăng nguồn thu. Làm tốt kinh tế báo chí nhằm từng bước cải thiện thu nhập đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm báo Đảng.

Báo chí thực hiện tốt hoạt động kinh doanh (phát hành, quảng cáo) có tác động tích cực đối với sự phát triển của báo chí về nhiều mặt. Không chỉ

Nhà nước bớt đi gánh nặng bao cấp ngân sách cho cơ quan báo chí mà cơ quan báo chí cũng sẽ trở nên năng động hơn, phát huy tính tự chủ hơn trong việc đầu tư, xây dựng kế hoạch, nhất là quan tâm sát sao hơn đến công chúng báo chí. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí từ tổ chức chỉ đạo đến tác nghiệp của phóng viên cũng được nâng cao hơn lên. Chất lượng báo chí phát triển tốt hơn cả về nội dung lẫn hình thức.

Kinh doanh báo chí phát triển có tác động mạnh mẽ đến việc cải tiến nội dung thông tin, chất lượng thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Áp lực của thị trường báo chí và đòi hỏi của công chúng buộc từng tờ báo phải nỗ lực vươn lên, bám sát với đời sống xã hội để thông tin nhanh nhạy, kịp thời, sắc bén. Rõ ràng trong thực tế, cùng với sự phát triển về số lượng, báo chí nước ta ngày càng trưởng thành hơn về nghiệp vụ, kỹ năng thông tin. Nhiều sự kiện thời sự “nóng” trong nước và thế giới, báo chí kịp thời có mặt để đưa tin về sự kiện, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Báo chí đã bám sát cuộc sống, nhìn thẳng vào sự thật và thông tin sự thật, thể hiện dũng khí đấu tranh, không né tránh những vấn đề gai góc, bớt thông tin theo kiểu khuôn sáo, một chiều…Báo chí ngày càng trưởng thành, phản ánh trung thực khách quan tiếng nói và nguyện vọng của các tầng lớp xã hội.

Để báo chí kinh doanh hiệu quả trong điều kiện hiện nay ở nước ta, điều cần quan tâm là tạo hành lang pháp lý bằng việc điều chỉnh, bổ sung luật báo chí và hoàn thiện văn bản pháp lý liên quan đến kinh doanh báo chí, nhất là có cơ chế ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho báo chí tái đầu tư phát triển, xây dựng và phát triển báo chí vững mạnh. Nhưng việc nỗ lực về chuyên môn của các cơ quan báo chí mới là yếu tố có tính quyết định. Kinh nghiệm của nhiều nước có nền báo chí phát triển, cũng như các tờ báo có uy tín thương hiệu trong nước, chất lượng thông tin đáp ứng nhu cầu của bạn đọc

sẽ quyết định đến việc mở rộng quy mô, số lượng phát hành báo và cũng là yếu tố thu hút nguồn quảng cáo của báo chí.

Nhưng vấn đề đặt ra trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay là việc giải quyết mối quan hệ giữa làm tốt chức năng chính trị - xã hội của báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đồng thời phải hoạt động có hiệu quả về kinh tế trong cơ chế thị trường. Luật báo chí 1992 nêu rõ: “Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan của Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân”. Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị cũng nêu: “Báo chí có nhiệm vụ chủ yếu là luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Theo dự báo, kinh doanh báo chí ở Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi, vì sự phát triển khá phong phú và đa dạng của thị trường báo chí. Quan điểm của Đảng và Nhà nước luôn ủng hộ, tạo điều kiện để các cơ quan báo chí phát triển bằng nỗ lực tự chủ tài chính. Luật báo chí và các Nghị định liên quan đều ghi rõ: “Quyền hạn của các cơ quan, báo chí là được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách báo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh các thiết bị, vật tư liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệp phát triển báo chí”.

Báo chí kinh doanh tạo ra nguồn lực kinh tế- tài chính quan trọng cho cơ quan báo chí mở rộng quy mô, đẩy mạnh phát triển đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công chúng, đặc biệt trong bối cảnh báo chí truyền thông phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Trong những năm qua, nhiều cơ quan báo chí ở nước ta phát triển mạnh, tạo dựng được thương hiệu của

mình nhờ thực hiện hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Nhiều cơ quan báo chí đã thoát khỏi “bầu sữa” bao cấp từ nguồn ngân sách của nhà nước, không chỉ thực hiện được việc tự chủ về tài chính mà còn cải thiện tốt các chế độ chính sách liên quan đến người lao động trong cơ quan báo chí. Đời sống báo chí cũng có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường báo chí khá sinh động đã tạo động lực cho báo chí Việt Nam tiếp tục đổi mới và phát triển.

Kinh tế báo chí ở Việt Nam vẫn còn là bước đi ban đầu nên rất cần có sự quan tâm về cơ chế chính sách, nhất là các chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm tạo điều kiện để báo chí hoạt động hiệu quả. Bản thân báo chí cũng phải nỗ lực để đổi mới nội dung, phương thức thông tin và hoạt động báo chí để đáp ứng yêu cầu của công chúng, bạn đọc. Kinh tế báo chí ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để tìm ra những mô hình, nhất là để có những chủ trương, chính sách cho sự phát triển trong nhiều năm tới phù hợp với đời sống báo chí trong bối cảnh mới của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ tác động không nhỏ đến đời sống báo chí.

***

Bên cạnh các nhóm giải pháp nêu trên, cần phải có những giải pháp thường xuyên về công tác thông tin nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí. Các cơ quan chủ quản báo Đảng và toà soạn báo Đảng các tỉnh phải có kế hoạch dài hạn trong việc cải tiến chất lượng nội dung, hình thức, ứng dụng kỹ thuật, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tuyên truyền, giáo dục về đọc báo Đảng trong các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là

trong thanh niên, thiếu niên không chỉ giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức, mà còn tạo ra một lớp công chúng báo chí, tích cực hơn, năng động hơn, không chỉ tiếp nhận thụ động mà còn tham gia làm báo, công tác để báo chí trở thành kênh thông tin hữu ích, góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội.

Tiểu kết chƣơng 3:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ nhìn từ công chúng với những ưu thế và hạn chế, chương 3 của luận văn nêu một số vấn đề thực tiễn đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)