7. Kết cấu luận văn
1.3.3. Công chúng báo in trước sự phát triển của báo điện tử trên internet
internet.
Theo số liệu của Bộ Thông tin- Truyền thông, tính đến tháng 4/2011, số người sử dụng internet tại Việt Nam là 24,3 triệu người (chiếm gần 1/3 dân số), tăng trên 10 triệu người so với năm 2007 (thời điểm Việt Nam hòa mạng thế giới được 10 năm). Giới trẻ đang là nhóm công chúng mục tiêu của báo điện tử. Dĩ nhiên, sẽ có tác động không nhỏ đến công chúng báo in, trong đó có báo Đảng các tỉnh, thành.
Sự tác động của truyền thông trực tuyến làm thay đổi nhiều mặt đối với đối tượng truyền thông là một thực tế trong đời sống báo chí đương đại, do vậy các nhà truyền thông cũng đã thay đổi phương thức thông tin để tiếp cận công chúng. Công ty Gannett, nơi đã xuất bản hơn 100 tờ báo, thiết lập một nhóm chuyên trách để tạo ra một tờ báo kiểu mẫu sẽ hấp dẫn những độc giả thế kỷ 21. Tin tức viết cho lớp độc giả mới, theo báo cáo của nhóm này, phải có những tính chất sau:
- Hình thức bắt mắt: Tờ báo phải nhiều màu sắc, hấp dẫn, sinh động, thỏa mãn mắt người xem cũng như thách thức trí óc họ hoạt động.
- Thông tin dày đặc nhiều tầng nhiều lớp: Những cột văn bản không đủ. Đồ thị, hình ảnh, biểu đồ, danh sách và phần tham khảo từ nhiều nguồn
khác nhau sẽ thỏa mãn được những bạn đọc đói tin tức bổ ích mà lại bị áp lực về thời gian.
- Tính tương tác: Cho bạn đọc biết cách cùng tham dự vào tờ báo, cách phản hồi tin tức, cách liên hệ với chuyên gia, với độc giả khác hay với chính tờ báo.
- Tính liên quan: Cho những độc giả hoài nghi thấy tin tức thiết thực với họ như thế nào. Đưa những con người gần gũi với độc giả vào bài báo của bạn. Thuật lại tác động và tầm quan trọng của tin tức.
- Tính đa dạng:Xã hội có nhiều mặt hơn là những gì tin tức phản ánh. Hãy chắc rằng bạn bao quát được toàn bộ cộng đồng. [38, tr. 26].
Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng có những yêu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin. Báo in nhiều chữ với những bài viết dài, những chương trình phát thanh- truyền hình buộc khán - thính giả phải ngồi chờ đợi…, nay đã không còn phù hợp. Một hình thức truyền thông mới cho phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản là sự lựa chọn của lớp công chúng mới.
Người đọc báo hôm nay đang ngày càng bị chi phối bởi nhiều hình thức cung cấp thông tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan: đọc, nghe, nhìn, đối thoại, tham gia trực tiếp... Tương lai của báo chí đang thay đổi dữ dội bởi các khả năng khác nhau để chuyển tải thông tin nóng đến người đọc.
Xu hướng tiêu thụ thông tin của người dân đã và đang thay đổi nhanh chóng do khả năng kết nối dễ dàng vào mạng Internet toàn cầu với thông tin tràn ngập hàng ngày, hàng trăm kênh truyền hình quốc tế qua cáp, hàng loạt
kênh phát thanh tiếp cận công chúng báo chí mỗi ngày, mỗi giờ, bất cứ vào thời điểm nào… Truyền thông đa phương tiện sẽ giúp cho công chúng dễ dàng lựa chọn hơn. Xu hướng công chúng mới đã đặt ra cho các loại hình thông tin đại chúng phải không ngừng thay đổi mới giữ được công chúng và cạnh tranh về mặt thông tin. Với các báo Đảng địa phương, nhìn chung là trong bối cảnh mới có không ít khó khăn, thách thức đang đặt ra.
Tiểu kết chƣơng 1:
Trên cơ sở lý thuyết chung về xã hội học truyền thông đại chúng, báo chí học và một số ngành liên quan, cũng như thực tiễn hoạt động báo chí, chương 1 của luận văn đã trình bày một số vấn đề liên quan đến công chúng báo chí- yếu tố quan trọng, là mắc xích không thể thiếu trong quá trình truyền thông, là thước đo hiệu quả của hoạt động báo chí. Cơ sở lý thuyết nêu rõ nghiên cứu công chúng là nhằm tìm ra những đặc điểm công chúng, các nhóm công chúng, để báo chí tác động hoặc hướng đến tác động phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Chương 1 cũng đã điểm lại một số nét lớn về báo chí của Đảng trong hệ thống báo chí ở Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của báo Đảng các tỉnh không chỉ ở nội dung thông tin mà quan trọng hơn thông tin ấy đến với đông đảo các tầng lớp công chúng. Muốn vậy, những người làm báo Đảng phải nắm bắt được đặc điểm công chúng và tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của họ. Sự tham gia của công chúng cũng sẽ mang lại nội dung đa dạng, phong phú và gần gũi của sản phẩm báo chí với công chúng và đời sống xã hội.
Những nội dung lý thuyết và thực tiễn nêu trong chương 1 là cơ sở để trong chương 2, tác giả luận văn tiến hành điều tra, khảo sát nhằm nhận diện
chân dung công chúng báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có công chúng báo Đảng các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương; tìm hiểu đặc điểm công chúng và tác động của tòa soạn các báo Đảng miền Đông đối với công chúng...
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG CHÚNG
BÁO ĐẢNG CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ