Đối với thế giới, khu vực

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 103 - 107)

Tư duy nước lớn và sự “trỗi dậy” của TQ, trong đó có sự “trỗi dậy” về mặt quân sự sẽ tạo ra những xung lực mạnh mẽ trong tiến trình sắp xếp lại trật tự thế giới, gây nên những va chạm mạnh mẽ với các cường quốc khác. Có thể khẳng định rằng, sự lớn mạnh của TQ, trong đó có lĩnh vực quân sự sẽ tác động nhất định, nhiều chiều tới tình hình thế giới, khu vực.

Hệ quả tác động của quá trình phát triển tiềm lực quân sự Trung Quốc tới các mối quan hệ của Trung Quốc với các cường quốc thế giới và khu vực có thể khái quát như sau:

Mỹ thay đổi qua các thời kỳ, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế, với sự “lớn mạnh” của TQ và đặc biệt là với lợi ích chung của Mỹ. Hiện nay, khi TQ đã trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới ngay sau Mỹ và sức mạnh quân sự cũng gia tăng đáng kể trong biểu đồ sức mạnh quân sự thế giới thì chính sách của chính quyền Obama với TQ là tiếp tục duy trì chính sách “giao thiệp và hợp tác” của người tiền nhiệm. Tuy nhiên, khu vực châu Á-TBD không thể kỳ vọng quá nhiều vào mối quan hệ này bởi giữa suy cường duy nhất hiện nay và siêu cường tiềm năng thứ hai còn tồn tại một số bất đồng. Ảnh hưởng của một TQ trỗi dậy ngày càng mạnh đối với sự ổn định và cơ cấu địa chính trị ở khu vực Đông Á sẽ đặt ra những thách thức to lớn cho mối quan hệ này.

Thứ hai là tới mối quan hệ Trung – Nga. Nhìn chung, tầng lớp tinh anh của Nga thống nhất những quan điểm cơ bản sau về tình hình quốc tế 20 năm đầu thế kỷ 21: TQ sẽ trỗi dậy thành nước mạnh nhất thế giới trong vòng từ 20 năm sau trở lên; Nga vẫn là một nước lớn ở thời kỳ đang phục hồi, song chỉ là nước lớn trong quá khứ, không phải trong tương lai; hiện thời, Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới và sức mạnh của TQ không thể so được với tầm cỡ của Mỹ. Từ đó suy ra, trong 20 năm đầu thế kỷ 21, Nga phải quan tâm đến TQ vì TQ có thể trở thành quốc gia quan trọng nhất để Nga dùng làm đối trọng với Mỹ. Giám đốc Viện nghiên cứu chính trị Nga B.Mironov nói “Chỉ TQ mới có thể đối chọi được với phương Tây do Mỹ đứng đầu”. Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada S.Rogov nói “Phát triển quan hệ với TQ và Ấn Độ mới có thể tăng được vị thế của Nga trong quan hệ với phương Tây”. Tuy nhiên, Nga cũng cho rằng, sự đe đọa của TQ không đến từ hiện tại mà là sau khi TQ trỗi dậy, tức là 20 năm sau thậm chí lâu hơn TQ sẽ trở thành mối đe dọa quân sự lớn nhất, thực tế có khả năng nhất, duy nhất của Nga.

Thứ ba là tới mối quan hệ Trung - Ấn. Quan hệ ngoại giao TQ – Ấn Độ được chính thức thiết lập ngày 1.4.1960, đến năm 2010 vừa tròn 60 năm[42].

60 năm qua, hai quốc gia khổng lồ ở châu Á đã trải qua những thăng trầm không mấy bằng phẳng thậm chí đẫm máu. Tuy nhiên, từ khi TQ cải cách mở cửa và phát triển hòa bình, ở Ấn Độ có ba cách nhìn nhận về TQ: một là than phục và khiếp sợ và do đó nghĩ rằng cần phải cầu an với TQ; hai là coi TQ như mối đe dọa nhưng trong tương lai xa, cho nên phải tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự để giao lưu với TQ nhằm kiềm chế và cân bằng ảnh hưởng; ba là coi TQ như mối đe dọa lớn và ngay trước mắt, vì thế phải đối xử như TQ đã đối xử với Ấn Độ: áp dụng chính sách ngăn cản và bao vây. Nhưng đại đa số người dân Ấn Độ theo trường phái thứ hai. Họ nhận thức được những ảnh hưởng thuận lợi của cải cách kinh tế tại TQ với Ấn Độ nhưng lại lo ngại về chính sách quân sự của TQ. Họ hiểu là đối với TQ không thể cầu an mà cũng chẳng thể ngăn cản.

Thứ tư là tác động đến mối quan hệ TQ – ASEAN. Việc TQ ngày càng lớn mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự thực sự là một thách đố có thể trở thành “mối đe dọa” cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN. Điều làm ASEAN thực sự băn khoăn là Bắc Kinh sẽ dùng sức mạnh đó như thế nào trong tương lai. Trong một bối cảnh mà TQ là một thế lực không thể phủ nhận trong khu vực, ASEAN cần tìm ra một chính sách thích hợp để đối phó với TQ. Và chính sách chung mà từng thành viên ASEAN cũng như cả Hiệp hội áp dụng trong quan hệ với Bắc Kinh là “hợp tác nhưng cũng cần đề phòng”[43]. Bằng những công cụ kinh tế, chính trị, ngoại giao cũng như vị thế của mình, ASEAN đã tìm cách hợp tác để đưa TQ vào cơ cấu kinh tế của khu vực. Qua đó, ASEAN hy vọng có thể hướng TQ tìm ra những giải pháp hòa bình, đa phương cho các vấn đề an ninh khu vực. Để thực hiện mục tiêu đó, một mặt ASEAN tìm cách ủng hộ quan hệ với Bắc Kinh qua các diễn đàn đa phương do ASEAN khởi xướng hay ủng hộ[44]. Vì mục tiêu đó, ASEAN đã khởi xướng và giữ vai trò quan trọng trong ARF (Diễn đàn khu vực

ASEAN) – một diễn đàn an ninh quan trọng nhất trong khu vực với sự tham gia của nhiều nước châu Á-TBD, trong đó có cả TQ và Mỹ. Mặc dù hợp tác là giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất của ASEAN trong quan hệ với TQ, điều đó không có nghĩa là ASEAN chỉ hợp tác mù quáng và không quan ngại TQ. Do đó, cùng với chính sách hợp tác, ASEAN cũng có một chính sách đề phòng với TQ. Tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước ASEAN là một trong những nguyên nhân làm ASEAN lo lắng về TQ. Mặc dù không chính thức lên tiếng nhưng các nước ASEAN hiểu rằng, TQ là một thách đố lớn, nếu không nói là một mối đe dọa cho an ninh khu vực trong tương lai. Trước thách thức đó, ASEAN cũng tìm cách thiết lập và củng cố quan hệ với các nước lớn trong khu vực. Việc ASEAN thiết lập ARF cũng có mục đích khác là lôi kéo các cường quốc vào để qua đó, các nước này, có thể “nhòm ngó” TQ và buộc TQ hành động có trách nhiệm. Nói chung, các nước ASEAN đều có chính sách đề phòng riêng của mình và phần lớn đều đang chuẩn bị tích cực cho quân đội có nghĩa là vũ trang ở mức tốt hơn, đặc biệt là mua hay đóng tàu ngầm. Tờ Sunday Telegraph ngày 04.2.2007 cho biết: Indonesia đã tuyên bố sẽ cho đóng 12 chiếc tàu ngầm hiện đại để hạ thủy vào khoảng năm 2024 và cũng cho biết thêm rằng sẽ mua nhiều tầm ngầm hơn bất cứ nước nào cùng cỡ (4 chiếc Kilo của Nga và 2 chiếc của Hàn Quốc). Singapore định mua 6 tàu ngầm vào khoảng năm 2016. Malaysia đã đặt mua và nhận về 2 tàu ngầm Scorpene của Pháp. Tuy nhiên, sự tăng cường vũ trang dù dưới hình thức nào cũng có nguy cơ gây ra những đụng độ vô tình mà hậu quả lại không lường trước được. Về sự “trỗi dậy” của TQ, ông Lý Quang Diệu nói ngay trong cách dùng từ của TQ “trỗi dậy hòa bình” đã làm cho người ta phải e ngại. Theo ông nếu thay “trỗi dậy” bằng “phát triển” hoặc “tiến hóa” có lẽ sẽ dễ được chấp nhận hơn. Ông Lý Quang Diệu cho rằng đối với châu Á “Tôi không có ý nói rằng sắp có chiến tranh. Nhưng nếu không có sự đối trọng,

chúng ta không có đường lùi. Nếu có hai cây to, thay vì chỉ một, chúng ta có thể chọn đứng dưới bóng râm của bất cứ cây nào”[45].

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)