thuyết quân sự nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới
(1) Trung Quốc từng bước điều chỉnh, mở rộng nội dung của chiến lược quân sự “Phòng ngự tích cực”
Những năm gần đây, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước TQ, phần nội dung về “Xây dựng quốc phòng và Quân giải phóng Nhân dân” thường nhấn mạnh đến việc quán triệt phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, nâng cao khả năng tác chiến phòng ngự, đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện kỹ thuật cao. Vậy, chiến lược phòng ngự
tích cực của TQ trong điều kiện chiến tranh kỹ thuật cao hiện nay như thế nào? Nội dung và hình thức biểu hiện của nó có gì mới so với chiến lược phòng ngự tích cực trước đây?
Quan điểm “Chiến lược phòng ngự tích cực” đã được ĐCS TQ đề cập ngay từ thời kỳ chiến tranh giải phóng - thời kỳ cuộc chiến tranh cách mạng của TQ với điều kiện lực lượng còn yếu hơn đối phương. Mao Trạch Đông khái quát: “Phòng ngự tích cực, còn gọi là phòng ngự thế công, hay phòng ngự quyết chiến. Phòng ngự tiêu cực, còn gọi là phòng ngự chuyên thủ hay phòng ngự đơn thuần. Phòng ngự tiêu cực trên thực tế là phòng ngự giả, chỉ có phòng ngự tích cực mới là phòng ngự thật, mới là phòng ngự để phản công và tiến công”.[21,tr.370]
Trong “Sách tri thức quân sự của người chỉ huy” (Học viện Quân sự TQ - 1985), phân tích nguyên lý cơ bản tư tưởng phòng ngự tích cực của Mao Trạch Đông là: “Kẻ địch tấn công ta (TQ) trên quy mô lớn, khi ta chưa thể nhanh chóng đập tan cuộc tiến công của địch, thì về chiến lược trước hết phải thực hiện phòng ngự. Trong phòng ngự chiến lược phải tích cực tiến hành các cuộc tiến công nhanh và quyết định ở tuyến ngoài mang tính chất chiến dịch và chiến đấu. Phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của quân và dân, vận dụng các hình thức đấu tranh tiêu diệt, tiêu hao thật nhiều sinh lực và tiềm lực chiến tranh của địch, dần dần thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, giành thế chủ động chiến lược. Nếu thấy thời cơ điều kiện có lợi xuất hiện thì phải kịp thời chuyển từ phòng ngự chiến lược sang phản công và tiến công chiến lược. Chọn thời cơ thích hợp chủ động tiến hành quyết chiến chiến lược với chủ lực địch, tiêu diệt những tập đoàn lớn quân địch để giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh”.
Hiện nay, các nhà quân sự TQ cho rằng, phương châm chiến lược phòng ngự tích cực theo tư tưởng của Mao Trạch Đông chỉ còn phù hợp với một
cuộc chiến tranh toàn diện chứ không phù hợp với cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao. Bởi vì, chiến tranh toàn diện là cuộc chiến tranh có tính lâu dài, nhiều giai đoạn, mà thông thường phải trải qua giai đoạn tác chiến phòng ngự, sau đó chuyển sang phản công và tiến công. Chiến tranh toàn diện đòi hỏi động viên toàn bộ nhân tài, vật lực quốc gia. Trong khi chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao là chớp nhoáng, các giai đoạn tác chiến ít hơn, không có giai đoạn tác chiến phòng ngự mà bắt đầu đã là hình thức “tự vệ phản công”, sau đó là tác chiến tiến công trên quy mô hạn chế. Chiến tranh cục bộ hạn chế động viên ở mức tối đa, hạn chế ảnh hưởng toàn quốc gia... Do vậy, “Phòng ngự tích cực” hiện nay là đánh chặn và triển khai nhanh, giành và giữ quyền kiểm soát trên biển và trên không của chiến trường trong điều kiện tác chiến hiện đại để giành thắng lợi.
Các nhà nghiên cứu quân sự TQ cũng cho rằng, phương châm “phòng ngự tích cực” của TQ cần có những tư duy mới. Trước hết là tư duy về giải quyết ba mối quan hệ: (1) Quan hệ giữa khống chế chiến tranh và giành thắng lợi trong chiến tranh; (2) Quan hệ giữa chính trị và quân sự; (3) Quan hệ giữa tiến công và phòng ngự.
Về mối quan hệ giữa khống chế chiến tranh với giành thắng lợi chiến tranh. Theo TQ, khống chế chiến tranh được thực hiện trong thời bình, bằng việc lợi dụng sức mạnh chính trị, quân sự để khống chế hoặc ngăn chặn không để cho chiến tranh nổ ra. Ngày nay, chiến lược quân sự phòng ngự tích cực không đơn thuần là giải quyết vấn đề chuẩn bị chiến tranh và tiến hành chiến tranh như thế nào, mà phải làm thế nào để khống chế chiến tranh, tránh để chiến tranh xảy ra. Không chỉ tránh một cuộc chiến tranh toàn diện, quy mô lớn mà còn tránh cuộc chiến tranh cục bộ để bảo đảm cho tiến trình xây dựng hiện đại hoá XHCN được diễn ra thuận lợi. Yêu cầu chiến lược quốc gia cần thiết lúc nào cũng có thể uy hiếp được đối phương bằng các biện pháp quân
sự, chính trị, ngoại giao kết hợp để đạt được mục đích ngăn chặn chiến tranh. Duy trì đường lối chiến tranh nhân dân bằng sự kết hợp giữa xây dựng lực lượng chính quy ngày càng hiện đại, lớn mạnh với xây dựng lực lượng hậu phương tin cậy. Cũng phải thấy, khống chế chiến tranh chính là cơ sở vững chắc cho khả năng giành thắng lợi trong chiến tranh. Chỉ có một lực lượng mạnh mới có khả năng uy hiếp, răn đe để kiềm chế chiến tranh. Điểm mấu chốt của chiến lược quân sự phòng ngự tích cực của TQ là chuẩn bị để đối phó và giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Dùng chiến lược răn đe, nghi binh đối phương, không cần đánh cũng giành thắng lợi.
Theo đó, các nhà quân sự TQ cho rằng: Quá trình hoạch định chiến lược chiến tranh trong thời kỳ hoà bình của bất kỳ một quốc gia nào đều phải đạt được hai yếu tố “răn đe” và “thực chiến” (khả năng tham chiến thực tế). Theo quan điểm này, răn đe là một hình thái vận dụng sức mạnh quân sự hoặc sức mạnh tổng hợp quốc gia để điều chỉnh và khống chế một cách đầy đủ giữa chiến tranh và hoà bình. Răn đe không giới hạn ở lĩnh vực quân sự đơn thuần, mà nó phải trở thành răn đe tổng hợp trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật… Nhưng răn đe không phải đều có tác dụng ngăn chặn chiến tranh, nó không thể vượt trên quy luật chiến tranh, không thay thế tác dụng của thực chiến. Khi mục đích của răn đe không đạt được thì phải phát động chiến tranh, thông qua việc sử dụng vũ lực, tiêu diệt lực lượng và cơ sở vật chất của đối phương để giành thắng lợi.
Hai yếu tố răn đe và thực chiến có vai trò ngang bằng nhau. Thực chiến là cơ sở để xây dựng chiến lược răn đe, là thủ đoạn cao nhất để giải quyết mâu thuẫn. Răn đe là áp dụng thủ đoạn phi chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn nhưng khi mâu thuẫn không giải quyết được bằng răn đe thì chỉ có cách sử dụng vũ lực chứ không có con đường nào khác...
Về mối quan hệ quân sự - chính trị. TQ cho rằng, chiến lược quân sự phải gắn bó chặt chẽ và hài hoà với kinh tế, chính trị, ngoại giao. Chiến lược quân sự phòng ngự tích cực cơ bản vẫn phải xem xét từ vấn đề chính trị. Chiến tranh cục bộ hiện nay chịu sự chi phối rất lớn về chính trị và ngoại giao, cho nên chính trị có vai trò quan trọng trong chiến tranh cục bộ. Chỉ đạo chiến lược quân sự phải cần một bộ não chính trị, phải phụ thuộc vào chính sách và ý thức đại cục. Đánh hay không đánh, đánh mục tiêu gì, đánh đến mức nào, khi nào thì đánh, khi nào ngừng đều phải xuất phát từ chính trị, chiến lược và tính toàn diện. Đấu tranh quân sự phải tuân thủ theo lập trường tự vệ, chuẩn bị đầy đủ, thận trọng từng bước. Đấu tranh quân sự phải kết hợp hài hoà với đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao để bảo vệ và cải thiện môi trường an ninh quốc gia.
Về mối quan hệ giữa tiến công và phòng ngự. Theo quan điểm của giới quân sự TQ phòng ngự tích cực phải là phòng ngự tiến công, kết hợp giữa phòng ngự và tiến công. Bản chất của nó là vừa phòng ngự vừa khống chế đối phương trước, đồng thời coi trọng tiến công đối phương trong chiến đấu chiến dịch. Vừa chiến đấu lâu dài vừa chớp thời cơ, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao. Khống chế địch trước nghĩa là giành thế chủ động về chính trị, ngoại giao, thể hiện cho thế giới thấy được TQ không bành trướng nhưng cũng không phải là yếu đuối. Khi chủ quyền và an ninh quốc gia bị xâm phạm, TQ sẽ không ngần ngại tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc và tiêu diệt quân thù.
Sự phát triển về tư tưởng chiến lược quân sự của TQ những năm gần đây cho thấy, trong tương lai PLA sẽ triển khai chiến đấu chống lại đối phương ở bên ngoài lãnh thổ TQ. Chiến lược này vừa phù hợp với cuộc chiến tranh bảo vệ, vừa phù hợp với cuộc chiến tranh “trừng phạt” khi cần thiết.
Chiến lược quân sự “Phòng ngự tích cực” của TQ hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược. Về hải quân, các chuyên gia quân sự TQ cho rằng: Muốn bảo vệ những thành quả kinh tế, duy trì sự phát triển, đưa TQ thành cường quốc trên thế giới thì TQ phải có khả năng đẩy chiến trường của cuộc chiến tương lai ra xa lãnh thổ TQ (ra ngoài biển). Do vậy, lực lượng hải quân TQ phải tiếp tục vươn xa ra ngoài khơi, có khả năng tác chiến giành thắng lợi trên biển. Hơn nữa, Đài Loan và Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ thông thương của TQ ra TBD và Ấn Độ Dương. Nếu như TQ không thay đổi chiến lược hải quân từ phòng ngự bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải sang phòng ngự tích cực bảo vệ quyền lợi đại dương, từ thế phòng thủ sang thế tấn công thì không thể thống nhất được đất nước và bảo vệ chủ quyền, lợi ích trên biển. Từ những nhận định đó, học thuyết phòng thủ hải quân TQ được đề cập theo hướng “Phòng thủ tích cực biển khơi”. Nội dung cơ bản của chiến lược phòng thủ tích cực biển khơi là xây dựng lực lượng hải quân với 3 mục tiêu chính: (1) Tác chiến ngoài khơi: Lực lượng hải quân TQ phải có khả năng thực hiện tác chiến độc lập trên biển, kiểm soát toàn bộ lãnh hải của TQ, thống nhất Đài Loan; (2) Phục vụ chiến lược biển: Bảo vệ các nguồn lợi kinh tế trên biển, bảo vệ toàn bộ các hoạt động của các lực lượng khác trên biển, hỗ trợ phòng thủ quốc gia; (3) Hiện đại hoá lực lượng: Hiện đại hoá trang bị và vũ khí của hải quân theo hướng giảm lực lượng chiến đấu thuỷ lôi, tăng dần lực lượng chiến đấu mặt nước, tập trung vào các tàu khu trục mang tên lửa, tăng tàu ngầm tấn công loại hiện đại để thay thế các loại tàu ngầm cũ, nhanh chóng nghiên cứu chế tạo tàu sân bay.
Năm 2003, TQ đề ra “Chiến lược kiểm soát biển ba bước”: (1) Đến năm 2010, khống chế trực tiếp vành đai đảo số một, trong phạm vi 500-600 hải lý, gồm Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (Biển Đông); (2) Đến năm 2020, mở
rộng ra phạm vi 1.500 hải lý; (3) Đến năm 2050, mở rộng ra toàn bộ các vùng biển của thế giới. Để đạt được những mục tiêu này, hải quân TQ bước đầu hình thành hệ thống tác chiến cơ động, phòng ngự căn cứ, phản kích trên biển - đảo, thành lập một một lực lượng hậu cần trên biển để có thể đảm bảo cho các lực lượng tác chiến của hải quân dài ngày hơn, phạm vi hoạt động mở rộng hơn. Để đáp ứng những yêu cầu đó, xu hướng trang bị vũ khí của Hải quân TQ là các loại mang tính tiến công như tàu khu trục mang tên lửa, tàu ngầm tiến công… Đồng thời, TQ cũng đẩy mạnh dự án đóng tàu sân bay để tăng khả năng vươn xa.[20,tr.234]
Điều chỉnh chiến lược của không quân là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoàn thiện chiến lược “Phòng ngự tích cực”. Qua các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động những năm gần đây, các nhà quân sự TQ cho rằng: Không quân là lực lượng chủ thể trong tác chiến hiện đại hiện nay trên thế giới. Trong tác chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao, nếu không có sự chi viện của không quân thì hiệu quả tác chiến sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, trong tương lai không quân TQ phải là lực lượng đột kích và phải có khả năng tác chiến độc lập.
Hiện nay không quân TQ chưa có học thuyết phòng thủ chính thức mà mới chỉ có một số chủ trương như: “Chiến lược tấn công toàn diện”, “Chiến lược phản ứng nhanh” và “Phản ứng linh hoạt khoảng không hạn chế”… Trước mắt, Không quân TQ đề ra chiến lược hiện đại hoá lực lượng không quân với mục tiêu: chuyển từ thực hiện nhiệm vụ phòng không đơn thuần sang khả năng thâm nhập đường không, chuyển từ thế phòng ngự giới hạn trong không phận đất nước sang tấn công rộng ra bên ngoài, xây dựng không quân thành một lực lượng tinh nhuệ cả trong tấn công và phòng ngự, có khả năng kiểm soát toàn bộ không gian, mặt đất, mặt biển và tác chiến điện tử; giải quyết được chiến tranh ngay giai đoạn đầu bằng tác chiến tấn công nhanh.
Những thay đổi gần đây của Không quân TQ là nhằm đạt được mục tiêu đó. TQ chủ trương trang bị máy bay tấn công và đánh chặn tầm xa, nâng cao năng lực phòng không (trang bị máy bay cảnh báo sớm trên không), mở rộng và tăng cường năng lực chi viện cự ly gần, nâng cao khả năng phạm vi hoạt động (tiếp dầu trên không). TQ đã mua và tự lắp ráp đưa vào biên chế hàng trăm máy bay tiêm kích đánh chặn Su-27, chế tạo và đưa vào biên chế cho lực lượng không quân của hải quân máy bay tấn công mặt biển loại FBC-1 (“Báo Bay”)... Không quân TQ cũng đã hoàn thành kỹ thuật tiếp dầu trên không, đưa TQ trở thành một trong 5 nước trên thế giới thực hiện được kỹ thuật này (Anh, Nga, Pháp, Mỹ và TQ). Việc thực hiện kỹ thuật tiếp dầu trên không đã kéo dài khả năng tác chiến tầm xa cho lực lượng không quân, mở rộng phạm vi tác chiến hiện đại của TQ.
Bên cạnh điều chỉnh và phát triển hải quân và không quân, TQ tiếp tục tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng chiến lược (Pháo binh II). Đây là lực lượng có khả năng răn đe cao. Lực lượng hạt nhân của TQ do Bộ đội tên lửa chiến lược, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tạo thành. TQ đang tập trung vào việc nâng cao khả năng cơ động và độ chính xác của tên lửa, thay đổi kiểu dẫn của đầu đạn vượt đại châu tầm xa và chế tạo tên lửa hạt nhân kiểu mới có tầm bắn đạt 13.000 km. Ngoài ra, TQ cũng đang nghiên cứu phát triển hệ thống phòng chống tên lửa.
(2) Trung Quốc từng bước điều chỉnh học thuyết quân sự từ “Chiến tranh nhân dân” sang “Chiến tranh hiện đại”
Học thuyết quân sự “Chiến tranh nhân dân” được thực hiện từ khi ĐCSTQ giành được chính quyền (năm 1949). Tư tưởng cơ bản của học thuyết này là đề cao vai trò của sự kết hợp chính trị với động viên sức mạnh quần chúng tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài chống xâm lược và vai trò “đa năng” của PLA.
Những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, học thuyết “Chiến tranh nhân dân” được phát triển thành “Chiến tranh nhân dân dưới điều kiện hiện đại”, sau đó là “Chiến tranh hạn chế”. Từ sau chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991), các nhà lãnh đạo TQ thừa nhận tầm quan trọng của khoa học - công nghệ trong chiến tranh hiện đại, học thuyết quân sự TQ phát triển thành “Chiến tranh cục bộ công nghệ cao” hoặc “Chiến tranh hiện đại”.
Theo học thuyết này, các nhà quân sự TQ cho rằng “Chiến tranh hiện đại” có 5 đặc điểm chính: (1) Là chiến tranh hạn chế, tiến hành ở một khu vực địa lý nhất định với mục tiêu chiến lược cụ thể và hành động chiến đấu