Thực trạng phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 58 - 78)

Đại hội ĐCS TQ lần thứ XVI (2002) xác định: “Xây dựng và củng cố quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, là sự bảo đảm quan trọng để bảo vệ an ninh, thống nhất đất nước và xây dựng xã hội khá giả toàn diện, kiên trì phương châm phát triển hài hoà giữa xây dựng quốc phòng và quân đội trên cơ sở phát triển kinh tế... Tiếp tục lấy tư tưởng quân sự của Mao Trạch Đông, tư tưởng xây dựng quân đội thời kỳ mới của Đặng Tiểu Bình làm chỉ đạo, quán triệt toàn diện ‘tư tưởng quan trọng Ba đại diện’... xây dựng quân đội hiện đại, chính quy”. [19, tr.232] TQ đặc biệt nhấn mạnh việc quán triệt tư tưởng Giang Trạch Dân về quốc phòng. Từ giữa năm 2003, quân đội TQ tổ chức tuyên truyền nghiên cứu “Tư tưởng Giang Trạch Dân về xây dựng quân đội và quốc phòng”; xây dựng quân đội

và quốc phòng xoay quanh giải quyết “hai vấn đề mang tính lịch sử” là: (1) Có thể đuổi kịp xu thế phát triển của quân sự thế giới và đánh thắng chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao có thể xảy ra hay không?; (2) Có thể duy trì tác phong, bản chất, tính chất của quân đội, trở thành quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng hay không? Hai vấn đề đó còn được khái quát là:

“Đánh thắng và không biến chất”. “Đánh thắng” tức là lấy xây dựng quân đội kỹ thuật cao, chất lượng tốt làm “kế lớn” phát triển quân đội. Thực hiện chuyển đổi mô hình xây dựng quân đội từ mô hình về số lượng lớn chuyển sang mô hình hiệu quả, công năng chất lượng; từ mô hình tập trung nhân lực chuyển theo mô hình tập trung kỹ thuật. Giang Trạch Dân nhấn mạnh: “Cần phải thực hiện bước phát triển nhảy vọt để xây dựng hiện đại hoá Quân đội, nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ lịch sử hoàn thành cơ giới hóa và xây dựng tin tức hoá, kiên trì lấy tin tức hoá làm chủ đạo, lấy cơ giới hoá làm cơ sở, lấy tin tức kéo theo cơ giới hoá, thúc đẩy phát triển hợp lý giữa tin tức hoá và cơ giới hoá”.[21,tr.407] Còn “Không biến chất” theo tư tưởng Giang Trạch Dân: vấn đề quan trọng đầu tiên là Đảng lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội và yêu cầu Đảng uỷ, lãnh đạo các cấp trong quân đội cần phải coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị tư tưởng, đưa vấn đề này vào các mặt xây dựng quân đội để tạo động lực tinh thần cho “đánh thắng”, là sự bảo đảm về chính trị cho “không biến chất”. Xây dựng bản lĩnh chính trị tư tưởng là dùng lí luận khoa học của Đảng để giáo dục và vũ trang cho toàn quân. Học tập lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng bản lĩnh chính trị tư tưởng cho quân đội trong tình hình mới. Đến Đại hội ĐCS TQ lần thứ XVII (2007), TQ bổ sung thêm quan điểm “phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào làm một trong những tư tưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển tiềm lực quân sự. Theo đó, TQ đề ra mục tiêu “nước giầu

binh mạnh”, phát triển tiềm lực quân sự “hài hòa” với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật...; xây dựng một quân đội mạnh có khả năng vừa đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hoá, lại đối phó tốt với các mối đe doạ an ninh truyền thống; vừa đối phó hiệu quả với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống, lại có thể bảo vệ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; vừa có thể bảo vệ được hoà bình, lợi ích quốc gia, lại có thể bảo đảm vững chắc cho TQ phát triển.

Để thực hiện đường lối quốc phòng của mình trong điều kiện mới, TQ tích cực tăng cường đầu tư cho quốc phòng, điều chỉnh cơ cấu, tăng ngân sách quốc phòng, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, mua sắm các loại vũ khí hiện đại, đặc biệt là vũ khí cho hải quân, không quân và lực lượng chiến lược (pháo binh 2) nhằm thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ 21.

(1) Điều chỉnh cơ cấu, tổ chức, lực lượng

Trung Quốc đẩy mạnh điều chỉnh bố trí chiến lược, cũng như cơ cấu, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Về bố trí chiến lược, đã chuyển từ tập trung đối phó phía Đông (đông nguy cấp, tây hoà dịu) sang vừa tập trung cho phía Đông vừa chú trọng phía Tây (đông nguy cấp, tây chú trọng).

Để tăng cường sự lãnh đạo của ĐCS TQ đối với Quân đội, TQ đã kiện toàn cơ quan lãnh đạo tối cao là Quân uỷ trung ương. Tháng 9 năm 2004, TQ đã tăng thêm ba ủy viên Quân uỷ trung ương (Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh Không quân và Tư lệnh Pháo binh 2), nâng số ủy viên Quân ủy lên 11 người so với 8 người trước đây. Việc kiện toàn cơ quan lãnh đạo quân sự tối cao là nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá quân đội, đảm bảo cho cơ quan quân sự tối cao có đủ thành phần từ các lực lượng chủ chốt, tăng cường sức chiến đấu của quân đội TQ trong chiến tranh hiện đại, nhấn mạnh vai trò của các lực lượng hải quân, không quân và pháo binh 2.

Về cải cách cơ cấu tổ chức quân đội, TQ rất quan tâm đến mô hình quân đội các nước phát triển. Lãnh đạo Quân đội TQ đã thảo luận về hai phương án cải tổ biên chế tổ chức cấp đại quân khu, trong đó có phương án tổ chức các bộ chỉ huy tác chiến vùng theo kiểu bộ chỉ huy liên hợp của Mỹ hoặc dồn ghép các đại quân khu nhằm giảm bớt các khâu chỉ huy trung gian. Đối với các đơn vị cấp thấp hơn, sẽ tổ chức biên chế lại các theo yêu cầu tác chiến, chuyển đổi các sư đoàn bộ binh thành các lữ đoàn bộ binh cơ giới để đảm bảo tính cơ động cao; tăng cường về mức độ tinh nhuệ của các lực lượng đặc nhiệm; các trung tâm chỉ huy binh chủng hợp thành sẽ được kết hợp thành các tổ hợp chỉ huy thống nhất. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1998 - 2005, quân đội TQ đã cắt giảm hơn 1 triệu quân, chủ yếu là lực lượng bộ binh. Về biên chế, TQ đã giải thể 7 tập đoàn quân bộ binh, 8 quân đoàn không quân, chuyển đổi các sư đoàn pháo binh của tập đoàn quân thành các lữ đoàn pháo binh...

TQ đẩy mạnh cắt giảm lực lượng, tinh gọn hóa theo hướng xây dựng “tinh binh”. Tổng Bí thư ĐCS TQ, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Quân uỷ trung ương Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: “Quân đội TQ phải tiến hành một cuộc cải cách toàn diện cả về tổ chức biên chế và vũ khí trang bị”.[26,tr.341]Còn Phó chủ tịch Quân uỷ trung ương TQ Quách Bá Hùng cho rằng: “Do ảnh hưởng của kỹ thuật tin học, các nước phát triển đều tiến hành cải cách quân đội theo xu hướng giảm số lượng, thu hẹp quy mô quân đội; điều chỉnh hoàn thiện cơ cấu quân binh chủng theo hướng giảm lục quân, tăng không quân, hải quân và các binh chủng kỹ thuật... Để phù hợp với xu thế đó, TQ cần thực hiện chiến lược tăng cường sức mạnh quân đội bằng khoa học kỹ thuật, đổi mới và phát triển lý luận quân sự, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cơ giới hoá và tin học hoá, thực hiện bước phát triển nhảy vọt trong xây dựng quân đội”.[26,tr.341]

Theo chủ trương đó, TQ có kế hoạch giảm 20% lực lượng thường trực (500.000 quân) nhằm giảm quân thường trực xuống còn 2.000.000 quân. Đến năm 2005, TQ đã cắt giảm được 200.000 quân, đưa lực lượng thường trực xuống còn 2.300.000 quân. Nguyên tắc giảm quân đợt này được Quân uỷ trung ương TQ đề ra là “tăng cường lực lượng hải quân, không quân và tên lửa chiến lược, giảm thích đáng lực lượng lục quân”. Cùng với việc tiến hành cắt giảm biên chế, TQ cũng rất coi trọng việc tăng cường xây dựng đội ngũ nhân tài trong quân đội, nâng cao chất lượng sĩ quan. Năm 2003, quân đội TQ đã tuyển dụng hơn 4.000 sinh viên đại học (TQ gọi là “định hướng sinh quốc phòng”) từ 65 trường đại học để bồi dưỡng, định hướng phục vụ quân đội, bổ sung vào đội ngũ sĩ quan sau này.

Để huy động tối đa lực lượng khi cần thiết, vào đầu tháng 03.2010, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Luật huy động quốc phòng. Theo đạo luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Hoa sẽ tuyên bố lệnh huy động trên toàn quốc hoặc trong khu vực theo hiến pháp và pháp luật, “nếu chủ quyền quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ hay an ninh bị đe doạ”.[38] Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội TQ Ngô Bang Quốc đây là bộ luật quan trọng chỉ đạo toàn diện hoạt động huy động quốc phòng của TQ, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn xây dựng huy động quốc phòng TQ, tham khảo và học tập cách làm hiệu quả công tác huy động quốc phòng của nước ngoài, tiếp thu sâu rộng ý kiến và kiến nghị của các giới trong xã hội.

(2) Gia tăng ngân sách quân sự, tăng cường nghiên cứu phát triển, sản xuất vũ khí trang bị hiện đại

TQ liên tục tăng ngân sách quốc phòng, trở thành nước có chi phí quốc phòng hàng đầu thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, TQ có điều kiện hơn trong việc tăng cường tiềm lực quân sự. TQ đề ra mục tiêu xây dựng một quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu

bảo vệ các lợi ích quốc gia, hoàn thành sự nghiệp “thống nhất tổ quốc”, hỗ trợ cho chiến lược trở thành cường quốc khu vực và thế giới. Với ngân sách quân sự luôn tăng ở mức 2 con số trong những năm gần đây (năm 2004 tăng 11,6%, khoảng 25 tỷ USD; năm 2005 tăng 12,6%, khoảng 30 tỷ USD; năm 2006 tăng 14,7%, khoảng 35 tỷ USD; năm 2007 tăng 17,8%, khoảng 45 tỷ USD; năm 2008 tăng 17,6%, lên khoảng 59 tỷ USD; năm 2009 tăng 14,9%, lên 70,2 tỷ USD) và trở thành nước có chi phí quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Mặc dù năm 2010, TQ đã giảm mức tăng ngân sách quốc phòng xuống dưới 2 con số (7,5%), nhưng ngân sách quốc phòng nước này vẫn lên tới 78 tỷ USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự nước ngoài, chi phí quân sự trên của TQ chỉ là phần chi phí công khai, chưa bao gồm mua sắm trang thiết bị, sản xuất và bảo dưỡng vũ khí... Theo đánh giá của Mỹ, ngân sách quốc phòng của TQ trong năm 2009 vào khoảng 105-150 tỷ USD.[31,tr.45] Với tiềm lực kinh tế ngày càng được tăng cường và với mức tăng chi tiêu phòng như những năm gần đây, các chuyên gia quân sự dự đoán rằng đến năm 2050 TQ sẽ vượt Mỹ, trở thành nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới. Trước mắt, TQ đề ra mục tiêu đến năm 2015, quân đội nước này sẽ đạt tới trình độ quân đội các nước phát triển.

TQ đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị tiên tiến. TQ dành khoảng 40% ngân sách quốc phòng để mua sắm vũ khí trang bị, trong đó ưu tiên cho hải quân, phòng không không quân... nhằm “rút ngắn khoảng cách chênh lệch” về vũ khí chính xác với các nước tiên tiến. Trong đó, nước này tập trung đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, hướng tới “tự túc” trong sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội. Đáng chú ý, TQ đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tham gia hoạt động phát triển và sản xuất vũ khí (nhưng chỉ gồm hệ thống thiết bị phụ, các sản phẩm hỗ trợ đặc biệt). Đến nay, TQ đã phát triển được nhiều loại vũ

khí trang bị hiện đại, từ vũ khí cho lục quân, đến vũ khí trang bị cho hải quân, không quân và pháo binh 2.

Về vũ khí trang bị cho lục quân, TQ gần như sản xuất được toàn bộ các loại vũ khí trang bị dành cho lục quân, từ vũ khí cá nhân đến xe tăng, máy bay trực thăng… với nhiều loại ở vào hàng tiên tiến trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý có các loại xe tăng hạng nặng thế hệ 3 và thế hệ 4 như xe tăng T-90, T- 98, T-99... Đây là hai loại xe tăng chủ chiến được trang bị hệ thống điều chỉnh súng và hệ thống quan sát đêm tiên tiến, cũng như thiết bị phòng vệ bằng la- de hữu hiệu. Hiện nay, TQ đang tiến hành nghiên cứu chế tạo xe tăng chủ chiến thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất thế giới.

Về vũ khí dành cho hải quân, TQ đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại vũ khí trang bị tiên tiến, từ tàu tuần tiễu, phóng lôi, đến các loại tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân thuộc loại tương đối hiện đại. TQ đã tự nghiên cứu sản xuất, cải tiến và đã đưa vào trang bị hàng chục tàu ngầm loại 035 lớp “Minh”

(cải tiến từ tàu lớp “Romeo”), loại 039 lớp “Tống” để thay thế cho tàu loại 033 lớp “Romeo” mua của Liên Xô cũ. TQ đã nghiên cứu phát triển được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân loại 091 lớp “Hán - SSN”; tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo loại 092 lớp “Hạ - SSBN”; tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại loại 093 lớp “Thương” và 094 lớp “Kim” (riêng loại 094 được đưa vào trang bị năm 2005). Hiện nay, TQ đang nghiên cứu phát triển loại tàu ngầm tấn công hạt nhân loại 095 và 096 với nhiều tính năng tiên tiến hơn. Đáng chú ý, từ 2001 - 2005, TQ đã tự đóng và đưa vào trang bị 14 chiếc tàu ngầm (bình quân cứ khoảng 4 - 5 tháng, TQ hạ thuỷ 01 chiếc). TQ cũng đã nghiên cứu phát triển được nhiều loại tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa hiện đại, như tàu khu trục loại 051 lớp “Lữ Đại”, lượng giãn nước khoảng 3.800 tấn (đã cải tiến đến “Lữ Đại - 3” có ký hiệu 051G), tàu khu trục lớp “Lữ Hộ”, lượng giãn nước khoảng 4.200 tấn (hiện đã đưa vào biên chế 2 chiếc), tàu khu

trục lớp “Lữ Hải” (loại tàu khu trục hiện đại nhất do TQ sản xuất, đến 2004 mới đưa vào trang bị 1 chiếc, mang tên “Thâm Quyến”), tàu hộ vệ loại 053 lớp “Giang Hồ” (I, III, III và IV) và lớp “Giang Vệ” (I và II)… TQ cũng sản xuất được nhiều loại tên lửa trang bị cho tàu chiến các loại. Trong đó có: C802 Slam, tầm bắn 300 km; CTF-1, tầm bắn 1.200 km; Trường Phong, tầm bắn 580 km; Dalila, tầm bắn 385 km; IJ - 62, có tầm bắn 580 km; tên lửa mang đầu đạn hạt nhân “Cự lãng-1” (CSS-N-3) có tầm bắn khoảng 2.700 km và “Cự lãng-2” (CSS-N-4) có tầm bắn khoảng 8.000 km... Đặc biệt, TQ đẩy mạnh chương trình phát triển tàu sân bay nhằm nâng cao khả năng tác chiến biển xa. TQ cho rằng, điểm yếu chí mạng của hải quân nước này là chưa có tàu sân bay và TQ không thể trở thành “cường quốc hải quân” nếu không có tàu sân bay. Do đó, thời gian qua, TQ ráo riết triển khai kế hoạch phát triển lực lượng tàu sân bay, đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đưa vào trang bị 3 chiếc.[19,tr.156] Kể từ đầu những năm 1980, TQ đã nghiên cứu công nghệ và kinh nghiệm đóng tàu sân bay của các nước Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Liên Xô (nay là Nga), Ukraina và Ấn Độ. Đáng chú ý, tháng 03 năm 1998, TQ đã mua tàu sân bay “Variag” của Ukraina với giá 20 triệu USD (mới hoàn thành 70% thiết kế ban đầu) nhằm nghiên cứu công nghệ và sử dụng huấn luyện. Tuy nhiên, mặc dù chưa có tàu sân bay, nhưng TQ đã hoàn thiện kỹ thuật tiếp dầu trên không cho các máy bay hiện đại làm tăng khả năng tác chiến cho lực lượng không quân hải quân.

Về vũ khí, trang bị của không quân, TQ đã nghiên cứu sản xuất được nhiều loại máy bay, từ máy bay trực thăng đến máy bay tiêm kích, ném bom… Trong đó, có máy bay ném bom H-6 (dài 34,8m; cao 10,335m; sải cánh 34,189m; trọng lượng cất cánh tối đa 75.800kg; vũ khí mang theo tối

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 58 - 78)