Những yếu tố chi phối đến sự phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc trong tương la

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 78 - 85)

Trung Quốc trong tương lai

(1) Tình hình thế giới, khu vực

Tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến đổi mạnh mẽ, “đa cực hoá” thế giới ngày càng trở thành xu thế tất yếu. Thế giới đa cực từng bước hình thành, vai trò của Mỹ ngày càng suy giảm trên thế giới, trong khi vai trò của TQ ngày càng gia tăng. Trong thời gian tới, cùng với việc các nước đang “trỗi dậy” như TQ, Ấn Độ, Nga, Braxin (Nhóm BRIC), sự “độc lập” hơn của EU, Nhật Bản đối với Mỹ… sẽ tạo ra những nhân tố mới đấu tranh cho tiến trình

“đa cực hoá” thế giới và thế giới đa cực sẽ từng bước được hình thành với các trung tâm quyền lực: Mỹ, TQ, EU, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… Trong đó, Mỹ tiếp tục là “siêu cường” có ảnh hưởng lớn nhất, nhưng vai trò và vị thế của Mỹ trên thế giới sẽ từng bước suy giảm trong tương quan lực lượng với các trung tâm quyền lực khác. Trong báo cáo “Xu hướng toàn cầu năm 2025: Thế giới đã thay đổi”, Cộng đồng tình báo quốc gia Mỹ (NIC) cho rằng: Năm 2025, Mỹ vẫn sẽ là tác nhân đơn độc quan trọng nhất nhưng “không còn giữ được vị trí thống trị thế giới như trước”. Tuy Mỹ vẫn duy trì lợi thế quân sự đáng kể nhưng những bước tiến về khoa học và công nghệ, việc các nước khác sử dụng “chiến thuật chiến tranh phi truyền thống”, tình trạng phổ biến vũ khí chính xác tầm xa và ngày càng gia tăng các cuộc tiến công mạng sẽ

“hạn chế đáng kể quyền tự do hành động của Mỹ”. Báo cáo này khẳng định“hệ thống đa cực toàn cầu” sẽ nổi lên, và “chính sách của Mỹ được dự báo sẽ phụ thuộc rất lớn vào quá trình phát triển tại những nước quan trọng, đặc biệt là Trung Quốc và Nga”.

Trong khi đó, TQ đang ngày càng nổi lên trở thành “siêu cường” cạnh tranh với Mỹ. “Các lợi ích kinh tế và an ninh Mỹ sẽ phải đối đầu trước những thách thức mới nếu như TQ trở thành một đối thủ cạnh tranh đồng thời trên hai khía cạnh, mạnh về quân sự, cũng như năng động về kinh tế và khát năng lượng”[46]. Giới học giả Mỹ cũng lo ngại TQ sẽ vượt Mỹ trở thành “siêu cường thế giới” trong tương lai. Giáo sư trường Đại học Harvard vớt nhận định: “Khi thời đại ‘Khối cộng sinh kinh tế Trung - Mỹ’ chấm dứt, trong vòng 20 năm TQ sẽ vượt Mỹ”. Ông cho rằng, thời đại “Pax American” (Đại Mỹ) sẽ kết thúc, thế giới sẽ sống trong thời đại “Pax Sinica” (Đại Trung Hoa) và

“Pax Sinica không phải là sự lựa chọn mà là vấn đề thời gian và số mệnh”. Trong các cuộc thăm dò dư luận do “The Washington Post” và tổ hợp truyền thông ABC thực hiện năm 2009: 46% người được hỏi cho rằng “Mỹ sẽ đóng vai trò yếu hơn trên toàn cầu trong thế kỷ 21 so với thế kỷ trước”, trong khi chỉ 32% có ý kiến ngược lại và số còn lại cho rằng vai trò của Mỹ trên thế giới sẽ không thay đổi; 53% số người được hỏi cho rằng vai trò kinh tế của Mỹ sẽ yếu kém hơn; hơn 43% số người được hỏi dự đoán thế kỷ XXI là “thế kỷ của TQ”, trong khi chỉ 38% cho rằng đó vẫn là “thế kỷ của Mỹ”… Còn trong cuộc thăm dò của Pew Poll, có 44% người Mỹ được hỏi coi TQ sẽ là “cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới”, trong khi chỉ có 27% chọn Mỹ.

Xu thế toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, nhưng thế giới vẫn đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng. Trong thời gian tới, toàn cầu hoá, khu vực hoá sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đó là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của thế giới và là một tiến trình không thể đảo ngược. Xu thế “toàn

cầu hoá” sẽ làm gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, góp phần quan trọng vào việc duy trì sự ổn định tương đối trong quan hệ giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn. Tuy nhiên, quá trình “toàn cầu hoá” cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng và làm cho thế giới “dễ bị tổn thương hơn”. Bởi vì, cùng với những lợi ích mang lại (thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao, sự giao lưu hiểu biết lẫn nhau gia tăng, các nước kém phát triển dễ tiếp cận với công nghệ mới để “đi tắt đón đầu”…), thì toàn cầu hoá cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: thảm hoạ môi trường, vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt khác, khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch bệnh bùng phát, chủ nghĩa khủng bố quốc tế… Những thách thức mang tính toàn cầu sẽ buộc các nước, nhất là những nước lớn phải tích cực hợp tác với nhau mới giải quyết được. Mỹ và phương Tây sẽ không còn đủ khả năng để một mình tự giải quyết những cuộc khủng hoảng quốc tế nếu như không có sự tham gia của Nga, TQ và các cường quốc khu vực khác.

Châu Á - TBD tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất thế giới và trở thành tâm điểm cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn. Trong thời gian tới, khu vực châu Á - TBD trở thành bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới. Các học giả trên thế giới đều khẳng định rằng “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”, đồng thời cho rằng “tương lai của hoà bình, ổn định ở châu Á và trên thế giới được chi phối bởi 5 cường quốc, đó là Ấn Độ, TQ, Nhật Bản, Nga và Mỹ”[26,tr.251]. NIC cũng cho rằng, trong hai thập kỷ tới, sự thịnh vượng và sức mạnh kinh tế toàn cầu dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông, từ châu Âu và Bắc Mỹ sang châu Á. Xu hướng này được đánh giá

“chưa có tiền lệ trong lịch sử hiện đại”. Theo dự báo của các học giả thế giới, đến năm 2020, châu Á sẽ chiếm 43% GDP toàn cầu so với dưới 19% của châu Âu và hơn 17% của Bắc Mỹ. Năm 2002, Tổng thống Mỹ Bush cho rằng

Từ sau chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ - TQ dần trở thành cặp quan hệ quan trọng nhất, có ảnh hưởng rộng lớn ở khu vực châu Á – TBD. Từ khi Tổng thống Mỹ Barrak Obama lên cầm quyền (20.1.2009), trong quan hệ với Trung Quốc vẫn duy trì cách tiếp cận của người tiền nhiệm là “giao thiệp và hợp tác”. Chuyến thăm TQ của Obama (15 đến 18.11.2009) đã giải quyết được một số vấn đề như trả lời một câu hỏi quan trọng: “Đối với Mỹ, TQ là đối thủ hay đối tác?”, phát đi thông điệp Mỹ đang “quay trở lại châu Á nhưng “công nhận” ảnh hưởng của TQ... Trả lời phỏng vấn của Reuter trước chuyến công du, Obama miêu tả TQ là “một đối tác không thể thiếu nhưng là một đối thủ cạnh tranh” và quan điểm đó không thể xem là sẽ mở ra một bước ngoặt thay đổi đáng kể chính sách Trung Quốc của Mỹ.[35] Trong tương lai quan hệ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trong đó có lĩnh vực an ninh quốc phòng giữa TQ và Mỹ vẫn sẽ tồn tại lâu dài.[3] Một mặt, nước này sẽ ra sức duy trì hình ảnh Mỹ là một siêu cường chiến đấu vì lợi ích chung để các nước khác phải thừa nhận sự tồn tại của Mỹ và tiếp tục phải gánh vác chi phí cho sự tồn tại của Mỹ ở khu vực; mặt khác Mỹ sẽ tìm cách “chia năm sẻ bảy” châu Á, làm cho các nước chủ yếu không thể hiệp thương với nhau, từ đó phải cần đến sự

“trung gian hòa giải” của Mỹ. Trong khi đó, Nga tiếp tục xu hướng “quay trở lại châu Á”, gia tăng hợp tác với các nước trong khu vực và tích cực tham gia vào các diễn đàn khu vực. Còn Nhật Bản, xu hướng thực hiện “chủ nghĩa châu Á” ngày càng nổi lên, nhưng do “e ngại” TQ và Nga, nên Nhật Bản phải tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ. Với thực lực ngày càng gia tăng, Ấn Độ sẽ từng bước mở rộng ảnh hưởng ở khu vực, cạnh tranh mạnh mẽ với các nước khác. Ấn Độ sẽ đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Hướng Đông”, tăng cường quan hệ với ASEAN, lấy ASEAN làm “bàn đạp” từng bước mở rộng ảnh hưởng ra thế giới với tư cách là một “cường quốc”… Có thể thấy rằng, trong thời gian tới, cục diện khu vực châu Á - TBD sẽ có những

biến chuyển quan trọng, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng. Trong đó, hợp tác và cạnh tranh Trung - Mỹ diễn ra quyết liệt nhất. Mỹ cho rằng, châu Á đang hình thành một trục quan hệ xoay quanh quan hệ Mỹ - Trung, “với một bên là liên minh lỏng lẻo do Mỹ đứng đầu còn một bên là TQ cùng một nhóm các nước bạn bè”.[29,tr.157] Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường củng cố các liên minh quân sự đã có, thúc đẩy quan hệ quân sự tay đôi với các nước khác, tăng cường hệ thống căn cứ quân sự ở châu Á - TBD và điều chỉnh chương trình phát triển vũ khí, trang bị, nhất là vũ khí chính xác và vũ khí tầm xa. Điều này tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia TQ.

(2) Tình hình Trung Quốc

TQ tiếp tục xu hướng “trỗi dậy” mạnh mẽ, có tiềm năng trở thành “cường quốc thế giới”. Về cơ bản, chính trị nội bộ TQ tiếp tục xu hướng ổn định, ĐCS vẫn duy trì được quyền lực. Hiện nay, thế hệ lãnh đạo thứ 4 của TQ do Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào làm “hạt nhân” đang có những bước đi tích cực nhằm chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 (dự kiến do Tập Cận Bình làm “hạt nhân” khi ĐCS TQ tiến hành Đại hội XVIII vào năm 2012)[47]. Theo truyền thống, thế hệ lãnh đạo thứ 5 ĐCS TQ sẽ lãnh đạo hai nhiệm kỳ liên tiếp và kéo dài đến năm 2022. Mặc dù những nhân vật chủ chốt trong thế hệ lãnh đạo thứ 5 trưởng thành trong quá trình cải cách mở cửa, có tư tưởng cởi mở hơn thế hệ trước, nhưng đều đã trải qua nhiều thử thách và đều muốn duy trì vai trò lãnh đạo của ĐCS TQ. Hơn nữa, với thành công của công cuộc cải cách mở cửa, nên uy tín và vai trò của ĐCS TQ với xã hội sẽ tiếp tục được duy trì. Do vậy, trong thời gian tới, nhìn chung tình hình chính trị - nội bộ TQ sẽ tiếp tục ổn định, nhưng sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn trong việc cải cách chính trị cho thích ứng với tình hình mới của đất nước. Trong thời gian tới, TQ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng kinh tế tương đối cao (dự kiến từ nay đến năm

2015 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 8-9%/năm; từ năm 2016-2030 khoảng 6-7%/năm) và sẽ từng bước vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mặc dù chưa có sự thống nhất về thời gian, nhưng hầu như tất cả các nhà kinh tế, các học giả đều nhận định đến giữa thế kỷ XXI hoặc sớm hơn, TQ sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chuyên gia kinh tế Mỹ đạt giải Nobel Kinh tế Rober Forghen dự báo rằng, đến năm 2040, TQ sẽ chiếm 40% GDP toàn cầu, trong khi kinh tế Mỹ chỉ chiếm 14%. Đặc biệt, người dân nhiều nước, trong đó có người dân Mỹ cũng thừa nhận TQ có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế. Trong một cuộc thăm dò dư luận đầu năm 2009, khi được hỏi “nước nào có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế”, 62% người Nhật cho rằng đó là TQ, 23% cho rằng đó là Mỹ. Tại Mỹ, có 49% người được hỏi cho rằng đó là TQ, 32% người được hỏi cho rằng đó là Nhật Bản. Sức mạnh quân sự ngày càng được tăng cường, trở thành cường quốc quân sự mang tầm thế giới. Với tiềm lực kinh tế ngày càng gia tăng, TQ sẽ tiếp tục coi trọng đầu tư cho quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích an ninh quốc gia và thống nhất lãnh thổ, đồng thời hỗ trợ cho chiến lược trở thành “cường quốc toàn cầu” có vai trò quyết định đến các vấn đề quốc tế. Trong thời gian tới, TQ sẽ trở thành cường quốc quân sự thế giới. Trong báo cáo “Xu hướng thế giới năm 2025” (11.2008), NIC cho rằng:

“Trong 15-20 năm tới, ít quốc gia có khả năng tác động nhiều đối với thế giới như TQ. Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục, thì đến năm 2025 TQ sẽ trở thành cường quốc quân sự”. Vị thế và ảnh hưởng trên trường quốc tế được nâng cao, TQ ngày càng “tự tin” hơn trong quan hệ quốc tế. Do sức mạnh tổng hợp quốc gia không ngừng tăng lên, TQ sẽ ngày càng mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế với tư cách là một “cường quốc toàn cầu”. Với chính sách đối ngoại linh hoạt và mềm dẻo, TQ sẽ từng bước mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, từ Đông Á, đến châu Phi, châu Mỹ La-tinh... cạnh tranh

mạnh mẽ với các cường quốc khác, nhất là với Mỹ. TQ đang và sẽ trở thành một “thế lực” được nhiều nước coi trọng, lấy làm chỗ dựa để chống lại sự áp đặt và chống phá từ Mỹ, nhất là các quốc gia bị Mỹ liệt vào dạng “cứng đầu”. Đặc biệt, TQ sẽ từng bước thay đổi chiến lược “giấu mình chờ thời” do Đặng Tiểu Bình đề ra để tham gia rộng rãi hơn vào các vấn đề toàn cầu và ngày càng

“tự tin” hơn trong quan hệ quốc tế. Trong tài liệu “Những quan điểm của Hồ Cẩm Đào về thời đại” do TQ công bố (2008), đã khẳng định “Trung Quốc sẽ tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu”. Tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 46 (05.02.2010), Bộ trưởng Ngoại giao TQ Dương Khiết Trì công khai tuyên bố: “TQ đang trở nên ngày một lớn mạnh trên vũ đài quốc tế”. Đánh giá về vấn đề này, một nhà ngoại giao Đức cho rằng: “Từ xưa tới nay tôi chưa bao giờ thấy quan chức TQ nào công khai nói: “Đúng thế, chúng tôi rất lớn mạnh”. Đây là một thông điệp quá tự tin, khác trước và nó có nghĩa là chúng ta sẽ nhanh chóng được thấy TQ sẽ áp dụng các chính sách khác trước”. Còn chuyên gia kinh tế Mỹ đạt giải Nobel Kinh tế Robert Forghen cho rằng, các hành động “cứng rắn” vừa qua của TQ “có thể là những gì mà quyền bá chủ kinh tế thể hiện”.

TQ tiếp tục đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là từ sự bao vây, ngăn chặn của Mỹ. TQ tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, nhất là trong vấn đề chính trị - xã hội. Bên cạnh những thành công không thể phủ nhận về kinh tế, TQ tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mặt xã hội: vấn đề môi trường bị tàn phá; vấn đề chênh lệch giàu - nghèo do chính sách “làm giàu trước”, nhất là chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Đông và miền Tây, giữa lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp…; chênh lệch nam - nữ ngày càng gia tăng do chính sách hạn chế sinh đẻ, tiềm ẩn bất ổn xã hội; tình trạng lão hoá dân số ngày càng gia tăng; tình trạng tham

nhũng, tha hóa phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên ngày càng gia tăng…; mâu thuẫn giữa cải cách kinh tế với cải cách chính trị…

Đặc biệt, do sự kích động từ bên ngoài, cộng với những mâu thuẫn vốn có trong vấn đề sắc tộc, tôn giáo, làm cho xu hướng ly khai dân tộc ở TQ ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh một Đài Loan tiếp tục theo đuổi xu thế đòi độc lập tách hoàn toàn khỏi TQ, TQ còn đối mặt với phong trào đòi ly khai của một số khu vực tự trị, nhất là của Tây Tạng, Tân Cương. Việc thời gian vừa qua liên tục diễn ra các cuộc bạo loạn ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương đã chứng minh điều đó.

Do vậy, TQ buộc phải tăng cường tiềm lực quân sự nhằm bảo vệ an ninh

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)