Tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng đến môi trường an ninh Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 42 - 45)

tác động sâu rộng đến môi trường an ninh Trung Quốc

(1) Tình hình thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc, tác động sâu rộng đến môi trường an ninh Trung Quốc

Khi Liên Xô suy yếu và tan rã vào những năm 1989 – 1991 kéo theo sự thay đổi sâu sắc cán cân quyền lực quốc tế. Mỹ trở thành “siêu cường duy nhất” ra sức duy trì thế giới “đơn cực”, trong khi các nước lớn đẩy mạnh đấu tranh hình thành “thế giới đa cực”. Tuy nhiên, các nước lớn trên thế giới không chịu khuất phục Mỹ, đẩy mạnh đấu tranh nhằm phá vỡ thế độc tôn của Mỹ và thế giới, từng bước chuyển từ thế “đơn cực” sang thế “đa cực”. Thời gian gần đây, với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của TQ và Ấn Độ, sự “phục hồi”

của Nga, sự liên kết chặt chẽ của EU… đã làm cho thế giới chuyển dần từ

“đơn cực” với Mỹ là siêu cường duy nhất, sang thế giới “đa cực” với nhiều trung tâm quyền lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, TQ… Sức mạnh và vị thế của Mỹ đã suy giảm tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc, các trung tâm khác. Chẳng hạn GDP của Mỹ năm 2000 gấp khoảng 12 lần GDP của TQ, nhưng đến năm 2009 chỉ còn gấp khoảng 3 lần.

Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tan rã do sự chống phá của Mỹ và phương Tây và những sai lầm của một số ĐCS, hệ thống XHCN thế giới lâm vào thoái trào. Đặc biệt, thành công của các phong

trào đòi “tự do, dân chủ” ở một số nước XHCN Đông Âu, Liên Xô đã tác động rất mạnh đến tâm tư, tình cảm của một bộ phận dân chúng TQ, nhất là giới trẻ và giới trí thức. Họ tin rằng, sự sụp đổ, tan rã của hệ thống XHCN là

“tất yếu”, từ đó họ cũng muốn có sự “thay đổi” ở TQ. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ với TQ trong việc bảo đảm an ninh và sự tồn tại của chế độ.

Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, làm biến đổi cục diện an ninh quốc tế. Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, lôi kéo hầu như tất cả các nước tham gia. Chính tiến trình hội nhập quốc tế đó, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế đã làm gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Điều này cũng góp phần quan trọng vào việc duy trì sự ổn định tương đối trong quan hệ giữa các nước lớn, đồng thời làm biến đổi cục diện an ninh quốc tế. Các nước trên thế giới, từ nước lớn đến các nước nhỏ đều tập trung vào phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sự giao lưu diễn ra mạnh mẽ giữa các nước cũng làm nảy sinh những vấn đề an ninh mới - an ninh phi truyền thống, tạo áp lực không nhỏ cho các nước trong việc bảo đảm an ninh, trong đó có TQ.

Chiến tranh thế giới khó có thể xảy ra, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố… tiếp tục đe doạ đến hoà bình và an ninh thế giới. Mỹ đơn phương phát động chiến tranh xâm lược Irac (1991, 2003), Nam Tư (1999), Apganistan (2001)… bất chấp sự phản ứng của dư luận quốc tế. Các cuộc chiến này của Mỹ đã làm thay đổi tư duy quân sự của các nước trên thế giới. Các nước, trong đó có TQ, điều chỉnh mạnh mẽ chiến lược quân sự, sẵn sàng đối phó với chiến tranh công nghệ cao.

Đặc biệt, sau sự kiện “11.09.2001”, Mỹ lợi dụng cuộc chiến “chống khủng bố” để giành thế chủ động, mở rộng sự có mặt về quân sự ở các khu

vực, các địa bàn chiến lược trên thế giới. Cuộc chiến “chống khủng bố” của Mỹ trải dài khắp châu Á từ Tây Á, Nam Á tới Đông Nam Á và Bắc Á, Mỹ đã can thiệp và làm thay đổi toàn bộ môi trường địa chính trị và quân sự vây quanh TQ. TQ, vì vậy lại ở vào vị thế rất cảnh giác và lo ngại. [35]

(2) Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc

Khu vực châu Á - TBD phát triển năng động, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nhất là của TQ, Ấn Độ, các nước ASEAN…, châu Á - TBD trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Châu Á - TBD cũng là nơi tập trung của các cường quốc hàng đầu thế giới (Mỹ, Nhật Bản, TQ, Ấn Độ…), có nhiều nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… và các nền kinh tế đang “trỗi dậy” như TQ, Ấn Độ và một số nước ASEAN… nên khu vực này đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thế giới.

Tiến trình “khu vực hoá”, “nhất thể hoá” ở châu Á - TBD cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều tổ chức khu vực do ASEAN làm nòng cốt ngày càng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nước, như ARF, ASEM, APEC… Tiến trình hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực phát triển rất mạnh mẽ. Việc TQ và ASEAN thiết lập Khu vực mậu dịch tự do (CAFTA), nhất là việc TQ thúc đẩy thành lập “Diễn đàn Đông Á” không có Mỹ tham gia là một động thái khiến Mỹ lo ngại.

Mỹ từng bước chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - TBD, gia tăng sự hiện diện về quân sự ở khu vực. Sở dĩ Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược là vì: (1) Ở châu Âu, Mỹ có quan hệ đồng minh với EU, có vị trí đáng kể trong NATO; (2) Khu vực châu Á - TBD tập trung nhiều cường quốc mới nổi, đủ sức thách thức địa vị của Mỹ, nhất là TQ; (3) Châu Á - TBD là đối tác

thương mại - đầu tư chủ yếu của Mỹ. Các học giả TQ cho rằng “những năm vừa qua, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược của mình, tăng cường lực lượng ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Về chiến lược chung, trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn là châu Âu, nhưng đồng thời Mỹ vẫn tăng cường dịch chuyển một phần vào Trung Á, Đông Á và phía Nam của châu Á”.[18,tr.204] Sự chú trọng của Mỹ đối với khu vực Đông Á thể hiện: (1) Tiếp tục mục tiêu duy trì 100.000 quân ở khu vực; (2) Tăng cường diễn tập chung với Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN; (3) Tăng cường lực lượng hải quân và không quân ở những khu vực then chốt; (4) Tăng cường “can dự” vào các vấn đề khu vực, tạo ra các “điểm nóng” để lấy cớ can thiệp khi cần.

Đó là những thay đổi điển hình nhất trong tình hình thế giới, khu vực tác động trực tiếp đến tiến trình hiện đại hoá quân sự của TQ. Bên cạnh đó, quá trình cải cách mở cửa của TQ đã trải qua một khoảng thời gian dài, kết quả của nó có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hiện đại hoá quân sự.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 42 - 45)