Xu hướng phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc đến năm

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 85 - 103)

(1) Chủ trương phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc

TQ xác định tăng cường tiềm lực, hiện đại hoá quốc phòng là một trong

“4 hiện đại hoá” nhằm nâng cao thực lực và sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo nền tảng vật chất cho TQ thực hiện mục tiêu chiến lược tổng thể quốc gia. Chủ trương, mục tiêu của TQ là: Xây dựng một quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu bảo vệ các lợi ích quốc gia, hoàn thành đại nghiệp “thống nhất tổ quốc” và hỗ trợ cho chiến lược mở rộng vai trò quốc tế, đưa TQ trở thành cường quốc có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế.

Để thực hiện chủ trương, mục tiêu trên, quân đội TQ xác định “giương cao ngọn cờ vĩ đại CNXH đặc sắc TQ, lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo, quán triệt và thực hiện sâu sắc quan điểm phát triển khoa học, thực hiện tốt luận thuyết quan trọng về xây dựng quân đội và quốc phòng trong tình hình mới của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, tập trung thực hiện toàn diện sứ mệnh lịch sử của quân đội trong giai đoạn mới và thế kỷ mới, nỗ lực thúc đẩy công tác xây dựng quân đội phát triển khoa

học, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó”.[22,tr.78] Như vậy, trong thời gian tới, PLA sẽ coi trọng việc vận dụng

“luận thuyết Hồ Cẩm Đào” trong việc xây dựng và phát triển tiềm lực quân sự. Phó Chủ tịch Quân uỷ trung ương Quách Bá Hùng cho rằng, “coi việc học tập luận thuyết quan trọng về xây dựng quân đội và quốc phòng trong tình hình mới của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là nội dung trọng điểm của công tác trang bị lý luận, từng bước xây dựng cơ sở tư tưởng chính trị vững chắc của bộ đội trong việc tuân theo sự chỉ đạo của Đảng, thực hiện sứ mệnh được giao. Cần có bước tiến mới trong công trình chiến lược về nhân tài, đào tạo nhân tài cho việc chuẩn bị đấu tranh quân sự và xây dựng hiện đại hóa quân đội”.

Trong những năm gần đây, Hồ Cẩm Đào đã đưa ra một loạt định hướng để xây dựng PLA “mãi mãi là bức trường thành” của Đảng và của Nhà nước TQ. Ngày 12 tháng 3 năm 2009, phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội TQ khoá XI, Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: “Cần phải đẩy mạnh hiện đại hóa lĩnh vực quốc phòng và lực lượng vũ trang để tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia nằm trong những bàn tay tin cậy có thể đảm bảo sự nghiệp bảo vệ lợi ích quốc gia và ổn định xã hội”. Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XI (12.03.2010), Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có bài phát biểu về phương châm chiến lược quân sự của PLA trong thời gian tới: “Kiên trì lấy yêu cầu an ninh quốc gia làm định hướng, mở rộng phát triển và chuyên môn hóa công tác chuẩn bị cho đấu tranh quân sự, dẫn dắt thúc đẩy sự phát triển tổng thể của hiện đại hóa quân đội”. Đồng thời nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, quân đội cần nắm bắt cơ hội lịch sử, nỗ lực thúc đẩy xây dựng quốc phòng và quân đội phát triển theo hướng hiện đại, tin học hóa và phát triển trang thiết bị vũ khí mới kỹ thuật cao; đặt xây dựng chính trị tư tưởng lên vị trí hàng đầu trong xây dựng các mặt quân đội; trang bị cho đội ngũ sỹ quan, binh lính hệ thống

lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc; không được lơi lỏng xây dựng khả năng hạt nhân quân sự, thúc đẩy xây dựng trang bị vũ khí kỹ thuật cao tiên tiến, đẩy nhanh xây dựng công trình chiến lược nhân tài, xây dựng toàn diện hậu cần hiện đại, sắp xếp khoa học và tăng cường xây dựng năng lực hành động quân sự phi chiến tranh; đi sâu thúc đẩy chuyển hướng huấn luyện quân sự từ huấn luyện dưới điều kiện cơ giới hóa sang huấn luyện dưới điều kiện thông tin hóa, dấy lên cao trào huấn luyện quân sự trong toàn quân”.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng, TQ phải thúc đẩy hiện đại hóa quân đội và chuẩn bị tốt cho đấu tranh quân sự. Trong đó nhấn mạnh, công tác chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự là “một sứ mệnh ràng buộc mang tính chức năng của quân đội TQ, là nhiệm vụ chiến lược cấp bách quan trọng nhất của quân đội TQ hiện nay”. Đồng thời khẳng định, “sứ mệnh lịch sử của quân đội TQ trong giai đoạn mới đòi hỏi TQ không chỉ phải đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa, mà còn phải thực hiện các hành động đấu tranh quân sự; không chỉ phải ứng phó với những uy hiếp an ninh truyền thống, mà còn phải đối phó với những uy hiếp an ninh phi truyền thống; không chỉ phải bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, mà còn phải bảo đảm lợi ích của quốc gia ngày càng phát triển mở rộng”.

Đồng thời đề ra “4 phương châm chiến lược”: (1) Quân đội TQ phải kiên trì lấy phương châm của nhiệm vụ làm định hướng. Nhiệm vụ sứ mệnh của quân đội TQ luôn luôn là cơ sở để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự, xác định phương hướng và mục tiêu để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự. Cho dù tình hình an ninh có biến đổi thế nào, các chức năng của quân đội thay đổi và mở rộng như thế nào, nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa phức tạp như thế nào, ngăn ngừa chiến tranh và đánh thắng các cuộc chiến tranh, bảo vệ TQ xét cho cùng là chức năng cơ bản nhất của quân đội TQ. Vì vậy, TQ luôn luôn phải coi việc nâng cao những khả năng tác chiến quân sự chủ yếu là một ưu tiên hàng

đầu, căn cứ vào các chức năng cơ bản để thúc đẩy công tác chuẩn bị một cách toàn diện, nỗ lực làm cho các lực lượng có đủ các khả năng thích ứng mọi điều kiện, ứng phó mọi tình huống, hoàn thành các nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa; (2) TQ phải kiên trì lấy những chỉ đạo về thông tin làm trọng điểm. Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc những mô hình tác chiến mới, điều đó sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh xây dựng quân đội. TQ nên nhạy cảm để thích ứng với tình hình mới, chủ động thoát ra khỏi tư duy máy móc, tăng cường các quan niệm chủ đạo, chú trọng dựa vào khoa học kỹ thuật để từng bước nâng cao sức chiến đấu cho quân đội, xây dựng những lý luận quân sự một cách sáng tạo thích ứng với yêu cầu cuộc chiến tranh thông tin hóa, không ngừng sáng tạo về khoa học kỹ thuật quân sự, về tổ chức và quản lý quân sự, đẩy nhanh sự chuyển biến về huấn luyện quân sự, không ngừng nâng cao khả năng tác chiến mang tính hệ thống cho hệ thống thông tin; (3) TQ phải kiên trì lấy hợp tác khoa học để bảo đảm. Xây dựng hiện đại hóa quân đội là một hệ thống các công việc lớn và khoa học, chuẩn bị cho đấu tranh quân sự là một mấu chốt quan trọng cho toàn bộ quá trình. Chuẩn bị tốt cho đấu tranh quân sự, thì có thể tạo ra những định hướng cụ thể và những yêu cầu rõ ràng trong phát triển tổng thể xây dựng hiện đại hóa quân đội, hình thành nên một lực lượng to lớn định hướng thúc đẩy; (4) TQ cần phải đứng vững trên tầm cao tổng thể hiện đại hoá quân đội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, công việc trọng điểm và công việc thường nhật, giữa khả năng và nhu cầu, đưa quá trình mở rộng và phát triển công tác chuẩn bị cho đấu tranh quân sự trở thành quá trình định hướng và thúc đẩy sự phát triển tổng thể xây dựng hiện đại hóa, thông qua phát triển chỉnh thể hiện đại hóa để tiếp tục mở rộng và tăng cường cho việc chuẩn bị đấu tranh quân sự.

TQ sẽ tiếp tục điều chỉnh tư duy chiến lược quân sự, tiếp tục hoàn thiện chiến lược “phòng ngự tích cực”. Theo đánh giá của giới nghiên cứu chiến lược quân sự TQ và quốc tế, TQ đang có “tư duy chiến lược quân sự mới”. Trong đó, nổi lên một số vấn đề cơ bản: Thứ nhất, từng bước xóa bỏ tính “thần bí” của quân đội. Theo các nhà phân tích, TQ đang từng bước xóa bỏ tính “thần bí” trong phát triển quân sự, từng bước “minh bạch” hơn trong phát triển tiềm lực quân sự, nhằm xoá bỏ cái gọi là “mối đe dọa TQ” mà Mỹ và phương Tây dựng lên. Theo đó, hàng năm TQ ra “Sách trắng quốc phòng”, công khai chi tiêu quốc phòng, mời quan chức quân sự các nước tham quan các cuộc diễn tập… Đặc biệt, tại cuộc đại duyệt binh mừng Quốc Khánh (10.2009), TQ đã phô diễn nhiều loại vũ khí trang bị mới mà trước đây được coi là “tối mật”. Bộ Quốc phòng TQ cho biết, trong thời gian tới quân đội TQ sẽ mở cửa cho công chúng tham quan doanh trại đóng quân và căn cứ quân sự một cách có điều kiện. Thứ hai, từng bước thoát khỏi tư duy truyền thống “đại lục quân”. Các chuyên gia quân sự TQ cho rằng, tiền thân của PLA là “Hồng quân” với khoảng 5 triệu người, nhưng sau nhiều lần cắt giảm quân số, đến nay PLA chỉ còn khoảng 2,2 triệu người. Thời kỳ đầu, lực lượng hải quân và không quân của PLA được coi là quân chủng chỉ đóng vai trò cấp chiến thuật hoặc chiến dịch, còn lục quân mới là lực lượng chiến lược chủ yếu. Hiện nay và trong tương lai, quan niệm truyền thống này đã thay đổi, PLA đã không còn coi “lục quân là chính” mà trọng điểm tập trung phát triển lực lượng hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược. Quân ủy Trung ương đã thừa nhận hải quân và không quân là binh chủng chiến lược. Theo như lời của Bộ trưởng Quốc phòng TQ khi nói về kế hoạch chiến lược chung của lực lượng quân sự TQ trong những năm tới: “Theo kế hoạch chiến lược của chúng tôi, lục quân sẽ chuyển từ phòng thủ khu vực sang lực lượng linh hoạt có khả năng triển khai trên toàn lãnh thổ, hải quân sẽ có sức phòng

thủ bờ biển mạnh cũng như chiến đấu ở ngoài khơi, không quân từ bảo vệ lãnh thổ quốc gia sang khả năng tấn công và phòng thủ cùng lúc”[39]. Thứ ba, lấy “ngăn chặn chiến tranh” làm nguyên tắc, phục vụ đắc lực cho mục tiêu “phát triển hoà bình”. Theo giới phân tích, chiến lược quân sự của TQ luôn phục tùng chiến lược chính trị. Vì vậy, chủ trương “phát triển hoà bình” - một chiến lược lớn của TQ trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI đã quyết định nguyên tắc “ngăn chặn chiến tranh”. Tại cuộc mít tinh chào mừng 60 năm Quốc khánh nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào đã 8 lần nhắc đến hai chữ “hoà bình”. Trong đó, nhấn mạnh: “TQ sẽ kiên trì không thay đổi đi theo con đường phát triển hoà bình. TQ mãi không xưng bá, không bành trướng quân sự và không chạy đua vũ trang, kiên trì khai thác và sử dụng khoảng không một cách hoà bình”. Tư lệnh Hải quân TQ, Đô đốc Ngô Thắng Lợi cho rằng: “Hải dương là khu vườn chung của hải quân các nước, bảo vệ an ninh hải dương, tạo ra môi trường hải dương hòa bình, hài hoà là trách nhiệm của hải quân các nước”. Tư lệnh Không quân, Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng khẳng định “TQ cổ đại đã mở ra con đường tơ lụa trên bộ và trên biển. Các tuyến đường này đều là những tuyến đường giao lưu kinh tế, văn hóa hoà bình hữu nghị. Tư trưởng hoà bình truyền thống này kéo dài đến hôm nay trở thành chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự của nước này. TQ cũng là nước duy nhất trong số các nước có vũ khí hạt nhân trên thế giới cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước”. Thứ tư, nhấn mạnh “phòng ngự tích cực”, từng bước hoàn thiện chiến lược “phòng ngự tích cực”. Quan chức PLA cho rằng, “phòng ngự tích cực” trong chính sách quốc phòng của TQ về chiến lược quân sự không phải là phòng ngự đơn thuần, mà là kết hợp cả phòng ngự với tấn công, là sự thống nhất giữa phòng ngự chiến lược với tấn công chiến dịch, giữa phòng ngự chiến lược với phản công chiến lược và tấn công chiến lược. “Phòng ngự tích cực” tức là: trước khi bùng nổ chiến tranh,

PLA tìm mọi cách ngăn chặn hoặc trì hoãn bùng nổ chiến tranh, còn trong thời kỳ chiến tranh về chiến dịch và chiến thuật áp dụng hành động tích cực chặn đứng sự tấn công của kẻ thù, trong đó bao gồm cả đánh trả và thực hiện viện trợ chính trị, kinh tế. Với chiến lược “phòng ngự tích cực”, nhiệm vụ quân sự của TQ sẽ có sự thay đổi thực tế hơn, gắn với lợi ích quốc gia và môi trường quốc tế. Điều này cũng đã bộc lộ trọng điểm chiến lược quân sự của TQ đang chuyển từ đất liền hướng ra biển, từ mặt đất hướng tới không trung.

TQ tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tổ chức, tăng cường đầu tư cho quốc phòng, thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc quân sự trong thời gian tới. TQ tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tổ chức, lực lượng theo hướng

“chính quy, tinh gọn, hiệu quả”. Với mục tiêu xây dựng một đội quân tinh gọn, hiện đại, đáp ứng yêu cầu trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và hỗ trợ cho chiến lược trở thành cường quốc thế giới, TQ sẽ tiếp tục coi trọng cải cách cơ cấu, tổ chức, tăng cường cắt giảm lực lượng, nhất là lực lượng lục quân. Về tổ chức chỉ huy, tham mưu: Với chủ trương xây dựng Quân đội theo hướng tiên tiến, có khả năng tác chiến liên hợp quân binh chủng hợp thành, TQ sẽ từng bước cải cách các cơ quan chỉ huy tham mưu, hướng tới xây dựng

“Hội đồng tham mưu liên quân” giống như quân đội các nước phương Tây, nhằm tạo ra sự chỉ huy thống nhất trong toàn quân, nâng cao khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống khẩn cấp... Đối với tác chiến trên đất liền: Lục quân TQ đang chuyển đổi từ một lực lượng “phòng ngự tĩnh” đóng quân tại 7 Đại quân khu thành một lực lượng theo hướng “tấn công, vận động”

được tổ chức và trang bị cho các hoạt động ngoại biên. Lục quân có xu hướng được xây dựng thành những đơn vị “nhỏ, thông dụng và đa chức năng”, có khả năng ngày càng tăng cho các hoạt động tác chiến hỗn hợp không quân - mặt đất, hành quân xa, tấn công nhanh và các hoạt động đặc biệt khác. Do vậy, lực lượng Lục quân sẽ tiếp tục được cắt giảm mạnh, nhưng một phần sẽ

được chuyển sang lực lượng Cảnh sát vũ trang (Vũ cảnh) để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh nội địa. Đối với tác chiến trên biển: Thực hiện chiến lược

“phòng ngự chủ động trên biển” hay “phòng ngự biển xa”, TQ sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư và từng bước cơ cấu lại tổ chức lực lượng đối với Hải quân. TQ tiếp tục duy trì 3 hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải), nhưng sẽ cơ cấu lại và tăng cường lực lượng, nhất là cho hạm đội Nam Hải. Hải quân TQ sẽ tập trung vào các hành động như: Bao vây, chống thông tin liên lạc trên biển, tấn công trên biển - đất liền, chống hạm, bảo vệ tuyến vận tải biển và bảo vệ căn cứ hải quân. Đồng thời, Hải quân TQ từng bước chuyển từ một số lượng lớn các trang thiết bị có khả năng chiến đấu thấp và đơn lẻ sang trang bị cho một lực lượng nhỏ hơn nhưng có khả năng chiến đấu cao và đa nhiệm. Đối với tác chiến trên không: Không quân TQ đang tiếp tục chuyển đổi từ mô hình từ một lực lượng “có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ có giới hạn”

trở thành một lực lượng “linh hoạt có thể hoạt động ngoài khơi, có vai trò tấn

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 85 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)