Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa và thu được nhiều thành công, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức mớ

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 45 - 49)

công, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức mới

(1) Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa và thu được nhiều thành tựu quan trọng

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, TQ bị Mỹ và phương Tây cấm vận. Để phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận này, TQ chủ trương đẩy mạnh cải cách mở cửa về kinh tế, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu năm 1992, trong chuyến “tuần du phía Nam”, Đặng Tiểu Bình đã nêu ra ý kiến: “Kinh tế kế hoạch không phải là CNXH, CNTB cũng có kế hoạch; kinh tế thị trường không phải là CNTB, CNXH cũng có thị trường”.[2,tr.98] Ý kiến đó một lần nữa giải phóng tư tưởng cho cán bộ và nhân dân TQ. Tháng 8 năm 1992, TQ quyết định mở cửa thêm 5 thành phố ven sông là Trùng Khánh, Nhạc Dương,

Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ. Đồng thời, mở cửa 15 thành phố tỉnh lỵ là Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Hukhơhao (thủ phủ Khu tự trị Nội Mông ), Thạch Gia Trang, Thái Nguyên, Hợp Phì, Nam Xương, Trịnh Châu, Trường Châu, Thành Đô, Quý Dương, Tây An, Lan Châu, Tây Ninh, Ngân Xuyên. Công cuộc cải cách mở cửa đã thực sự đưa TQ bước vào con đường xây dựng và phát triển ổn định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đại hội ĐCSTQ lần thứ XIV (10.1992) lại đề ra

“lấy xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN làm mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế”, cuộc cải cách theo hướng thị trường hoá càng được thúc đẩy nhanh chóng, thể chế kinh tế mới đã có vai trò ưu thế trong vận hành kinh tế.

TQ đang trỗi dậy mạnh mẽ, sức mạnh tổng hợp quốc gia không ngừng được tăng cường, vị thế và ảnh hưởng trên trên trường quốc tế không ngừng được gia tăng. Kinh tế phát triển mang tính “bùng nổ”, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Trong hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, TQ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao (bình quân gần 10%/năm), GDP lên tới 4.936 tỷ USD trong năm 2009, là nước lớn thương mại số 2 thế giới sau Mỹ với tổng kim ngạch thương mại đạt khoảng 2.500 tỷ USD trong năm 2009, có dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới với hơn 2.400 tỷ USD tính đến cuối năm 2009… Sang năm 2010, sau hai quý tăng trưởng cao liên tiếp, TQ đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế “số hai” thế giới sau Mỹ.[38] Đặc biệt, hiện nay TQ được đánh giá là “đầu tàu” vực dậy nền kinh tế thế giới, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ năm 2008. Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế và các nhà kinh tế thế giới, với đà tăng trưởng này, TQ có thể trở thành nền kinh tế “số một” thế giới vào năm 2030 (Goldman Sachs dự báo vào năm 2027; NIC dự báo vào khoảng năm 2029…). Tiềm lực quân sự không ngừng được củng cố và tăng cường, trở thành nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho chiến lược trở thành “cường

quốc thế giới” của TQ. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, TQ có điều kiện hơn trong việc tăng cường tiềm lực quân sự. TQ đề ra mục tiêu xây dựng một quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu bảo vệ các lợi ích quốc gia, hoàn thành sự nghiệp “thống nhất tổ quốc”, hỗ trợ cho chiến lược trở thành cường quốc khu vực và thế giới. Với ngân sách quân sự luôn tăng ở mức 2 con số trong những năm gần đây và tăng lên đến 78 tỷ USD trong năm 2010 (nhưng theo Mỹ thì ngân sách quốc phòng của TQ ở vào khoảng 120-150 tỷ USD), TQ đã mua sắm và sản xuất được nhiều vũ khí trang bị hiện đại, trở thành nước có tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận “TQ nổi lên là một nước có tiềm năng lớn nhất để cạnh tranh về mặt quân sự với Mỹ”.[25,tr.95] Vị thế và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế không ngừng gia tăng, trở thành một “thế lực mới” trong cán cân quyền lực thế giới. Do sức mạnh tổng hợp quốc gia không ngừng tăng lên, TQ có nhu cầu mạnh mẽ mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới với tư cách là một “cường quốc toàn cầu”. Để thực hiện mục tiêu đó, TQ đã điều chỉnh một bước chính sách ngoại giao từ “Phòng thủ nội địa” sang

“Chủ động ngoại giao và tăng cường ảnh hưởng với thế giới” [25, tr.245] và đã thu được những kết quả quan trọng. TQ ngày càng có sức nặng trong các công việc quốc tế và khu vực, trở thành “lực hút” đối với các nước và các khu vực trên toàn thế giới. Thời gian quan, TQ không chỉ có vai trò ngày càng cao ở Đông Á và Đông Nam Á, mà đã mở rộng ảnh hưởng ở cả Trung Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh... cạnh tranh mạnh mẽ với các cường quốc khác, nhất là với Mỹ.

(2) Trung Quốc cũng đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp mới

Tình hình an ninh chính trị - xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tiếp tục đặt ra cho TQ nhiều thách thức mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, TQ tiếp tục tồn tại một số nhân tố có thế dẫn đến mất ổn định: Thất nghiệp và

phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng; tham nhũng và tha hoá phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên gia tăng; xảy ra nhiều “điểm nóng”

biểu tình phản kháng tập thể; chênh lệch giới tính nam/nữ ngày càng cao; các phong trào đòi “dân chủ”, vấn đề Pháp luân công, các phần tử ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng tiếp tục hoạt động chống phá... Tuy chính phủ TQ đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để những điểm yếu trên, và những yếu kém đó vẫn là thách thức lớn đối với TQ trong thời gian tới. Vấn đề Đài Loan cũng là một thách thức đối với chính quyền TQ. Vấn đề Đài Loan căng thẳng kéo dài chủ yếu xuất phát từ những bất đồng trong quan điểm của TQ và giới chức Đài Loan về vị thế của mỗi bên, đồng thời xuất phát từ thực tế là: đa số người dân Đài Loan không nhất trí thống nhất đất nước mà muốn duy trì nguyên trạng. Theo 30 cuộc trưng cầu dân ý từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 5 năm 1997 của “Trung tâm Nghiên cứu bầu cử”, trường Đại học Chính trị Quốc lập Đài Loan cho thấy, tỷ lệ “tán thành thống nhất” chiếm từ 20 -30%, ủng hộ “duy trì nguyên trạng” chiếm 40 -60%, ủng hộ “Đài Loan độc lập” chiếm 10 -20%. Như vậy, tỷ lệ người dân Đài Loan ủng hộ “nguyên trạng” và “độc lập” chiếm từ 60 - 80% [28, tr. 300]. Ngoài ra, tình hình hai bờ căng thẳng kéo dài còn do sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc và các “thế lực Đài Loan độc lập”. “Sách trắng: Nguyên tắc một nước Trung Hoa và vấn đề Đài Loan” năm 2000 khẳng định: “vấn đề Đài Loan không được giải quyết trong thời gian dài là do có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các thế lực chia rẽ của Đài Loan”, đặc biệt là Mỹ. Mỹ đã ba lần can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan, gây ra ba cuộc khủng hoảng trong quan hệ hai bờ eo biển và hiện vẫn tiếp tục hậu thuẫn Đài Loan trên nhiều phương diện.

Mỹ đẩy mạnh bao vây, ngăn chặn TQ, làm phức tạp thêm tình hình an ninh chính trị của TQ. Mỹ thừa nhận “sự nổi lên của TQ là một tất yếu”

Mỹ “khó có thể ngăn cản”, đồng thời xác định Trung Quốc là “đối thủ không thể né tránh” và là “mối đe doạ” làm tổn hại đến “lợi ích” của Mỹ.[25,tr.192] Từ đó, Mỹ đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm đẩy mạnh bao vây, ngăn chặn TQ. Một mặt, Mỹ sử dụng các con bài “dân chủ, nhân quyền”, vấn đề Đài Loan, vấn đề thương mại, vấn đề TQ “tăng cường tiềm lực quân sự”... để gia tăng sức ép. Mặt khác, Mỹ tăng cường quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, đẩy mạnh “lôi kéo” Ấn Độ, các nước ASEAN... nhằm xiết chặt vòng vây ngăn chặn TQ; tăng cường lực lượng quân sự ở khu vực; thúc đẩy “cuộc cách mạng nhung” ở khu vực dải Âu - Á nhằm thu hẹp không gian chiến lược của TQ... Tuy nhiên, do vị thế của TQ trong quan hệ với Mỹ đã tăng lên đáng kể, nên TQ đã sẵn sàng “đối đầu có lựa chọn” với Mỹ (kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; sẵn sàng “trả đũa” nếu Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép trong lĩnh vực thương mại; yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Trung Á; đẩy mạnh quan hệ với các nước bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia “cứng đầu” như Triều Tiên, Iran, Venezuela...).

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quân sự Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỷ XXI (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)