Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 83)

2. Lịch sử vấn đề

3.1.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3.1.2.1 Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

Sinh ra lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ nghèo khó, tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Tư gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn, đồng lúa mênh mang, những con người lam lũ mà thật thà, hồn hậu. Khi cầm bút,

chị viết về “những cảnh người, cảnh đời bên cạnh mình, những ngôn ngữ bình dị hàng ngày cứ ùa vào” (lời tâm sự của Nguyễn Ngọc Tư). Nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mới mát rượi, tinh tế mà chân chất, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không”. Văn Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất vốn có. Chị viết bằng lời ăn

tiếng nói hàng ngày của người dân quê chị bởi theo chị chỉ có ngôn ngữ ấy mới lột tả hết được cái tình của người dân quê mình. Bằng thứ ngôn ngữ ấy, chị cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người, với mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn chị.

Khi Nguyễn Ngọc Tư đến với văn chương, văn học Nam Bộ đã có những tên tuổi khá nổi tiếng như: Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Thị Diệp Mai,…nhưng chị vẫn khẳng định được vị trí của mình trong làng văn chương hiện đại bằng một giọng văn “đặc sệt” Nam Bộ.

Trần Hữu Dũng từng nhận định: “cái nhìn đầu tiên làm người đọc choáng váng (cái thích thú) là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Tư. Nếu bạn là người Nam và nhất là bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sang (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh” [11,11]. Ngôn ngữ trong tất cả các

truyện ngắn của chị từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ. Điều đó tạo nên một văn phong riêng, đặc biệt ấn tượng với người đọc.

Theo kết quả nghiên cứu của nhà báo Huỳnh Công Tín thì Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng từ ngữ, phương ngữ Nam Bộ rất nhiều trong các truyện ngắn của chị. Đó là cách xưng gọi mang sắc thái Nam Bộ: “má, tía, chế, bây, ổng,…”cùng những biến âm: “tui, hổng, dè, kinh, thiệt, bi nhiêu, mươi mốt, nè,…” tạo cảm giác gần gũi thân mật. Rồi đến cách xưng gọi thứ kết hợp với tên: “Hai, Ba, Tư, Chín, Út,...”; “Tư Nhớ, Năm Nhỏ, Sáu Đèo….”. Những câu chữ tưởng như rất quê mùa nhưng khi đưa vào truyện của Nguyễn Ngọc Tư người đọc cảm thấy rất “văn chương” – văn chương Nam Bộ”. Đến những từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất như: “buồn thiu, đong đưa, lãng xẹt, lừ lừ, im re, rã gánh, thong dong, bằm lặt, lỉnh lảng, lông lông, long chong, ngộ, rớt, tệ hệ, trùng trình, nhẹ hều, tém tẻ, rã gánh, cà chớn, sương sương, tạnh hột,...”. Và nhiều những từ chỉ địa hình, sản vật gắn với một vùng sông nước: “áo bà ba, bà chằn, bình bát, bông súng, bông trang, cà ràng, cây còng, cây tra, chợ nổi, dừa nước, đậu phộng, đèn chong, đùng đình, mùng, rạch, sạp ghe, tà lỏn,…”. Hay những từ ngữ chỉ hoạt động, sinh hoạt: “biên thư, biểu, búng thun, chào rân, nhậu nhẹt, thiến heo, giăng mùng, tợp,…”

Rồi cách diễn đạt của người Nam Bộ: “bảnh thiệt, cà lơ phất phơ, cá chốt rỉa, coi giò coi cẳng, mát trời ông địa, mần chi, mắc mớ, đã thiệt, quá giang, mắc mớ, mừng húm,…”. Đó còn là những tình thái từ có màu sắc Nam

Bộ: “hen, nghen, vậy ta, khỉ khô,…”. Đến những địa danh Nam Bộ, những

vùng đất xa xôi nhưng luôn ấm áp tình người như: “Mút Cà Tha, Hóc Bà Tó, xóm Giồng Mới, Mũi So Le,…”

Sức hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào, mà ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa đúng vào những câu

chuyện thật miền Nam. Như một đoạn đối thoại trong truyện Cái nhìn khắc khoải: “Buổi chiều ông về sớm, chị rũ áo mưa của ông phơi lên vách miệng

quở ông là trời mưa dai thấy sợ. Chị xúc chén lúa đổ cho con cộc, miệng hỏi lãng như không” “Cộc mưa lạnh hôn con?”. Cộc không trả lời, nó nghênh lên ý nói: Vịt mà lạnh gì? Ông lạnh sao không hỏi, thiệt tình?”. Và cánh đồng của người phương Nam cũng được miêu tả rất ấn tượng: “Một cánh đồng miền viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một vài gò mả loang lổ dưới chòm trâm bầu. Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thỉu. Mùi rạ mới quyện với bùn tanh tanh. Bầy vịt rúc đầu vào nách, ngủ ơ hờ dưới bóng cây tra treo từng chùm bông vàng tuyệt vọng lay như những chiếc

chuông câm” (Cánh đồng bất tận). Chính điều đó làm nên sức lôi cuốn cho

mỗi truyện chị viết.

Đọc văn chị ta có cảm tưởng mình đang ở trên mảnh đất Nam Bộ, bận rộn theo những chuyến đò xuôi ngược nơi con nước, dòng sông. Những câu chuyện mở ra không gian Nam Bộ của vùng đất U Minh với tên đất, tên làng quen thuộc. Đó là địa danh: “Vàm Cỏ Xước, Rạch Ráng, Rạch Mũi, Xẻo Mê, Kinh Mười Hai, Vàm Mắm,…”. Đó còn là tên ấp đậm sắc màu Nam Bộ: “xóm Kinh Cụt, Xóm Nước, đất Trảng Cỏ, Mút Cà Tha,…”. Phải yêu và gắn bó với mảnh đất quê mình lắm Nguyễn Ngọc Tư mới miêu tả chân thực cuộc sống, sinh hoạt mang đặc trưng riêng của vùng sông nước. Chính cách sử dụng phương ngữ khéo léo, tự nhiên không hề gọt rũa, chị đang dần giúp người đọc khám phá miền Nam “tỉnh nhỏ” trong những trang văn hấp dẫn.

Tuy nhiên, có người đã cho rằng văn chị sử dụng nhiều phương ngữ sẽ gây trở ngại cho sự tiếp nhận của bạn đọc. Nhưng nếu đọc lại truyện của Nguyễn Ngọc Tư có thể thấy rằng chị vừa sử dụng phương ngữ một cách có ý thức vừa không quên tạo dựng một bối cảnh giúp người đọc hiểu được những

phương ngữ đó. Ví dụ như chữ “tệ hệ” trong truyện Nỗi buồn rất lạ, nếu bình

thường có lẽ không mấy người hiểu hai chữ đó nghĩa như thế nào, nhưng nếu đặt vào câu nói: “Mày nói làm sao chớ, thằng Tư Đờ đâu có tệ hệ vậy, tao biết nó mấy chục năm trời…”, thì có lẽ ai cũng hiểu được “tệ hệ” có một phần nghĩa là “tệ”.

Có thể khẳng định, chính việc sử dụng ngôn ngữ địa phương, những hình ảnh tạo không gian Nam Bộ đặc trưng đã góp phần không nhỏ để Nguyễn Ngọc Tư tái hiện chân thực, sống động không khí Nam Bộ. Điều đó cũng khiến những câu chuyện được kể lôi cuốn người đọc vào một thế giới chân thực, bình dị của những con người lam lũ miền sông nước.

Cùng với cách sử dụng đậm đặc những phương ngữ trong truyện tạo dấu ấn văn hóa vùng miền, kéo ngôn ngữ văn chương về gần với ngôn ngữ đời thường, đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, ngôn ngữ trần thuật còn mang tính đa thanh.

3.1.2.2 Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật

Thái Phan Vàng Anh trong bài Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại đã khẳng định: “Truyện ngắn Việt Nam đương đại không còn mang tính chất một giọng, đơn bè, như các thời kỳ trước…khảo sát tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật hay lời nửa trực tiếp (phát ngôn đồng thời của người trần thuật và nhân vật) có thể thấy rõ tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ này” [5, 4]. Theo xu hướng đổi mới

đó, đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta cũng nhận thấy sự đa dạng trong ngôn ngữ trần thuật. Ngay trong bản thân các phát ngôn của người trần thuật, cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật. Khảo sát tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật và lời nửa trực tiếp, chúng ta có thể thấy tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

Tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật. Đây là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao

tiếp. Theo Lại Nguyên Ân thì đối thoại là “sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy…” [6, 333]. Trong truyện ngắn, hình thức đối thoại được sử dụng

rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời đối thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp,…Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân. Không gai góc, như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê; không trần trụi, quyết liệt như Y Ban,…lời đối thoại trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư mang tính chất độc thoại đầy thấp thỏm, da diết. Đối thoại giữa các nhân vật trong truyện của chị nhiều khi không đảm bảo yêu cầu của một cuộc thoại thông thường. Người tham gia cuộc thoại có khi không trả lời, nếu có thì đáp

lại bằng một phát ngôn không cụ thể. Ở truyện Cái nhìn khắc khoải, cuộc đối

thoại giữa “chị” và “anh Hai” thực chất chỉ là những lời độc thoại của “anh Hai”, còn nhân vật “chị” chỉ thốt lên “anh Hai”:

- “Sáng nay tôi gặp thằng bạn, nó mới chạy bầy vịt từ nông trường qua. Tôi hỏi, nghe nó nói thợ gặt An Bình ở đó.

- Anh Hai!

- Ảnh tên Sinh phải hôn, cô Út? Ờ, Sinh, ảnh…cũng đang gặt bên đó, cô Út à.

- Tàu từ xã chạy nông trường lúc năm giờ, ngang đây, chắc cỡ sáu rưỡi. Cô ráng đón chuyến đó. Để lỡ tới bữa sau, sợ mấy ảnh lại chuyển đồng, kiếm mệt lắm. Thôi, tính vậy nghen, cô Út.”

Mang tâm trạng xúc động nghẹn ngào và lòng biết ơn, nhân vật cô Út không thể nói được điều gì ngoài hai từ “anh Hai”. Còn người phát ngôn (anh Hai) cũng cố nói cho nhanh những gì muốn nói như sợ người nghe thấy được cảm xúc thực của mình.

Hay trong truyện Biển người mênh mông, cuộc trò chuyện của ông Sáu

Đèo với Phi: “Chú mầy uống đi, buồn gì, hai đứa mình có duyên gặp lại đây, có phải vui biết bao nhiêu không? Nhưng qua có lời dặn lại, chú em đừng bao giờ uống say quá, chỉ những người sầu muộn mới uống say thôi”. Ở đây, người đọc chỉ thấy lời phát ngôn một chiều của ông Sáu. Đó là lời tâm sự, phơi trải nỗi sầu muộn của mình và sự đồng cảm với Phi. Đối thoại này là sự độc thoại với nhu cầu chia sẻ.

Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta nhận thấy, hầu hết nhân vật của chị ít hành động nên lời đối thoại chiếm số lượng ít hơn so với lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm.

Dễ dàng nhận biết lời đối thoại của các nhân vật tách hẳn ra khỏi lời người kể chuyện qua những dấu gạch đầu dòng:

“ – Gió mát thiệt, hen? – Lương !

– Gì ? – Ôm tôi đi.

– Ý trời, người ta dòm. – Thây kệ họ. Ôm tui đi.

– Thôi, kỳ lắm…” ( Trích Bến đò xóm Miễu)

- Giống má.

- Ủa, má đâu không thấy?” (Trích Có con thuyền đã buông bờ).

Có khi lời đối thoại của nhân vật trong truyện nằm trong lời người dẫn truyện, không có dấu hiệu xuống dòng và gạch đầu dòng như thông thường.

Trong truyện Bến đò xóm Miễu có đoạn: “Nhưng Bông đã nói trước, Bông

khoe, “Chắc tui bỏ nghề, tui lấy chồng”. Lương rà rà mái chèo cho đò cập bến, Lương hỏi Bông lấy ai? Bông cười: “Cái ông hồi nãy đưa tui về”. Lương muốn sụm bộ giò, lặng người mà miệng vẫn cười hịch hạc, “Sướng nghen”.

Hay ở truyện Huệ lấy chồng, kiểu lời người trần thuật đan xen với lời thoại

nhân vật cũng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả biểu đạt: “Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà, sao bữa nay nghe gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thỉu”. Bằng cách giữ nguyên lời nói của nhân vật trong câu kể, người trần thuật ở đoạn văn trên đã chuyển từ lời đối thoại sang lời độc thoại. Vẫn như đang nói với Điềm, song cái cảm giác “buồn thỉu” bởi gió lạnh, bởi tiếng gà te tái chỉ có thể là của riêng Huệ trước ngày lấy chồng, khi bóng dáng người cũ chưa thể phai nhòa. Với kiểu trần thuật này Nguyễn Ngọc Tư đã giúp độc giả thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật. Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm lạ hóa kiểu trần thuật đơn âm, tiến tới một kiểu trần thuật đa giọng điệu.

Có thể thấy, chịu sự chi phối từ cách lựa chọn đối tượng phản ánh và cảm hứng sáng tạo của nhà văn, ẩn sau mỗi lời thoại của chị (dù của nhân vật hay của người dẫn truyện) là những tâm tình kín đáo, những dằn vặt nội tâm sâu sắc, mang tính nhân văn cao cả.

Lời nửa trực tiếp là “Lời trần thuật của tác giả và lời độc thoại của nhân vật có khi hòa nhập với nhau, xuyên thấu nhau tạo thành lời nửa trực tiếp” (Bakhtin). Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học thì đó là “biện pháp

diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật”

[13,187]. Nếu lời gián tiếp là lời trần thuật ngôi thứ ba kể về đối tượng, lời trực tiếp là lời nhân vật được truyền đạt thông qua độc thoại và đối thoại thì lời nửa trực tiếp là kiểu nói kết hợp đồng thời hình thức phát ngôn gián tiếp (bởi người trần thuật) và trực tiếp (bởi nhân vật). Tuy nhiên, không đơn nghĩa như lời trực tiếp, lời nửa trực tiếp thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ trần thuật phức hợp, đa thanh. Như

đoạn văn trong truyện Nước chảy mây trôi: “Lúc về Diệp ôm vai mẹ, Diệp

bảo mớ khô cá sặc rằn này hôm nào mẹ con tiễn đi, mẹ nướng rồi xé trộn xoài sống, con thích món này lắm”. Thông điệp “Diệp ôm vai mẹ, Diệp bảo thích món cá khô trộn xoài sống” (bao gồm cả hành động của nhân vật) được người trần thuật truyền đạt lại. Lời kể chứa đựng ngôn ngữ nói biểu cảm của nhân vật nên lời người trần thuật và lời nhân vật hòa vào nhau.

Những lời nửa trực tiếp trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư vẫn là lời người trần thuật nhưng đồng thời là tiếng lòng của nhân vật. Dòng tâm trạng nhân vật đan xen trong lời người trần thuật. Nó là ý nghĩ mang ngôn ngữ bên trong của nhân vật song tồn tại như những diễn từ của người trần thuật. Đó là ngôn ngữ trong trẻo nhưng nhiều suy tư của Diệp ở những đoạn độc thoại nội tâm được “thốt lên” bởi người trần thuật: “Đâu nè, đâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo dữ lắm. Coi lại, làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôi? Phải chọn lựa và trả giá

chớ…”(Nước chảy mây trôi). Đó là lời nói đầy yêu thương mà người trần

thuật chỉ có thể có được từ ngôn ngữ độc thoại của trái tim người mẹ: “Có nên nói hay không lời xưa rày má thường dạy thằng con trai lớn, rằng sống trên đời, thấy phải thì làm, mà làm cũng đừng nghĩ sẽ được đáp đền xứng đáng, vì

Từ điểm nhìn nhân vật, mượn ngôn ngữ giọng điệu nhân vật, người trần thuật trong nhiều tác phẩm của chị đã kể chuyện với con mắt của chính người trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 83)