Nghệ thuật tổ chức kết cấu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 65)

2. Lịch sử vấn đề

2.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu

2.2.1 Khái niệm kết cấu.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng tâm sự: “Viết truyện ngắn là chơi bố cục, thú lắm. Theo tôi quan niệm, truyện ngắn phải có “chuyện” tức là có thể kể lại cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn. Yêu cầu bố cục đặt ra từ đấy”. Trong đó “Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí

các yếu tố ngoài cốt truyện,…sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [13, 156]. Mọi liên kết bên trong (giữa các sự kiện, các

chi tiết trong cốt truyện) và bên ngoài (giữa cốt truyện và các thành phần khác

của tác phẩm) đều là nhiệm vụ của kết cấu. Trong Giáo trình lý luận văn học

(Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, H, 2008) định nghĩa về kết cấu:

“…các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ, đó là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; với văn xuôi và kịch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách,…), mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm, khác nhau về cách bố cục tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ,…; với văn xuôi và kịch, đó là cách dựng các lớp, cảnh, chương, phần, tập,…)…Tóm lại, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”. Tác giả Bùi Việt Thắng trong công trình Bình luận truyện ngắn, kế thừa định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học, ông chỉ ra: “kết cấu là chiến lược, còn bố cục là chiến thuật “sắp xếp các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định; bố cục là một phương diện của kết cấu” [28].

Có thể khẳng định, kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Là một yếu tố của hình thức, kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng. Trong mối liên hệ giữa kết cấu với chủ đề - tư tưởng của tác phẩm, kết cấu có nhiệm vụ tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất, sao cho chủ đề tư tưởng thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Kết cấu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất

chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với hệ thống tính cách. Đối với cốt truyện, nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh một cách hợp lý; đồng thời nó bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng, và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề - tư tưởng tác phẩm. Ngoài ra, kết cấu còn bố trí, sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lý của các yếu tố ngoài cốt truyện như: lời nói đầu và lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh phong cảnh,...Có thể nói, kết cấu góp phần đặc biệt quan trọng tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ.

Nếu những yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô hạn, vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu của một tác phẩm không chỉ bao hàm việc sắp đặt một bố cục

các tình tiết, sự kiện “mà còn bao hàm cả việc sử dụng và tổ chức, phối hợp các kĩ thuật trần thuật để tạo nên một công trình nghệ thuật nhân tạo mang dấu ấn của sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ” (Phạm Xuân Thạch, Truyện ngắn Thạch Lam dưới ánh sáng trần thuật học). Có thể khẳng định, kết cấu

bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn.

Gom góp những buồn vui trong đời, con “sóng ngầm” Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra nhiều truyện ngắn đặc sắc, thổi lên một luồng gió mới của truyện ngắn Nam Bộ. Cách tổ chức kết cấu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã giúp chị đi sâu khai thác mảng hiện thực đang phơi bày trước mắt, một hiện thực đang được rung chuông báo động, ở đó đầy những va chạm, bụi bặm và ngột ngạt của cuộc sống đời thường.

2.2.2 Tổ chức kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.2.2.1 Truyện thường có lời đề từ 2.2.2.1 Truyện thường có lời đề từ

Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp. Cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm được gọi là kết cấu. Một trong những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Ngọc Tư, thu hút đông đảo người đọc, đó chính là những yếu tố nằm ngoài cốt truyện, mà chủ yếu là những yếu tố thuộc về thi pháp hình thức độc đáo như cách đặt tên tác phẩm, tên nhân vật, lời đề từ, đề tặng, những đoạn trữ tình ngoại đề, hình thức trình bày tác phẩm,…Một trong những yếu tố để lại hiệu quả nghệ thuật và ấn tượng sâu sắc cho nhiều truyện ngắn của nhà văn đất Mũi là việc sử dụng lời đề từ ở đầu truyện.

Là “thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề ở mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm” [13, 112], hình

thức của lời đề từ rất phong phú. Đó có thể là một câu hay một trích đoạn trong tác phẩm. Nó cũng có thể là lời mượn của người khác: một câu thơ, một lời nói, một câu tục ngữ,… đã phổ biến và được nhiều người thích. Ví như

câu nói của Hồ Chí Minh được dùng làm lời đề từ cho tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước

ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó”. Lời đề từ cũng có khi khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong quá trình sáng tạo. Nguyễn Tuân đã đề từ tùy bút

Người lái đò Sông Đà bằng hai câu thơ: “Chúng thủy giai Đông tẩu. Đà giang

độc Bắc lưu” và “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Cảm hứng này được phát triển trong tùy bút.

Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít nhà văn sử dụng lời đề từ cho truyện ngắn. Điều này đã tạo nên nét riêng cho nhiều truyện ngắn của chị,

đề từ có thể là một danh ngôn, một đoạn trích từ kinh Phật, một câu hát dân gian, hoặc đôi khi chỉ là một ý nghĩ bâng quơ, nêu một sở thích ngộ nghĩnh, hoặc một đoạn tự sự tồn tại song song với truyện…nhưng tất cả đều có thể vận vào, đều thể hiện chiều sâu tư tưởng, là một phần bổ sung không thể thiếu cho văn bản tác phẩm, góp phần tạo nên sự toàn vẹn của chỉnh thể,…thể hiện ý đồ sáng tạo của tác giả và tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm” [25, 2].

Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ bắt gặp những nhân vật, số phận, mảnh đời, và con đường đời của những người dân bình dị, dễ mến. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Bình khẳng định ở Nguyễn Ngọc Tư mang một ý thức trân trọng, gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ, nhân vật, bức tranh thiên nhiên, những nét sinh hoạt hàng ngày,…mà còn thể hiện qua ý thức gìn giữ những câu ca dao, những lời ca

vọng cổ. Ngay trong lời đề từ của truyện Cải ơi! là câu hát cửa miệng của

người dân Nam Bộ “Mỗi lần nghe câu hát “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại…”, tôi hơi quạu, ông bà mình quá hiền lành đi, thí dụ có bị phụ phàng, thì cũng cố chanh chua, hằn học một tí, “Gió đưa thằng quỷ sứ về thành. Để tui ở lại chành ành… đắng cay”. Đau, tức vậy mà cứ trách nhẹ hều…Dường như người ta vẫn yêu, yêu đến mức không thể giằn dỗi, nặng lời. Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến như vậy?!!!”. Ông Năm Nhỏ cả đời mang nỗi oan giết đứa con riêng của vợ tên là Cải. Năm mười ba tuổi, khi đi chăn trâu, ham chơi làm lạc mất trâu, nó sợ quá bỏ đi không dám trở về nhà. Ông bố dượng là người đáng nghi nhất. Từ vợ ông đến bà con hàng xóm đều cho rằng chính ông là người đã xua đuổi, thậm chí đánh chết con Cải rồi vùi xác ở đâu đó. Để giải oan cho mình, hơn mười hai năm ông lang thang đây đó, làm chân sai vặt cho đoàn ca múa nhạc, để trước giờ biểu diễn, ông lên thông báo tìm con “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con”. Không tìm thấy con, ông cố tình vi phạm pháp luật để bị bắt, được lên ti vi, cũng chỉ để được gọi hai tiếng “Cải ơi…”. Nhưng

ông không kịp nói, ông không tìm thấy con Cải, nỗi oan của ông chưa thể giải.

Truyện Gió lẻ có lời đề từ ngắn gọn: “Tại sao người ta không nhìn thấy

mình khi mình còn sống? - Lời của một con ma” khơi mở cho một câu chuyện đầy xúc cảm về nỗi cô đơn, tổn thương, sự mất mát và cái chết. Truyện viết về một cô bé quên mất tiếng nói loài người khiến ai cũng tưởng cô bị câm. Trong nỗi hoang mang của kẻ lạc loài, số phận run rủi cho cô gặp hai kẻ đồng hành kém may mắn khác; và họ đã dạy cho cô những tiếng nói quen thuộc “Giọng cô đầy ngượng nghịu. Gã buồn cười, chắc là lâu lắm ngôn ngữ rời bỏ cô gái này, và khi chúng ùa trở lại trong một cơn lốc, cô phải xóc xổ khối hỗn độn đó, nhặt lấy từng chắp nối thành câu”. Nhưng rồi tình cảnh thật trớ trêu khi cô nhận ra mình mãi mãi không thể hòa nhập được với thế giới con người mà cô từng bị chối bỏ, bởi cô nhận ra giữa tiếng nói, hơi thở và “những ý nghĩ chạy xuyên qua mạch máu” đôi khi hoàn toàn không giống nhau. Và cô nghĩ “tiếng nói của con vật không dùng để làm tổn thương nhau…Có lần em đã học nói giống con người, chỉ vài từ ngắn ngủi thôi, nhưng em mướt mồ hôi, kiệt sức”. Thất vọng khi khoảng cách với thế giới người ngày càng xa vời vợi khiến cô gái co mình vào một cõi riêng bất định…Ở đó ranh giới giữa sự sống và cái chết gần như bị xóa nhòa “Và em thấy mình thực sự trôi, bồng bềnh và mộng mị trong một không gian tối dần, tối dần và rồi, bóng tối bắt đầu vô tận…Em, cũng là một con ma, hoang mang với một điều thuộc về con người mà em vừa biết. Một niềm tuyệt vọng chậm rãi kéo cái kén bọc lấy em”. Ở

Gió lẻ, chúng ta nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư rất mới trong cách kể

chuyện, câu chữ kỳ ảo, nhưng đó vẫn là những rung động thật về kiếp người và những góc cạnh rất thật của từng con người trong cuộc đời này.

Cũng có một lời đề từ ngắn gọn là truyện Thềm nắng sau lưng. Câu

đi đầu không ngoảnh lại…”. Đây cũng là nguồn cảm hứng chung của toàn truyện. Vẫn là kiểu truyện quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tư, đó là những dòng tâm trạng, những ý nghĩ của nhân vật chính tên Bằng. Anh sinh ra “má đã thất vọng rã người, khi phải đẻ rớt cậu trên xuồng” và bà thở dài ngay khi vừa sinh anh “nhà đã có một người đẻ trôi nổi rồi, chưa đủ sao?”. Người ấy chính là ba Bằng. Ông ít khi có mặt ở nhà, đến khi Bằng đầy tháng ông mới trở về. Rồi khi anh lớn lên, những chuyến đi của ông ngày càng nhiều hơn. Bà ngoại và mẹ Bằng oán hận cha anh, muốn anh cũng oán hận cha mình vì cái tội vô tình, nhưng Bằng không làm được. Đến khi anh đã lớn, bà và mẹ còn cho rằng ba anh phải chịu trách nhiệm về tất cả các vết thẹo trên người anh, lúc đó Bằng cũng không oán hận cha. Bằng vẫn nhớ những kỉ niệm đẹp khi cha anh ở nhà. Khi biết cha đi ở với người thương, má đi bước nữa, “Có đôi lúc Bằng thấy đời mình hơi buồn. Bằng cố gắng giận ba về cái việc ông giang hồ ham chơi. Nó cố gắng giận má về việc bà đi bước nữa…nhưng giận dữ và day dứt lại làm Bằng thấy buồn hơn”. Cho đến cuối truyện Bằng cũng ra đi mang theo trong tim một bóng hình người anh thương. Câu chuyện khép lại nhưng người đọc vẫn thấy những chuyến đi nối tiếp không dứt. Đó cũng là quy luật của cuộc sống.

Cũng có khi lời đề từ của truyện lại trích dẫn lời của Phật giáo thể hiện

tư tưởng nhân quả của nhà Phật. Đó là trường hợp của Cánh đồng bất tận:

“Tôi hiểu biết về Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải “bó tay”. Ví dụ như mấy lời nầy: “Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận giữ” (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương - Tỳ theo VISUDDHÀCÀRAZ). Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét,

muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được mới khó làm sao…”.

Nhiều khi lời đề từ là những dòng cảm nhận, suy nghĩ của tác giả hay

cũng chính của mọi người ở một số truyện như: Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Nhà cổ, Cái nhìn khắc khoải. Truyện Hiu hiu gió bấc kể về mối tình

của anh Hết và Chị Hoài yêu nhau say đắm mà không lấy được nhau, do mẹ chị Hoài chê anh Hết nghèo. Anh thầm lặng chôn chặt tình yêu trong lòng. Anh đâu biết bên cạnh anh còn có chị Hảo, thương anh, chờ đợi anh đến thành gái lỡ thì, tác giả có lời đề từ đầy ưu tư: “Tôi thường đợi gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn. Trời ơi, gió nầy là hết năm đây, già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay vẫn trắng như vầy…Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn gấp rãi nói, gấp rãi cười khi ngày bắt đầu rụng xuống…Cuối mùa gió chướng, trời bỗng lạnh hơn, thêm vào một chút buốt, nó kìa, gió bấc! Những đám cưới được tôi cho xuất hiện trên cái nền gió nầy, nhưng chỉ là cái cớ cho buồn thẫm hơn, sắc lại trên những mối tình dang dở. Chắc tại gió quá dịu dàng, nên có cảm giác gờn gợn buồn, có cảm giác như gió mồ côi, cúi đầu hiu hắt đi giữa đời. Hay tại tôi đã già, đã nhận ra không mùa vui nào là vui trọn. Đến đám cưới vốn là hỷ sự, tôi cũng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)