Xã Ái Quốc, huyện Nam Sách [33], [37]

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 64 - 69)

3. Thực trạng KT XH của hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách

3.2. Xã Ái Quốc, huyện Nam Sách [33], [37]

* Điều kiện đất đai và dân số

a. Diện tích đất đai tự nhiên sau dự án cụm công nghiệp Nam sách, Nam Quang + Tổng diện tích đất hành chính: 819,29 ha

+ Diện tích đất nông nghiệp: 454,97ha + Đất sản xuất nông nghiệp: 407,47ha

+ Đất trồng cây hàng năm khác (đất vườn):320,33 ha + Đất trồng cây lâu năm: 87,14 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 47,50 ha

+ Đất khu công nghiệp 78,52 ha

+ Đất có mục đích sử dụng khu công cộng: 111,33 ha b. Dân số:

+ Tổng số dân trong xã: 9.100 dân

+ Số người ở độ tuổi lao động: 4.200 người (chiếm 46 %) + Tổng số hộ : 2275hộ

+ Số hộ làm nông nghiệp: 2.004 hộ (chiếm 88%). Bình quân 1.500m2/hộ Trong đó: Số hộ mất 100% diện tích là 385 hộ ( chiếm 19%)

Số hộ mất 70% diện tích là 230 hộ (chiếm 11%) Số hộ mất 50% diện tích là 420 hộ (chiếm 21%) Số hộ mất dưới 50% diện tích là 620 hộ (chiếm 31%) Tổng số hộ bị mất ruộng ở các mức khác nhau chiếm 82% Diện tích sản xuất n«ng nghiÖp giảm bình quân là 35% Thực trạng lao động sau khi có dự án

Qua kết quả điều tra (Bảng 12,13 Phô lục) cho thấy tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm 46% dân số toàn xã, trong đó độ tuổi từ 16 đến 35 chiếm tỷ lệ cao...

Về trình độ văn hoá có 50 % số lao động đạt trình độ tốt nghiệp PTHH và tương đương, còn lại 50% ở trình độ trung học cơ sở và tiểu học.

Về việc làm thường xuyên không tính người làm nông nghiệp chiếm 25,5% trong độ tuổi lao động, tính quy về thời gian lao động tham gia làm nông nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất thấp, người không có việc làm và người thiếu việc làm thường xuyên, đang học phổ thông và học nghề. Các chính sách hỗ trî và kết quả thùc hiện nhằm giải quyết việc làm đáp ứng chuyển đổi cơ cấu lao động sau khi có dự án của xã rất đáng quan tâm.

Xã đã giới thiệu học nghề cho 68 người và giới thiệu việc làm mới cho 175 người chủ yếu là các hộ nghÌo mất ruộng.

Năm 2007 tổng giá trị sản xuất thu được 69,1 tỷ đồng đạt 103,9% kế hoạch (tăng 11,2% so với năm 2006). Cụ thể cơ cấu như sau:

- Kinh tế nông nghiệp: 30,7% (năm 2006: 35,4%)

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 33,9% ( năm 2006: 32%) - Dịch vụ: 35,4% (năm 2006: 32,6%)

- Thu nhập bình quân đầu người: 7,3 triệu đồng (năm 2006: 6,7 triệu đồng). Công tác giáo dục y tế, văn hoá - xã hội đạt kết quả tốt, an ninh chính trị được giữ vững. Trật tự an toàn xã hội được ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Trồng trọt:

- Diện tích gieo trồng năm 2007 là 407,47 ha (giảm 142 ha so với năm 2006) - Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 58,5 tạ/ha (giảm 1,25 tạ/ha so với 2006). - Toàn xã trồng được trên 2,8 ha rau màu vụ xuân và vụ hè thu với một số cây trái vụ cho năng suất và giá trị cao, như: cây cà chua, ớt các loại…Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt 45,5 triệu đồng (năm 2006: 40,5 triệu đồng).

Chăn nuôi:

- Chăn nuôi của xã tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô theo hướng tập trung sản xuất ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao. Tuy những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả giống, thức ăn chăn nuôi tăng mạnh song giá xuất bán cũng tăng tương ứng do vậy ngành chăn nuôi vẫn phát triển tốt. Đàn lợn chu chuyển từ 6.500 đến 7.000 con; đàn trâu ,bò 130 con; đàn gia cầm 165 nghìn con (Điển hình là trang trại Tám Lợi có tới 140.000 con gà đẻ). Sản lượng cá đạt 190 tấn. Tổ chức thực hiện việc tiêm phòng cho đàn gia súc là 5.000 con, gia cầm 12.150 con, còn lại các chủ trang trại tự chủ động tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Triển khai tốt việc xây dựng kế hoạch phòng dịch bệnh, phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học và công nghệ mở các lớp tư vấn chuyển giao tiến bộ cho các nhà chăn nuôi, tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi phát triển

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 23,4 tỷ lãi 7,7 triệu đồng đạt 105 % kế hoạch năm (tăng 16,7 % so với năm 2006).

- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 14,7 tỷ đồng (đạt 104,2% kế hoạch). - Giá trị xây dựng đạt 8,7 tỷ đồng (đạt 106% kế hoạch)

- Toàn xã hiện có 439 cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó công nghiệp là 46 hé; Vận tải là 27 hé; Thương nghiệp và dịch vụ là 366 hộ, có khoảng 2.750 lao động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (trong đó lao động làm việc trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong địa bàn xã là 1.850 ng-êi).

 Hoạt động dịch vụ

- Giá trị sản xuất dịch vụ đạt 24,5 tỷ đồng đạt 107% kế hoạch (tăng 20,5 % so với năm 2006), trong đó phát triển mạnh như dịch vụ ăn uống, nhà trọ, nhà nghỉ, vận tải, thương mại tổng hợp.

- Hoạt động vay vốn ngân hàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, tổng d- nợ vốn vay đạt 15 tỷ đồng. Trong đó ngân hàng chính sách xã hội cho vay theo hình thức tín chấp thông qua các tổ chức hội số tiền lµ 6 tỷ đồng. Số hộ sử dụng dịch vụ điện thoại ngày càng tăng trong toàn xã, hiện tại đạt 15 máy/ 100 dân ( năm 2006 là 12 máy/ 100 dân) .

Lĩnh vực văn hoá xã hội

 Sự nghiệp giáo dục

Hai trường là trung học cơ sở và tiểu học đạt trường tiên tiến xuất sắc, trường mầm non bán công đạt khá, chất lượng dạy và học được đảm bảo, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được quan tâm thường xuyên. Công tác triển khai năm học mới năm 2007-2008 đảm bảo tốt theo kế hoạch.

 Hoạt động văn hoá thông tin

các lễ hội, phát động phong trào, toàn dân đoàn kết xây dựng ®ời sống văn hoá ở khu dân cư, công tác thông tin tuyên truyền tập trung vào các nhiệm vụ chính trị của địa phương, kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương đất nước, ngày Bác Hồ về thăm xã, với 130 tin bài, 110 panô, khẩu hiệu, băng rôn. Kết quả cuộc vận động có 2266 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (đạt 91,7 %) hoàn thành bước bốn kiểm tra công nhận 2 làng văn hoá Độc Lập và Ngọc Trì.

- Số hộ nghèo hiện tại là 274 hộ bằng 11,5% (giảm 1% so với năm 2006). - Giới thiệu học nghề cho 268 người, việc làm mới cho 175 người chủ yếu là hộ nghèo mất ruộng.

* Hạn chế thiếu sót

Qua nghiên cứu những kết quả đã đạt được về việc thực hiện nhiệm vụ của xã năm 2007, tác giả nhËn thấy vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập chủ yếu nh- việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp chưa được chú trọng, biện pháp khắc phục còn chậm, việc dịch chuyển cơ cấu cây trồng như đưa giống lúa lai có năng suất chất lượng còn chậm, tỷ lệ thấp.

Hệ thống mương máng, giao thông thuỷ lợi nội đồng sau dồn điền đổi thửa chưa được thực hiện. Năng suất lúa chưa cao, công tác thú y tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm ở một số thôn đạt tỷ lệ thấp.

Công tác quản lý đất đai còn bị buông lỏng, một số vụ việc lấn chiếm vi phạm đất đai, làm nhà trái phép chưa được phản ánh và xử lý kịp thời, một số thôn còn ỷ lại trông chờ vào xã chưa kiên quyết ngăn chặn, chưa xử lý triệt để, còn để tái lấn chiếm việc quản lý nghĩa địa khu cát táng các thôn còn buông lỏng không có quy hoạch, còn tuỳ tiện. Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập.

Công tác quản lý chỉ đạo điều hành thiếu sự phối hợp hữu cơ giữa các ban ngành, còn tình trạng đùn đẩy công việc.

Những hạn chế thiếu sót nêu trên lµ do những nguyên nhân sau ®©y:

Khách quan: như thời tiết dịch bệnh, giá cả thị trường, khó khăn về kinh phí hoạt động.

Chủ quan: do một số cán bộ chuyên môn thiếu nhiệt tình, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa sâu sát, thiếu biện pháp cụ thể, thiếu sự phối hợp đồng

bộ, kiểm tra đôn đốc chưa kịp thời. Hạn chế về năng lực, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 64 - 69)