Tóm lược bức tranh hiện trạng

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 74 - 81)

Thực tế, trung ương đã ban hành một số Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ để áp dụng vào cuộc sống ngay từ thời kỳ đầu của quá trình CNH, HĐH. Thực tế ở địa phương Tỉnh Hải Dương đã chủ động tiếp cận và triển khai, cụ thể hoá các chủ chương, chính sách của Nhà nước bằng các nghị quyết, quyết định kịp thời, sát thực, đã có tác dụng rất lớn trong việc xúc tiến các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn), kết quả đã trình bầy ở Chương II và có thể được tóm lược như sau:

Những ưu điểm, kết quả đạt được:

Công tác triển khai nghị định 56/NĐ-CP năm 2005. Kết quả hệ thống khuyến nông đã thực hiện chuyển giao các quy trình công nghệ, kỹ thuật:

- Kỹ thuật gieo cấy lúa lai HCI là một tổ hợp giống lúa lai hai dòng (103S/R6) do công ty cổ phần giống cây trồng trung ương chọn tạo ra. Giống đã được công nhận là giống có năng suất khá cao, ngắn ngày, chất lượng tốt.

- Kỹ thuật thâm canh giống lúa ĐSĐL là giống lúa đặc sản của Đài Loan được nhập nội, được công nhận và cho phép mở rộng diện tích sản suất trong toàn tỉnh.

- Kỹ thuật trồng ngô.

- Kỹ thuật trồng đậu tương.

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài Đài Loan. - Kỹ thuật trồng cà chua, dưa chuột, dưa hấu và ớt. - Kỹ thuật nuôi úm ngỗng con.

- Phổ biến mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học.

- Hướng dẫn phòng chống hội chứng rối loạn hô hập và sinh sản ở lợn (PRRS).

- Phổ biến về bệnh của cá rô phi và biện pháp phòng trị.

- Hội thảo trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật cá rô phi của Trung Quốc. - Quy trình các bước xây dựng hầm khí sinh học...

- Trao đổi kinh nghiệm về cách tiếp cận trong việc thay đổi kỹ thuật của nông dân... Riêng năm 2007 hệ thống khuyến nông toàn tỉnh đã tổ chức tập huấn được 1.876 lớp cho trên 110.000 lượt nông dân tham gia, đạt 125% so với kế hoạch. Trong đó kỹ thuật trồng trọt - lâm nghiệp được 1.384 lớp, chăn nuôi thú y được 274 lớp, thuỷ sản được 118 lớp, xử lý môi trường + khác được 100 lớp và đã chuyển giao được nhiều mô hình, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi như đã nêu ở trên.

Công tác triển khai Nghị định 119/NĐ - CP năm 1999, Nghị định 115/NĐ - CP năm 2005. Quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo tiếp tục được mở rộng có thể thấy điều đó được thống kê và nêu trong bảng 1, 2, 3, 5, 14 (Phụ lục) của 11 trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương (trong đó có 5 trường TW, 6 trường địa phương).

Về trình độ: 6 trường của tỉnh có 57/306 giáo viên có trình độ thạc sĩ (chiếm 18,6%) và 2 bác sĩ chuyên khoa, chưa có giáo viên có trình độ tiến sĩ; 5 trường TW có 31/816 giáo viên có trình độ tiến sĩ (chiếm 3,8%), 349 có trình độ thạc sỹ (chiếm 42,7%), và 14 bác sĩ chuyên khoa.

Tổng quy mô học sinh, sinh viên năm học 2006 - 2007 của 11 trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh là 35.658 học sinh, sinh viên tăng so với năm học 2005-2006 là 3824 học sinh, sinh viên và so với năm học 2004-2005 tăng 13.264 học sinh, sinh viên. Việc tăng quy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu được thực hiện ở khối trường trung ương trên địa bàn.

Trong 4 năm học gần đây chỉ có 5/11 trường (3 trường tỉnh và 2 trường trung ương) thực hiện việc tuyển sinh và đào tạo TCCN hệ học sinh tốt nghiệp THCS.

Hiện có 11 trường đang đào tạo 107 ngành nghề ở trình độ CĐ và TCCN; (Bảng 14a,14b,14c,14d (Phụ lục)) trong đó, đào tạo trình độ CĐ là 52; TCCN là 58; nghề là 21; có khoảng 20% chuyên ngành đang đào tạo ở cả hai trình độ CĐ và TCCN; 2 chuyên ngành đào tạo ở 3 trình độ (CĐ, TCCN, DN) là kế toán và tin học.

Chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, SV được duy trì ổn định. Công tác quản lý giáo dục chuyên nghiệp được đẩy mạnh.

* Duy trì các hoạt động của ngành học có nề nếp. * Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường.

Kết quả tính đến 31/12/2006 toàn tỉnh đã có 1093 giáo viên tăng 477 giáo viên so với 2004, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng lên tới 90-93%. Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức dạy nghề cho nhiều lớp lao động nông thôn, lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Dạy nghề đã bước đầu đã gắn với thị trường lao động, đã có 91 % lao động có việc làm sau học nghề, từ đầu năm 2007 tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo mở rộng, nhân rộng nghề mới, nghề truyền thống để khai thác tiềm năng nâng cao giá trị tiểu thủ công nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Sở GD & ĐT tiến hành đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện ở các cấp học

Trong 3 năm 2004 - 2006 các cơ sở đã dạy nghề cho 71.262 lao động, trong những năm qua tỉnh đã đề ra chủ trương chính sách đẩy mạnh đào tạo nghề trên toàn tỉnh. Trong 2 năm (2006-2007) qua Ngân sách nhà nước đã đầu tư cho hoạt động trên địa bàn tỉnh là 13 tỷ 700 triệu đồng, các cơ sở dạy nghề đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các cơ sở vật chất trường học, nâng cao trình độ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (điển hình là trường

Cao đẳng nghề). Trong kết quả chung đó có kết quả giải quyết việc làm tại hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách bởi sự tác động tích cực của một số chính sách đã nêu

+ Kết quả giải quyết việc làm (tính đến 26/3/2008)

Xã Lai Vu có tổng số 1.326 hộ, 5.176 nhân khẩu, trong đó có 3.142 người trong độ tuổi lao động (60,7%).

- Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp: 1.905 lao động (36,8%). - Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương : 923 lao động (17,8%)

- Lao động kỹ thuật trong Cụm CN là 228 lao động. Lao động thủ công mang tính thời vụ trong Cụm CN là 60 lao động.

- Lao động tại các công ty trong và ngoài tỉnh: 300 lao động, lao động thương nghiệp, dịch vụ tại địa phương: 310 lao động.

Các dự án đã phát huy hiệu quả. Nguồn lao động nông nghiệp dôi dư từ sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, có việc làm tương đối ổn định là 1.308 người chiếm 41,68% lao động trong độ tuổi lao động. Hiện còn 51,38% lao động ở độ tuổi lao động chưa có việc làm đang đi học nghề lao động khác không ổn định.

Xã ái Quốc huyện Nam Sách:

- Số hộ nghèo hiện tại là 274 hộ bằng 11,5% (giảm 1% so với năm 2006). - Giới thiệu học nghề cho 268 người, tạo việc làm mới cho 175 người chủ yếu là hộ nghèo mất ruộng.

Công tác triển khai và thực hiện chỉ thị số 21/2007/CT- TTg và Quyết định 157/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương đã báo cáo với UBND tỉnh, đồng thời phối hợp với Sở GG- ĐT, Sở LĐTBXH, hội Khuyến học các trường trên địa bàn cùng với các tổ chức chính trị xã - hội tổ chức tuyền truyền triển khai thực hiện.

Trong khoảng thời gian chưa đầy 3 tháng, doanh số cho vay tại Hải Dương (trong đó có xã Lai Vu và ái Quốc trong tổng các xã trong tỉnh) được vay là: 53.297 triệu đồng với 11.839 hộ gia đình học sinh sinh viên được vay vốn, với 12.456 học sinh sinh viên được vay.

Dư nợ cho vay đạt: 56.141 triệu đồng, tăng trên 31 lần so với dư nợ năm trước, trong đó phân loại dư nợ theo trình độ và thời gian đào tạo như sau:

+ Đại học, cao đẳng: 36.779 triệu đồng với 8.837 HSSV dư nợ; + Trung cấp: 13.450 triệu đồng với 3.121 HSSV dư nợ;

+ Học nghề trên 1 năm: 5008 triệu đồng với 1.275 HSSV dư nợ; + Học nghề dưới 1 năm: 904 triệu đồng với 230 HSSV dư nợ;

Thực hiện cho vay vốn dự án số 120/HĐBT để người dân có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tạo việc làm.

Đây là một chính sách rất đúng đắn sát hợp với thực tế khách quan đáp ứng và phục vụ tốt cho nhu cầu thực tiễn đặt ra. Nhờ có chính sách này mà nó đã mở rộng được rất nhiều học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn có được kinh phí để tham gia được đào tạo nghề, có việc làm. Nó là một chính sách sử dụng nguồn vốn không thể thiếu để khuyến khích tạo điều kiện mở rộng sự hoạt động của cộng đồng những người hoạt động thông tin, tư vấn, đào tạo nghề và những người tiếp cận thông tin, tư vấn, được đào tạo nghề để có điều kiện cần thiết được tiếp nhận vào khu công nghiệp, các doanh nghiệp, trang trại, hoặc tự tạo việc làm tại nơi họ đang sinh sống, góp phần di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn đi đôi với di chuyển đổi mới cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng những người lao động ở nông thôn. Hạn chế những bất cập, bức xúc không đáng có ở nông thôn khi thực hiện CNH, HĐH.

Trong thời gian qua, chính sách thuế của Nhà nước đã có những ưu tiên thích đáng đối với các hoạt động dịch vụ KH&CN. Điều này được thể hiện ở

luật KH&CN, Nghị định số119/1999/ NĐ- CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư KH & CN, thông tư liên tịch số 2341/2000 của Bộ Tài chính – Bộ KH&CN hướng dẫn Nghị định số 119 nêu trên. Tinh thần chung là khi các thực hiện các dịch vụ KH &CN, thuế VAT chỉ phải chịu mức 5% (so với mức bình thường là 10%), thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% (so với mức bình thường là 28%). Đặc biệt khi các dịch vụ KH & CN trực tiếp phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây chính là ưu đãi của Nhà nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các trường, các tổ chức chính trị – xã hội đầu tư vào các dịch vụ KH&CN (thông tin tư vấn đào tạo vv...), từ đó làm đổi mới cơ cấu lao động và phát triển nguồn nhân lực có đào tạo ở nông thôn.

Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân:

Tuy nhiên, quá trình triển khai các chính sách của trung ương và của địa phương còn rất nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu đồng bộ. Việc thực hiện quản lý và vận hành của nhà nước cũng như thực hiện nhiệm vụ dịch vụ KH & CN nhằm di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn thiếu định hướng cụ thể, chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương (đặc biệt là vùng có chuyển đổi lớn như hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách).

Khối các trường của tỉnh còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị, chưa thực sự đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, diện tích khuôn viên chật hẹp và đều ở vị trí hẻo lánh. Tiến độ thực hiện các đề án chuyển địa điểm và đầu tư xây dựng mới diễn ra chậm so với lộ trình đã được tỉnh phê duyệt do không có vốn đầu tư.

Việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo diễn ra không đồng đều giữa các trường, còn thấp kém so với các trường trung ương. Giáo viên cơ hữu của một số trường còn thiếu, tỷ lệ giáo viên có trình độ cao

còn thấp so với nhu cầu. Việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục chuyên nghiệp chưa thống nhất, rõ ràng hiệu quả quản lý chưa cao. Chính vì vậy so với tổng quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện nay thì tỉ lệ tuyển sinh hệ THCS còn rất thấp (Năm học 2006-2007 có 628 học sinh hệ THCS/13.815 học sinh TCCN, chiếm 4,5%).

So với mục tiêu phổ cập bậc trung học (30% học sinh tốt nghiệp THCS vào TCCN và dạy nghề vào năm 2010), tỉ lệ phân luồng hiện nay còn rất thấp, không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có hơn 30.000 học sinh tốt nghiệp THCS thì chỉ có khoảng 3,5% vào TCCN và dạy nghề. Đối tượng này đi đào tạo TCCN và DN ở các trường ngoài địa bàn tỉnh HD sẽ là rất ít bởi vì số học sinh này còn nhỏ tuổi không thể học ở xa gia đình được.

Do nhận thức của một số người dân chưa thấu đáo, chưa nhìn nhận được lợi ích lâu dài, hơn nữa mới là bước đầu tập sự với tác phong lao động công nghiệp, tập làm nghề mới. Một số ít do trình độ văn hoá thấp không theo kịp kiến thức đã bỏ học hoặc chuyển sang làm những công việc khác phù hợp hơn.

Chưa có sự đầu tư thoả đáng cho các dự án xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ tiên tiến gắn liền với các cơ sở đào tạo nghề phát triển nông nghiệp bền vững.

Chưa đầu tư nguồn vốn thoả đáng để nhân dân mua sắm máy nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng, đặc biệt là chức năng chế biến nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá.

Các trung tâm học tập cộng đồng, cơ sở giáo dục đào tạo nghề giáo dục thường xuyên mới hình thành ở mức độ sơ khai song vị trí chức năng nhiệm vụ chưa được triển khai triệt để từ cơ sở xã trở lên.

Các dự án khu công nghiệp thường là thực hiện chậm tiến độ, nên việc sản xuất kinh doanh chậm được thực hiện nên chậm thu hút vào khu công nghiệp và đồng thời sự chỉ đạo, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện dự án khu công nghiệp chưa được chú trọng, nên chuyển dịch cơ cấu

giống cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm. Chậm chuyển đổi việc dồn điền đổi thửa, thiếu sự quy hoạch mương máng tưới tiêu. Công tác chỉ đạo quản lý điều hành các tổ chức thiếu sự phối hợp hữu cơ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong toàn hệ thống kinh tế - chính trị, cơ cấu KT -XH; đặc biệt là việc phục vụ nghiên cứu triển khai đào tạo nghề, tổ chức sản xuất kinh doanh. Quá trình thực hiện các đề án dự án chậm, trong quy hoạch thiếu phần mà rất cần phải đầu tư đi trước là phần kinh phí đầu tư cho các hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn cho đào tạo nghề trong tổng số tiền đền bù để thu hồi đất của nông dân để thực hiện dự án.

Việc quản lý học viên học nghề ngắn hạn chưa được chặt chẽ, dạy nghề dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp (24,9%) và chủ yếu tập trung ở cơ sở dạy nghề trung ương.

Các ngành nghề đào tạo áp dụng công nghệ cao còn rất ít. Nhu cầu học nghề tăng nhanh, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện còn thiếu đã gây ra tình trạng "quá tải" ở nhiều cơ sở dạy nghề; một số cơ sở thuê giáo viên ngoài hoặc giáo viên phải làm ngoài giờ quá nhiều. Trong khi đó thực trạng hiện nay ở 11 trường đóng tại địa phương đã có 107 ngành nghề đang đào tạo nhưng thực tế số ngành nghề đang thực hiện đào tạo cho lao động nông thôn là 21 nghề trong tổng số 52 ngành nghề đang thực hiện đào tạo ngắn hạn tại tỉnh Hải Dương, dạy nghề dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp (24,9%) chủ yếu tập trung ở cơ sở dạy nghề của Trung ương.

Quy trình kỹ thuật triển khai Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 74 - 81)