Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng các dịch vụ Khoa học và Công nghệ nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động ở nông

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 69 - 74)

Công nghệ nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động ở nông thôn và những tồn tại bất cập tại hai xã.

Qua khảo sát điều tra các dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn) nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn của hệ thống khuyến nông, của 11 trường thực hiện hoạt động GDCN và 31 cơ sở dạy nghề của tỉnh Hải Dương tại hai địa phương đã trình bày ở trên, đặc biệt là mối quan hệ tác động trực tiếp của hai trường Cao đẳng nghề và Trường TC nông nghiệp & PTNT đến phát triển nguồn nhân lực ở hai xã ái Quốc và Lai Vu, có thể nêu lên một số ý kiến phân tích, đánh giá tổng hợp sau đây:

1/ Đối với cơ sở xã đều có điểm xuất phát chung là nền sản xuất nông nghiệp có trên 80% hộ làm nông nghiệp, đất đai phù sa màu mỡ, đều cận giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Tuy hai xã thuộc hai huyện khác nhau nhưng đều cùng được thụ hưởng một số chính sách phát triển kinh tế xã hội của Trung ương và của tỉnh Hải Dưong, đều gần kề hai trường (hai cơ sở giáo dục đào tạo nghề của tỉnh Hải Dương).

2/ Đặc điểm riêng khi thực hiện triển khai xây dựng dự án khu công nghiệp: Đối với xã ái Quốc mặt bằng dân trí tương đối cao (lấy bình quân tốt nghiệp PTTH), diện tích đất nông nghiệp bàn giao cho khu công nghiệp bình quân là 35%, số hộ mất 100% diện tích là 19%. Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động đạt ở THPT và tương đương là 50%. Số lao động phi nông nghiệp là 25,5%, môi trường văn hoá xã hội tốt hơn.

Xã Lai Vu mặt bằng dân trí thấp hơn xã ái quốc (lấy bình quân tốt nghiệp PTTH), diện tích đất nông nghiệp bàn giao cho khu công nghiệp bình

quân là 71%, số hộ mất 100% diện tích là 35%. Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động đạt ở THPT và tương đương là 23%. Số lao động phi nông nghiệp là 28,6% kém thuận lợi về môi trường văn hoá xã hội.

3/ Từ những đặc điểm chung và riêng trên nhận thấy còn một số tồn tại, hạn chế.

Xã Lai Vu diện tích đất nông nghiệp bàn giao cho khu công nghiệp là 71 % gấp đôi so với xã ái Quốc (35%) nhưng số lao động chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp rất thấp chỉ có 28,6%. Trong khi đó xã ái Quốc số lao động phi nông nghiệp là 25,5 % chênh lệch là 3,1%. Qua con số này chứng tỏ trong quá trình thực hiện dự án còn nhiều bất cập về vấn đề thông tin, tư vấn, đào tạo chuyển đổi nghề và giải quyết lao động việc làm ở xã Lai Vu mặc dù khi khảo sát tác giả thấy khu công nghiệp tàu thuỷ Lai Vu đã được UBND tỉnh hỗ trợ rất lớn bằng các chính sách hỗ trợ nhằm giải quyết việc làm đáp ứng sự chuyển đổi cơ cấu lao động và sự phối kết hợp của các cơ quan huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương để thực hiện các dự án dạy nghề, giải quyết việc làm như phát triển chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm, nuôi ba ba, nuôi thuỷ sản.v.v. với số tiền tương đối lớn, song hiệu quả vẫn chưa cao đặc biệt là vấn đề việc làm và chuyển đổi, cách thức làm việc.

Như vậy, trong việc liên kết các dịch vụ KH & CN để nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn hiện nay chưa có sự thống nhất liên kết 4 nhà đặc biệt là cho công tác thông tin, tư vấn đào tạo - dạy nghề để nâng cao trình độ cho nông dân đặc biệt cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, thiếu sự trang bị cho họ những kiến thức tổng hợp, kết hợp với điều hành của những người đang giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý các cấp.

Chưa có sự đầu tư thoả đáng cho các dự án xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ tiên tiến gắn liền với các cơ sở đào tạo nghề phát triển nông nghiệp bền vững.

Chưa đầu tư nguồn vốn thoả đáng để nhân dân mua sắm máy nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng đặc biệt là chức năng chế biến, nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá.

Các trung tâm học tập cộng đồng, cơ sở giáo dục đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên mới hình thành ở mức độ sơ khai song vị trí chức năng nhiệm vụ chưa được triển khai triệt để từ cơ sở xã trở lên. Tuy nhiên ở xã ái Quốc là địa phương có hai trường đã nêu ở trên nằm tại địa bàn, đồng thời gần thành phố Hải Dương, hạ tầng kinh tế xã hội, trường cấp 1,2,3 thuận lợi hơn, trình độ học vấn cao hơn, học nghề và di chuyển nghề mới cao hơn do có sự nhận thức và chỉ đạo của chính quyền địa phương sát sao hơn.

Chưa nắm, dự báo được nhu cầu của người lao động nông nghiệp về việc chuyển đổi nghề, ở hai đơn vị trường học. Tác giả đã khảo sát là hai trong 31 đầu mối đào tạo nghề có chức năng đào tạo nghề. Mặc dù đã thực hiện được một số công việc song, số lượng và chất lượng học sinh đầu vào thấp. Có hướng giảm dần đối tượng trung cấp, nhất là khối các ngành kỹ thuật nông nghiệp (CNTY, TT và BVTV, thủy sản). Trong khi đó đại học, cao đẳng, vừa học vừa làm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khối quản lý phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp số lượng và chất luợng dạy nghề cho nông dân tăng dần nhưng chủ yếu ở các đối tượng 36- 45 tuổi hiện tại đang trực tiếp sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, đa số có công ăn việc làm ngay nhưng vẫn còn một số chưa phù hợp hoặc chưa tìm được việc làm, phải đi làm việc khác.

Các dự án khu công nghiệp thường là thực hiện chậm tiến độ, nên việc sản xuất kinh doanh chậm được thực hiện nên chậm thu hút vào khu công nghiệp và đồng thời sự chỉ đạo, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện dự án khu công nghiệp chưa được chú trọng, nên chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm. Chậm việc chuyển đổi việc dồn điền đổi thửa, thiếu sự quy hoạch mương máng tưới tiêu.

4/ Nguyên nhân, hạn chế

Công tác chỉ đạo quản lý điều hành các tổ chức thiếu sự phối hợp hữu cơ giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong toàn hệ thống cơ cấu KT - XH; đặc biệt là việc phục vụ nghiên cứu triển khai đào tạo nghề, tổ chức sản xuất kinh doanh. Quá trình thực hiện các đề án dự án chậm, trong quy hoạch thiếu phần mà rất cần phải đầu tư đi trước là phần kinh phí đầu tư cho các dịch vụ thông tin, tư vấn đào tạo nghề trong tổng số tiền đền bù khi thu hồi đất của nông dân để thực hiện dự án.

5/ Đề xuất

Làm tốt các vấn đề sử dụng nguồn vốn và ưu đãi thuế để thực hiện tốt các vấn đề kinh tế dịch vụ phục vụ cho CNH, HĐH. Trong đó đặc biệt chú trọng sử dụng nguồn vốn và khuyến khích thuế để mở rộng các dịch vụ công nghệ (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề) theo hướng mở rộng quy mô, cơ cấu, đa dạng phương thức hoạt động của hệ thống khuyến nông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của Tỉnh.

Chương III

Một số giải pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và thuế để mở rộng dịch vụ KH & CN nhằm di chuyển đổi mới

cơ cấu lao Động nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Thực hiện mục tiêu nội dung, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra là đánh giá thực trạng mối quan hệ tác động tích cực và kể cả những hạn chế của một số chính sách hiện hành trong việc thực hiện hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo nghề nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn, những nguyên nhân bất cập của một số biện pháp chính sách hiện hành trước sự đòi hỏi của thực tiễn.

Đánh giá được thực trạng di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn, lao động mất việc làm do mất đất canh tác, cơ cấu lao động có nhu cầu làm việc nhưng bị mất việc do sử dụng đất canh tác để thực hiện CNH, HĐH và nguyên nhân, bất cập.

Phát hiện đề xuất một số biện pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và thuế để mở rộng dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề) nhằm hướng tới di chuyển đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH Trong điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Hải Dương nói chung và hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách nói riêng. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan, khảo sát điều tra tổng hợp số liệu, thống kê báo cáo thực trạng kết hợp phỏng vấn, thảo luận với 2 cán bộ là nhà khoa học; 7 cán bộ quản lý cơ sở; 40 nông dân là lao động có bề dày kinh nghiệm của 2 xã Lai Vu (20 nông dân), ái Quốc (20 nông dân); 10 cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện Kim Thành có liên quan đến hoạt động kinh tế xã hội tại xã Lai Vu; 10 cán bộ khoa học kỹ thuật của huyện Nam Sách có liên quan đến hoạt động kinh tế xã hội tại xã ái Quốc. Cùng nhau phân tích làm rõ về các vấn đề có liên quan của các biện pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và khuyến khích thuế hiện hành của trung ương, của tỉnh và sự tác động của nó tới các hoạt động dịch vụ KH & CN nhằm hướng tới di chuyển, đổi mới (chuyển đổi) cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Kết quả cụ thể trên 85% số người được phỏng vấn đều thống nhất với các nội dung về bức tranh hiện trạng tác giả xin dẫn ra sau đây: ở trung ương đã rất quan tâm đến lĩnh vực hoạt động dịch vụ KH & CN, đặc biệt là các dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo nghề, bồi

dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn bằng việc đã ban hành các biện pháp chính sách để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 69 - 74)