của tỉnh Hải Dương.
Ngành học GDCN - Dạy nghề Hải Dương năm học 2006 - 2007 đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, hệ thống trường tiếp tục được củng cố, phát triển về quy mô, cơ cấu ngành nghề và phương thức đào tạo; công tác quản lý ở các trường đã có những đổi mới, chất lượng giáo dục bước đầu có chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về nguồn nhân lực cho đất nước và địa phương.
Qua khảo sát trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện đã có 31 cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, trong đó 7 cơ sở dạy nghề trung ương, 24 cơ sở day nghề địa phương với 52 ngành nghề đào tạo khác nhau. Trong 3 năm 2004 - 2006 các cơ sở đã dạy nghề cho 71.262 lao động, trong những năm qua
tỉnh đã đề ra chủ trương chính sách đẩy mạnh đào tạo nghề trên toàn tỉnh. Trong 2 năm qua Ngân sách nhà nước đã đầu tư cho hoạt động trên địa bàn tỉnh là 13 tỷ 700 triệu đồng, các cơ sở dạy nghề đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các cơ sở vật chất trường học, nâng cao trình độ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (điển hình là trường Cao đẳng nghề). Tính đến 31/12/2006 toàn tỉnh đã có 1.093 giáo viên tăng 477 giáo viên so với 2004, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng lên tới 90-93%. Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức dạy nghề cho nhiều lớp lao động nông thôn, lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Dạy nghề đã bước đầu gắn với thị trường lao động. Đã có 91% lao động có việc làm sau học nghề, từ đầu năm 2007 Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo mở rộng, nhân rộng nghề mới, nghề truyền thống để khai thác tiềm năng nâng cao giá trị tiểu thủ công nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Sở GD & ĐT tạo tiến hành đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện ở các cấp học [39].
Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu vững chắc và bền vững. Việc thực hiện quản lý vận hành của Nhà nước cũng như thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của các cơ sở dạy nghề chưa có định hướng cụ thể; thực hiện kế hoạch Ngân sách dạy nghề chưa có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương (đặc biệt là vùng có chuyển đổi lớn như Lai Vu. Cơ sở rất cần đầu tư trang thiết bị đào tạo như Trường TC nông nghiệp và PTNT); chưa xây dựng được các tiêu chí dự báo nhu cầu dạy nghề, gắn liền với các dự án khu công nghiệp. Do đó một số dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích nông nghiệp hiệu quả chưa cao. Việc quản lý học viên học nghề ngắn hạn chưa được chặt chẽ, dạy nghề dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp (24,9%) và chủ yếu tập trung ở cơ sở dạy nghề trung ương.
Các ngành nghề đào tạo áp dụng công nghệ cao còn rất ít. Nhu cầu học nghề tăng nhanh, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện còn thiếu đã gây ra tình trạng "quá tải" ở nhiều cơ sở dạy nghề; một số cơ sở thuê giáo viên ngoài hoặc giáo viên phải làm ngoài giờ quá nhiều [39].
- Khối trường của tỉnh còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chưa thực sự đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo; diện tích khuôn viên chật hẹp, và đều ở các vị trí hẻo lánh; tiến độ thực hiện các đề án chuyển địa điểm và đầu tư xây dựng mới diễn ra chậm so với lộ trình đã được tỉnh phê duyệt do không có vốn đầu tư.
- Việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo diễn ra không đồng đều giữa các trường. Khối các trường CĐ và các trường kỹ thuật, Y, Dược rất thuận lợi trong việc mở rộng quy mô do nhu cầu của người học ngày càng tăng, tuy nhiên một số trường do phát triển quy mô quá nhanh, vượt quá năng lực hiện có nên chất lượng đào tạo còn hạn chế; khối các trường TCCN nhìn chung có khó khăn trong tuyển sinh (trừ TC Y, Dược) do ngành nghề chưa thực sự hấp dẫn nhu cầu học tập của xã hội.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên tuy đã được kiện toàn và tích cực được bồi dưỡng nâng cao trình độ nhưng chưa thực sự đáp ứng đối với yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo; giáo viên cơ hữu của một số trường còn thiếu; tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn thấp so với yêu cầu; các ngành Kỹ thuật công nghệ Y, Dược và năng khiếu khó tuyển giáo viên.
- Việc phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục chuyên nghiệp ở địa phương chưa thống nhất, rõ ràng; hiệu quả quản lý chưa cao.
Đề xuất
Việc nghiên cứu phát triển dịch vụ KH & CN phải gắn với hoạt động dịch vụ của hệ thống khuyến nông và hệ thống đào tạo nghề, GDCN phải
được đầu tư nguồn vốn và ưu đãi thuế, khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân, cộng đồng các nhà KH & CN tham gia.
Các nhà chuyên môn và quản lý chuyên môn phải được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung. Muốn di chuyển, đổi mới nghề cho nông dân họ cần phải được đào tạo; công nghệ đào tạo nguồn lực con người cho CNH, HĐH phải là những người có tài, có đức, có tâm huyết và trách nhiệm với quê hương đất nước và phải luôn tự đào tạo không ngừng nâng cao trình độ KH & CN của bản thân. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo nghề. Các trường cần sớm triển khai nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập để chủ động phân bổ và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả gắn với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo cơ hội cho nhiều người được học, cải thiện điều kiện giáo dục và đào tạo đảm bảo chất lượng giáo dục.