Thực trạng các dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề) của hệ thống GDCN và dạy nghề tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 40 - 51)

hệ thống GDCN và dạy nghề tại tỉnh Hải Dương

Qua khảo sát điều tra tổng hợp số liệu thống kê báo cáo ở 11 cơ sở/ trường của trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh [25], tác giả đã thu được một số kết quả như sau:

Quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo không ngừng được mở rộng. Có thể thấy điều đó qua các số liệu thống kê nêu trong các bảng 1, 2, 3, 5, 14 (Phụ lục) của 11 trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương (trong đó có 5 trường TW, 6 trường địa phương).

Qua bảng 2 (Phụ lục) ta thấy ở 11 trường đã tuyển được 8.925 học sinh, sinh viên/ 8448 chỉ tiêu (Tăng hơn 2000 học sinh, sinh viên so với năm học 2005 - 2006). Có 06 trường của tỉnh tuyển sinh đạt 94,9% chỉ tiêu giao trong đó hệ cao đẳng vượt chỉ tiêu 7%, hệ TC chuyên nghiệp chỉ đạt 84% chỉ tiêu. Cá biệt có trường TH Dân lập kỹ thuật và công nghệ chỉ đạt 25,6% chỉ tiêu vì ở đây cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên cơ hữu rất hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đảm bảo nên chưa thu hút được người học. Có 05 trường trung ương đều tuyển sinh đủ và vượt chỉ tiêu, trong đó một số trường có tỉ lệ cạnh tranh trong tuyển sinh rất cao như CĐ Dược trung ương, ĐH kỹ thuật Y tế, CĐ Công nghiệp Sao Đỏ... Sở dĩ như vậy là do chất lượng đào tạo của các trường được đảm bảo, cơ cấu ngành nghề hấp dẫn người học, đáp ứng được theo nhu cầu xã hội.

Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh Hải Dương thực hiện chức năng liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, theo chương trình giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học và đào tạo từ xa) đã tuyển mới trong năm học 2006 - 2007 là 664 học sinh, sinh viên/ 650 chỉ tiêu đào tạo sư phạm và 956 học sinh, sinh viên/950 chỉ tiêu đào tạo các ngành nghề khác.

Tổng quy mô học sinh, sinh viên năm học 2006 - 2007 của 11 trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh là 35.658 học sinh, sinh viên; tăng so với năm học 2005-2006 là 3824 học sinh, sinh viên và so với năm học 2004-2005 tăng 13.264 học sinh, sinh viên. Việc tăng quy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu được thực hiện ở khối trường trung ương trên địa bàn.

Theo số liệu của 3/5 trường trung ương trên địa bàn tỉnh thì tỉ lệ học sinh người Hải Dương vào các trường này là khá cao: CĐ Công nghiệp Sao Đỏ trên 60%; CĐ Dược trung ương xấp xỉ 50% mặc dù hai trường này là những trường vẫn tổ chức thi tuyển trên địa bàn cả nước, với tỉ lệ cạnh tranh

rất cao. Như vậy chắc chắn trong những năm tới, khi mà các trường tiếp tục được nâng cấp đảm bảo chất lượng đáp ứng theo nhu cầu của xã hội thì học sinh người Hải Dương vào học sẽ tăng lên, đặc biệt là 2 xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách.

Nếu so sánh số học sinh, sinh viên là người HD đang đào tạo hệ chính quy tại 3/5 trường trung ương trên địa bàn tỉnh (9599 học sinh, sinh viên) thì quy mô đào tạo của của 06 trường địa phương năm học 2006-2007 (6554 học sinh sinh viên) chỉ chiếm 68%.

Trong 4 năm học gần đây chỉ có 5/11 trường (3 trường tỉnh và 2 trường trung ương) thực hiện việc tuyển sinh và đào tạo TCCN hệ học sinh tốt nghiệp THCS. So với tổng quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện nay thì tỉ lệ tuyển sinh hệ THCS còn rất thấp (Năm học 2006-2007có 628 học sinh hệ THCS/13.815 học sinh TCCN, chiếm 4,5%); Riêng trường TC Nông nghiệp & PTNT Hải Dương đạt tỉ lệ cao nhất là 77%/ tổng quy mô đào tạo TCCN hệ chính quy của trường.

So với mục tiêu phổ cập bậc trung học (30% học sinh tốt nghiệp THCS vào TCCN và dạy nghề vào năm 2010), tỉ lệ phân luồng hiện nay còn rất thấp, không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có hơn 30.000 học sinh tốt nghiệp THCS thì chỉ có khoảng 3,5% vào TCCN và dạy nghề. Đối tượng này đi đào tạo TCCN và DN ở các trường ngoài địa bàn tỉnh HD sẽ là rất ít bởi vì số học sinh này còn nhỏ tuổi không thể học ở xa gia đình được.

Hiện có 11 trường đang đào tạo 107 ngành nghề ở trình độ CĐ và TCCN; (Bảng 14a,14b,14c,14d (P.lục)) trong đó, đào tạo trình độ CĐ là 52; TCCN là 58; nghề 21. Có khoảng 20% chuyên ngành đang đào tạo ở cả hai trình độ CĐ và TCCN; 2 chuyên ngành đào tạo ở 3 trình độ (CĐ, TCCN, DN) là kế toán và tin học.

Nhiều trường đã tích cực mở mới ngành nghề đào tạo phục vụ thiết thực nhu cầu của xã hội như: CĐ sư phạm HD mở mới các ngành tin học, thư viện, thiết bị thí nghiệm...; CĐ kinh tế kỹ thuật HD mở mới ngành pháp luật, Việt Nam học; ĐH kỹ thuật y tế HD mở mới ngành kỹ thuật viên kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật viên dinh dưỡng - tiết chế và y tế dự phòng; đặc biệt là Trường cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ đã mở mới trong năm học 13 ngành và chuyên ngành thiết thực cho nhu cầu xã hội như: Công nghệ hoá học, tài chính ngân hàng, tin học, kế toán (bảng 4 (Phụ lục)).

Phương thức đào tạo tiếp tục được đa dạng hoá:

Ngoài việc tổ chức đào tạo hệ chính quy tập trung tại trường, các trường đã tích cực đa dạng hoá các phương thức đào tạo, đặc biệt là thực hiện việc liên thông, liên kết trong đào tạo. Từ năm học 2004-2005 đã có hai trường được Bộ GD & ĐT cho thực hiện chương trình thí điểm đào tạo liên thông là CĐ kinh tế kỹ thuật Hải Dương và CĐ kỹ thuật khách sạn và du lịch. Năm học 2006-2007 hai trường đã đào tạo liên thông cho 825 học sinh, sinh viên. Trong số đó có 330 CĐ liên thông lên ĐH, 436 TCCN liên thông lên CĐ và 59 nghề lên TCCN (CĐ kinh tế và kỹ thuật HD - 766 người, CĐ khách sạn du lịch 59 người). Từ năm học 2007-2008 có thêm trường CĐ công nghiệp Sao Đỏ được đào tạo liên thông dạy nghề lên TCCN và TCCN lên CĐ với 900 chỉ tiêu.

Việc liên kết đào tạo cũng được các trường mở rộng: Trường ĐH Y tế, CĐ kỹ thuật khách sạn và du lịch, CĐ Dược, TH Y tế HD đã hợp đồng liên kết để đào tạo cho các tỉnh lân cận; một số trường liên kết với các viện, trường ĐH, CĐ để đào tạo nâng cao hoặc đào tạo ngành nghề mới theo chương trình GDTX ( hệ vừa làm vừa học và đào tạo từ xa) như CĐ kinh tế

kỹ thuật HD, CĐ Sư phạm HD, TH Văn hoá nghệ thuật HD, TC Nông Nghiệp và PTNT HD, CĐ công nghiệp Sao Đỏ....

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được kiện toàn Tổng số cán bộ, giáo viên của 11 trường chuyên nghiệp trong năm học 2006- 2007 là 1.494 (Trường địa phương 451, trường TW 1.043). Trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 1.122 (893 cơ hữu, 229 hợp đồng), ngoài ra còn có 596 giáo viên thỉnh giảng.

Về trình độ: 6 trường của tỉnh có 57/306 giáo viên có trình độ thạc sĩ (chiếm 18,6%) và 2 bác sĩ chuyên khoa, chưa có giáo viên có trình độ tiến sĩ; 5 trường TW có 31/816 giáo viên có trình độ tiến sĩ (chiếm 3,8%), 349 giáo viên có trình độ thạc sỹ (chiếm 42,7%), và 14 bác sĩ chuyên khoa.

Hầu hết các trường đã tuyển mới số lượng giáo viên trẻ và đã tiến hành việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp khoa, phòng và ban giám hiệu, trong đó đều chú trọng ưu tiên cán bộ trẻ có trình độ và triển vọng phát triển lâu dài.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý được duy trì. Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn, các trường còn tích cực bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2.... Đặc biệt trường CĐ công nghiệp Sao Đỏ đã mở lớp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, 2000, cử trên 800 lượt cán bộ giáo viên dự tập huấn phân tích nghề theo DACUM....

Chất lượng đào tạo được duy trì, hiệu quả ngày càng cao.

* Việc đổi mới nội dung, chương trình và tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo được duy trì thành nề nếp.

Các trường đều tích cực việc triển khai viết giáo trình và tài liệu học tập: ĐH kỹ thuật Y tế đã biên soạn 53 giáo trình CĐ và TCCN, tham gia xây

dựng chương trình khung cho ngành Y tế; CĐ Công nghiệp Sao Đỏ biên soạn 160 chương trình chi tiết môn học CĐ, xây dựng 256 chương trình CĐ, 151 chương trình TCCN và 55 chương trình DN, biên soạn 81 chương trình đào tạo liên thông TCCN lên CĐ; CĐ Kỹ thuật khách sạn và du lịch viết 24 giáo trình và 13 đề cương chi tiết các học phần CĐ...

Việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin được các trường chú trọng và đẩy mạnh. Các trường CĐ Sư phạm HD, CĐ kinh tế kỹ thuật HD, CĐ Công nghiệp Sao Đỏ.... đã triển khai cho tất cả giáo viên sử dụng giáo án, bài giảng điện tử trong giảng dạy. Nhiều trường đang tiếp tục rà soát và điều chỉnh mục tiêu, nội dung đào tạo gắn với chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và tích cực thâm nhập thị trường lao động để mở thêm những ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, SV được duy trì ổn định. Công tác quản lý giáo dục chuyên nghiệp được đẩy mạnh.

* Duy trì các hoạt động của ngành học có nề nếp. * Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường.

Hợp tác quốc tế trong đào tạo bước đầu có hiệu quả.

Một số trường đã tranh thủ chương trình hợp tác, dự án quốc tế để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ học tập, thực hành, thực nghiệm và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên. Trường ĐH kỹ thuật Y tế đã hợp tác với trường ĐH Nijmegen - Hà Lan, tham gia dự án "Nâng cao chất lượng đào tạo điều dưỡng và hộ sinh", hợp tác với tổ chức Epicenter - Telewok - Cộng hoà Pháp, triển khai chương trình Telemedixcin đào tạo và chuẩn đoán thời gian; trường CĐ Công nghiệp Sao Đỏ hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số doanh nghiệp của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Trường CĐ khách sạn du lịch đã cử một số giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng theo chương trình hợp tác do tổ chức EU tài trợ...

Trường cao đẳng nghề tỉnh Hải Dương [34]

1. Công tác tuyển sinh và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.

Công tác tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nên nhà trường đã tiến hành đồng bộ các giải pháp về tư vấn học nghề tăng cường quảng bá giới thiệu về nhà trường thông qua các kênh thông tin khác nhau như: đài, báo, băng rôn, tờ rơi, văn bản đến từng thí sinh để tư vấn học nghề và giới thiệu về Trường; phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, Trung tâm giáo dục thườnng xuyên … để làm công tác tuyển sinh.

2. Đào tạo hệ dài hạn chính quy theo Ngân sách Nhà nước cấp:

Chuyển tiếp đào tạo từ năm 2006 sang là 436 học sinh, trong đó: nghề Kỹ thuật hàn là 102, nghề Kỹ thuật tiện là 2, nghề Kỹ thuật điện là 165, nghề Điện tử – Tin học là 97, nghề Điện – Nước xây dựng là 35 và nghề may công nghiệp là 16.

Năm đầu tiên đào trạo trình độ cao đẳng nghề, qua 2 kỳ tuyển sinh đã tuyển được 328 sinh viên. Cụ thể: Điện tử công nghiệp: 75 sinh viên; Điện công nghiệp: 106 sinh viên; Hàn: 75 sinh viên; Cắt gọt kim loại: 37 sinh viên; Lắp ráp và sửa chữa máy vi tính: 35 sinh viên.

3. Đào tạo hệ dài hạn mở rộng ngoài chỉ tiêu Ngân sách Nhà nước cấp. Số học sinh hệ dài hạn mở rộng ngoài chỉ tiêu ngân sách Nhà trường chuyển từ năm 2006 sang là 241 học sinh, gồm các nghề Kỹ thuật hàn 136 học sinh, nghề Kỹ thuật điện 77 học sinh, nghề Điện tử – Tin học 28 học sinh.

Tuyển mới và đào tạo 99 sinh viên hệ Cao đẳng, trong đó: nghề Điện tử công nghiệp là 59 sinh viên, Điện công nghiệp là 40 sinh viên. Đối với hệ Trung cấp, Nhà trường đã tuyển mới và đào tạo được 65 học sinh, trong đó: nghề Hàn là 22 học sinh, nghề Kỹ thuật may và thiết kế thời trang là 19 học

4. Đào tạo hệ liên thông Trung cấp.

Coi đây là một trong những nhiệm vụ đào tạo đáp ứng nhanh cho nhu cầu nguồn nhân lực. Nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo 109 học sinh ở các nghề: Điện công nghiệp 43 học sinh, Điện tử dân dụng 66 học sinh.

5. Kết quả đào tạo

Đến nay, đã tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp cho 279 học sinh hệ công nhân kỹ thuật, đạt tỷ lệ 97% trong đó: hệ chính quy ngân sách Nhà nước cấp 168 học sinh, hệ dài hạn mở rộng ngoài chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp là 111 học sinh.

Tổ chức thi và công nhận cho 71 học sinh hệ ngắn hạn, 75 học sinh thuộc đối tượng dạy nghề thường xuyên, đạt tỷ lệ 98%. Tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp cho 109 học sinh hệ đào tạo liên thông trung cấp.

6. Giải quyết việc làm.

Học sinh của Nhà trường sau khi tốt nghiệp đều được tư vấn, giới thiệu việc làm, phần lớn các em đã có việc làm ngay, nhiều em có việc làm ổn định, thu nhập khá trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Được các cơ sở tuyển dụng lao động đánh giá cao.

Nhà trường đã thành lập Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, nhằm giúp các em có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn thông tin về các cơ sở sử dụng và tuyển dụng lao động. Qua đó, làm cầu nối trong quá trình lựa chọn việc làm và cung cấp nguồn nhân lực các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

7. Xây dựng chương trình đào tạo.

Nhà trường tổ chức triển khai xây dựng bổ sung chương trình đào tạo đối với hệ cao đẳng, trung cấp. Xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo hệ Sơ cấp mang tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện của nhà trường và nhu cầu thực tế của xã hội, theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhà trường tăng cường mối quan hệ với các cơ sở sử dụng lao động trong vấn đề xây dựng chương trình đào tạo và tìm hiểu nhu cầu nguồn lao động, từ đó có sự điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp, sát với nhu cầu thực tiễn.

Cũng từ năm 2007, trong quá trình học tập Nhà trường đã đưa học sinh, sinh viên xuống cơ sở, doanh nghiệp thực tập kỹ năng, vừa giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc với hoạt động sản xuất thực tế, vừa rèn luyện kỹ năng tay nghề, kỷ luật lao động công nghiệp, ứng xử trong thực tiễn. Tạo cho các em tâm lý sẵn sàng, tay nghề vững chắc để tham gia lao động khi rời ghế nhà trường.

8. Trang thiết bị máy móc của nhà trường.

Đi đôi với việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cũng được nhà trường đầu tư kịp thời, với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến của các nước trên thế giới có tính chất đón đầu sự phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng nâng cao của xã hội nói chung và vai trò của nhà trường trong đào tạo nghề nói riêng.

Trường trung cấp Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương [35]

Thực hiện quyết định số 4220/QĐ - UB ngày 08 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năm

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)