Từ những ưu điểm, kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, thiếu đồng bộ nêu trên tác giả tiếp tục tiến hành phỏng vấn, thảo luận với 2 cán bộ
chuyên gia là nhà khoa học; 7 cán bộ quản lý cơ sở; 30 nông dân là lao động chính của xã Lai Vu và 30 nông dân của xã ái Quốc; 15 cán bộ khoa học kỹ thuật của Hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương; 15 cán bộ khoa học kỹ thuật khối GDCN và đào tạo nghề tỉnh Hải Dương. Kết quả cụ thể trên 90% số người được phỏng vấn đều thống nhất với nội dung các vấn đề về giải pháp chính sách mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời cũng phù hợp, tương thích về nội dung với các giải pháp chính sách trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và những định hướng đến năm 2020 mà Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt (quyết định số 1380/QĐ - UBND ngày 24/04/2008) với những nội dung cụ thể sau đây:
a) Đối với các cơ quan Nhà nước:
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện, phát huy hiệu quả và tác dụng của một số Thông tư, Nghị định, Quyết định đã ban hành. Như Thông tư liên tịch 12/2006/BKKH & CN - BTC - BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ - CP; Thông tư liên tịch số 2341/2000 và số 25/2003/ TTLT /BKHCN - MTTN – BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ - CP ngày 18/9/1999; Quyết định số 81/2005/QĐ - TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ; sớm triển khai, thực hiện sâu rộng Thông tư Bộ tài chính số 71/2006/TT – BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Nghị định số 53/2006/NĐ - CP ngày 25 tháng 05 năm 2006 áp dụng đối với cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: GD & ĐT, KH & CN, văn hoá, y tế, thể dục thể thao, tiếp tục triển khai Chỉ thị số 3239 BGDĐT - GDCN ngày 12/04/2007 về việc triển khai kết luận của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về đào tạo theo nhu cầu xã hội làm cơ sở cho việc mở rộng quy mô, cơ cấu đào tạo, đa dạng phương thức hoạt động tạo ra cơ hội cho mọi người được học và học suốt đời.
Nhưng nội dung của các Thông tư, Nghị định cần phải ngắn gọn, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai áp dụng, làm theo trong thực tiễn.
- Có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, khuyến khích đầu tư nguồn vốn và khuyến khích thuế để mở rộng nghiên cứu phát triển khoa học, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ theo một cơ chế đồng bộ trong quản lý hệ thống hoạt động của các dịch vụ, thông tin, tư vấn, đào tạo nghề.
- Xây dựng chuẩn trình độ của mỗi bậc học, ngành học, thành lập các hội đồng xây dựng đề cương chi tiết các môn học trong chương trình khung giúp các trường định hướng được mục tiêu, yêu cầu của mỗi bậc học, ngành học, môn học theo nhu cầu xã hội.
- Xây dựng và triển khai nghiên cứu đề án, dự báo nhu cầu lao động trong tương lai, giúp các trường định hướng các nghề đào tạo và quy mô đào tạo.
- Đẩy nhanh tốc độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, góp phần đào tạo theo nhu cầu.
- Thay đổi cụ thể các quy định theo hướng tăng thu nhập đối với cán bộ giáo viên, giảng viên trực tiếp làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Có biện pháp chăm lo, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về mọi mặt, kiên quyết chống lại những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, đặc biệt là kiên quyết chống lại những cán bộ quản lý giáo dục ngồi nhầm chỗ.
b) Đối với các cơ quan tỉnh Hải Dương.:
- Tham mưu và triển khai thực hiện sát, đúng với mục đích, nội dung các biện pháp chính sách của trung ương và của tỉnh, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn và thuế để mở rộng các dịch vụ thông tin, tư vấn đào tạo nghề. Củng cố tăng cường nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nghề của hệ thống khuyến nông, trường TC nông nghịêp & PTNT và cả hệ thống GDCN - dạy nghề của tỉnh.
- Lựa chọn người đứng đầu các cơ quan đơn vị không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có năng lực tổ chức và quản lý, nhạy bén với thị trường, có mối quan hệ rộng, mở. Có khả năng thu hút được lực lượng, mở
rộng hợp tác để tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho đơn vị thông qua các hoạt động dịch vụ KH & CN.
- Hàng năm cần có kế hoạch dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành địa phương, trên cơ sở đó các trường tự cân đối về kế hoạch tuyển sinh và đào tạo cho phù hợp.
- Đôn đốc các hoạt động sàn giao dịch việc làm nhằm giao lưu, hội tụ gắn kết về cung cầu nhân lực thông qua các hợp đồng đào tạo và sử dụng lao động giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.
- Các cơ quan trong tỉnh (đặc biệt là sở GD & ĐT và sở Lao động TB - XH) nên phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp, nâng cao tỷ lệ phân luồng học sinh theo hướng giáo dục nghề nghiệp. Tham mưu cho tỉnh hoàn chỉnh cơ chế, chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của tỉnh về đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn.
- Các trường, đơn vị thực hiện các dịch vụ thông tin tư vấn đào tạo nghề cần phải có kế hoạch xây dựng và mở mới các ngành nghề đào tạo hấp dẫn người học, phải đa dạng hoá và linh hoạt về phương thức đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên ở mọi lứa tuổi và giới tính.
- Các trường TCCN nên xây dựng đề án nâng cấp trường thành trường cao đẳng 2 năm theo Luật giáo dục 2005 và Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 để thu hút được nhiều học sinh tốt nghiệp vào học.
- Sau khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp ở các trường đều cần được tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp cho các em có việc làm ngay và ổn định, thu nhập khá trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Các nhà trường nên thành lập các Trung tâm tư vấn đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, nhằm giúp các em có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về thông tin các cơ sở sử dụng và tuyển dụng lao động. Qua đó, làm cầu nối trong quá trình
lựa chọn việc làm và cung cấp nguồn nhân lực các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Có chính sách sử dụng lao động nông nghiệp cho học sinh đã qua đào tạo nhằm thu hút, khuyến khích người học nâng cao trình độ kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.
- Nâng cao kinh phí đào tạo nhằm đáp ứng thời lượng thực hành theo quy định mới của Bộ GD và ĐT.
- Được phân bổ kinh phí theo chương trình mục tiêu hàng năm để mua sắm dụng cụ, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm phục vụ đào tạo.
- Cấp đất mở rộng mặt bằng để mở rộng cơ sở thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học… đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- UBND tỉnh và các Sở ban ngành liên quan xem xét cho kéo dài thời hạn vay vốn ưu đãi để mở rộng dự án để các hộ chưa đăng ký tham gia dự án được tiếp tục tham gia dự án; hỗ trợ kinh phí cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các khu phát triển chăn nuôi và khu dân cư.
- Tỉnh nên có chính sách về việc dồn điền đổi thửa, và quy hoạch mương máng tưới tiêu. Công tác chỉ đạo quản lý điều hành các tổ chức cần có sự phối hợp hữu cơ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong toàn hệ thống kinh tế, cơ cấu KT - XH.
- Việc thực hiện quản lý vận hành của nhà nước cũng như thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của các cơ sở dạy nghề cần có định hướng cụ thể, thực hiện kế hoạch ngân sách dạy nghề cần có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
- Có cơ chế chính sách tổ chức quản lý và vận hành tạo sự thống nhất liên kết bốn nhà đặc biệt là cho công tác thông tin, tư vấn đào tạo - dạy nghề để nâng cao trình độ cho nông dân đặc biệt cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Cần trang bị cho họ những kiến thức tổng hợp, kết hợp và điều hành hữu cơ của những người đang giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý các cấp.
- Có sự đầu tư thoả đáng cho các dự án xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ tiên tiến gắn liền với các cơ sở đào tạo nghề phát triển nông nghiệp bền vững.
- Đầu tư nguồn vốn là đất đai trong quy hoạch khu công nghiệp tập trung gắn liền với quy hoạch phát triển dịch vụ KH & CN (đô thị hoá dân cư và nhà ở, các dịch vụ đầu mối, trung tâm kỹ thuật và công nghệ, môi trường cây xanh, giao thông...) để người lao động có cơ hội "an cư lạc nghiệp" tại khu công nghiệp và làm ổn định đời sống cho dân cư đã dành đất phát triển cho khu công nghiệp.
- Tỉnh tiếp tục triển khai việc sử dụng nguồn vốn để khuyến học theo Quyết định 175/NĐ- CP/2007 và chính sách khuyến khích thuế để mở rộng các dịch vụ thông tin tư vấn đào tạo nghề nhằm hướng tới di chuyển đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của quá trình CNH, HĐH. Tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, xoá đói giảm nghèo cho lao động nông thôn nói chung và lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác nói riêng.
- Tỉnh cần quản lý, tổ chức và vận hành đồng bộ các biện pháp chính sách đầu tư nguồn vốn và khuyến khích thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hệ thống giáo dục chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập mở rộng dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo nghề dài hạn hơn nữa nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn đi đôi với di chuyển đổi mới cơ cấu kinh tế. Thực hiện các biện pháp gắn thông tin, tư vấn, đào tạo nghề với nhu cầu người học và yêu cầu của XH thời kỳ CNH, HĐH tại địa phương.
Phần thứ ba : Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Sau quá trình nghiên cứu lý luận, điều tra thực tế, tổng hợp số liệu thống kê báo cáo đồng thời phỏng vấn, thảo luận và phân tích, về cơ bản tác giả đã hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ: “Mở rộng dịch vụ Khoa học và Công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”. Sau đây được nêu lên một số kết luận của luận văn:
1. Báo cáo luận văn đã hệ thống hoá được một số lý luận cơ bản về KH &CN; vai trò tiềm năng của KH & CN; một số khái niệm cơ bản có liên quan đến dịch vụ KH & CN, một số văn bản có nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực KH & CN.
2. Số liệu luận văn đã cho phép nhận diện được thực trạng và kết quả triển khai một số chính sách có liên quan đến hoạt động các dịch vụ KH & CN trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Một số phân tích ưu điểm, hạn chế của các chính sách và thực tế vận dụng chính sách ở địa phương giúp cho việc đổi mới tư duy và nhận thức về tác dụng của dịch vụ KH &CN đối với phát triển nguồn nhân lực có đào tạo ở nông thôn nói chung, hai xã ái Quốc và Lai Vu nói riêng.
3. Về tác động của các dịch vụ KH & CN trong việc phát triển KT - XH, trọng tâm là các vấn đề thông tin, tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi, luận văn đã phân tích đánh giá các dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề) thông qua hệ thống khuyến nông, 11 cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Hải Dương, điển hình là hai trường Cao đẳng
nghề + TCCN và những tác động lên hai xã (xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách).
4. Đã phản ánh một vấn đề cấp thiết của vùng nông thôn hiện nay là nông dân nằm ở địa bàn bị lấy đất, phải chuyển đổi nghề thì điều trước tiên là cần phải được thông tin, tư vấn, đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề nông hoặc chuyển đổi nghề mới cho họ sao cho từ chỗ họ không có nghề sang chỗ có trình độ nghề nghiệp, một điều kiện tối cần thiết để họ ra nhập đội ngũ công nhân nông nghiệp, công nhân công nghiệp. Đây là loại hình lao động “ly nông nhưng bất ly hương”, và cả loại hình lao động có thể ly hương và di chuyển đến nơi khác, kể cả xuất khẩu lao động ra nước ngoài.. làm tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
5. Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá về một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thu hút đầu tư nhằm tăng cường nguồn vốn và ưu đãi thuế đối với các dịch vụ KH & CN của các tổ chức công lập và ngoài công lập để từ đó làm rõ được sự thúc đẩy các hoạt động tạo điều kiện cho các nhà khoa học triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt luận văn đã phân tích, chứng minh làm rõ sự cần thiết phải triển khai, mở rộng ứng dụng các công nghệ thông tin tư vấn đào tạo nghề theo cơ chế dịch vụ, đấu thầu, đặt hàng phù hợp với kinh tế thị trường, định hướng XHCN và những ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
6. Luận văn đặc biệt đã phân tích làm rõ được những ưu điểm, tiến bộ của một số chính sách thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách ưu đãi về việc cho vay vốn để khuyến khích những HS, SV có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp. Đây thực sự là nền tảng, bà đỡ của Nhà nước cho các hoạt động dịch vụ KH & CN ở địa phương. Đến lượt mình các dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề, chuyển giao tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực
tiễn) có điều kiện thúc đẩy phát triển KT – XH theo hướng CNH, HĐH và tạo ra nhiều ngành nghề mới, việc làm mới cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.
7. Lý luận và thực tiễn trong luận văn đã chỉ ra được rằng: Tất cả các dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề) đã làm thay đổi nếp nghĩ, thay đổi tư duy, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ và kỹ năng cho các nhà quản lý, các nhà khoa học về vấn đề lao động và đội ngũ lao động. Kết quả đã tạo ra lớp người lao động có kiến thức, có kỹ năng và văn hoá ứng xử trong