3. Thực trạng KT XH của hai xã Lai Vu huyện Kim Thành và ái Quốc huyện Nam Sách
3.1. Xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương [32], [36].
*. Điều kiện đất đai và dân số
a. Diện tích đất đai trước khi có dự án cụm công nghiệp tầu thuỷ. - Tổng diện tích đất hành chính: 501,05ha
- Diện tích đất nông nghiệp: 325,18ha Trong đó: + Đất lúa + màu: 220,96ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác (đất vườn): 29,22ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 33,07ha
- Đất chuyên dùng: 106,69ha
Trong đó: + Đất xây dựng: 6,52ha + Đất giao thông: 26,16ha
+ Đất giao thông thủy lợi: 70,69ha + Đất nghĩa trang + nghĩa địa: 3,32ha - Đất ở: 27,86ha
- Đất sông, suối: 41,32ha
Diện tích sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài là 229,16ha, bình quân 550m2/nhân khẩu (trong đó đất nội đồng: 510m2
, ngoài đê: 40m2) sản xuất độc canh cây lúa, sản xuất cây màu vụ xuân, hè, thu thấp, bình quân hàng năm chiếm tỷ lệ khoảng từ 4- 5% diện tích đất nông nghiệp, hệ số quay vòng sử dụng đất là 2,3%/năm; giá trị thu nhập bình quân 1ha đất từ 23- 25 triệu đồng. Chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng phát triển quy mô nhỏ lẻ, cơ cấu lao động trên địa bàn mất cân đối, tỷ trọng lao động sản xuất nông nghiệp khá cao khoảng 85%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn khoảng 77- 80% .
b. Tình hình đất đai – dân số sau khi có dự án: - Tổng diện tích đất hành chính: 501,05ha - Diện tích đất nông nghiệp: 145,65ha
Trong đó: + Đất lúa + màu: 52,88ha (giảm 76,07%)
+ Đất trồng cây hàng năm: 35,22 ha (giảm 14%) + Đất trồng cây lâu năm: 32,92 ha (tăng 12,6%)
- Đất chuyên dùng: 286,22 ha (tăng 286,2% Trong đó: + Đất xây dựng: 6,52ha
+ Đất sản xuất kinh doanh (công nghiệp): 192,3ha + Đất bến bãi : 0,41ha
+ Đất giao thông: 17,19ha + Đất thủy lợi: 66,48 ha
- Đất ở: 27,86ha
- Đất sông, suối: 41,32ha .
Như vậy sau khi thu hồi đất cho cụm công nghiệp tàu thủy thuê 50 năm, diện tích đất 03 giao cho các hộ nông dân còn lại bình quân là 160m2/khẩu (giảm 71%), trong đó có 425 hộ mất 100%, 216 hộ mất 70%, 294 hộ mất 50%, 180 hộ mất dưới 50% diện tích đất sử dụng làm nông nghiệp. c.Tình hình lao động sau khi có dự án:
Điều tra trình độ văn hoá những người trong độ tuổi lao động ( thời điểm 28/2/2007)
Qua kết quả điều tra (Bảng 9,10 Phụ lục) đã phản ánh tổng số người trong độ tuổi lao động từ 16-60 là 3.142 người chiếm 64,4% dân số toàn xã, trong đó độ tuổi từ 16-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao 58% tổng lao động. Về trình độ văn hoá qua điều tra có 710 người trình độ PTTH chiếm 22,6%, THCS là 2.432 người chiếm 77,4%. Về việc làm, người có việc làm thường xuyên (không tính người làm nông nghiệp) là 900 người chiếm 18,46% dân số, bằng 28,68 % trong độ tuổi lao động.
Về sản xuất nông nghiệp sau khi bàn giao mặt bằng cho dự án số diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại chỉ bình quân 160m2/khẩu, tính quy về thời gian lao động số người trực tiếp tham gia sản xuất thấp, người không có việc làm và người thiếu việc làm thường xuyên rất cao.
* Các chính sách hỗ trợ và kết quả thực hiện nhằm giải quyết việc làm đáp ứng sự chuyển đổi cơ cấu lao động sau khi có dự án.
- Quyết định số 920/2003/QĐ - UB ngày 03/4/2003 của UBND tỉnh Hải Dương; Công văn số 57/CV - ĐTN ngày 02/02/2004 của Sở lao động Thương binh và Xã hội “V/v Ban hành quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bản tỉnh”
- Cam kết về việc tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật cho cụm công nghiệp tàu thủy Hải Dương – Tại Lai Vu.
Huyện uỷ – HĐND – UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các phòng ban chuyên môn của huyện cùng với xã Lai Vu có giải pháp để dạy nghề, truyền nghề tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân từng bước ổn định tình hình, kết quả cụ thể bước đầu như sau:
1- Huyện đã sắp xếp, bố trí cho cán bộ lãnh đạo xã Lai Vu đi thăm quan, học tập mô hình làng nghề tại Nam Định và tổ chức hội thảo cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho nhân dân Lai Vu.
2. Phối hợp với chủ dự án, trường công nhân kỹ thuật Hải Dương tuyển sinh đợt 1 với 300 chỉ tiêu, đào tạo 4 nhóm nghề và đã tuyển được 85 người học 4 lớp. Trong đó: Lớp kỹ thuật hàn: 32 người theo học; Lớp điện tử – Tin học: 27 người; Lớp điện nước – Xây dựng: 07 người; Lớp kỹ thuật điện: 19 người.
Như vậy tổng số nhập học đầu khoá 85 người, bỏ học 16 người hiện đang theo học 69 người.
3. Khai giảng lớp móc len sợi: Tổng số người đăng ký 69 người, theo học 19 người.
4. May công nghiệp: Mở 3 khoá - tổng số là 101 người. + Đang làm việc tại công ty may II Hải Dương: 50 người.
5. Khai giảng lớp kỹ thuật chăn nuôi: Tổng số 44 người (bế giảng ngày 27/03/2007).
Ngoài ra để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Huyện đã đề nghị Ban quản lý dự án cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương hợp đồng với xã Lai Vu xây dựng hàng rào xung quanh cụm công nghiệp bằng vật liệu và nhân lực tại địa phương. Theo hợp đồng giai đoạn 1, chiều dài là 2.700m x 3,4m chiều cao. Số gạch đã sử dụng: 920.000 viên với tổng số người của địa phương tham gia xây dựng là 86 người, ước tính thu nhập bình quân 35.000đ /ngày/ người.
Các lớp học trên đã được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở hết sức quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí học tập, địa điểm và cơ sở vật
chất học tập, tạo điều kiện để nhân dân Lai Vu được đào tạo chuyển nghề, tạo việc làm mới để ổn định tình hình nâng cao đời sống dân sinh.
Tuy nhiên, do nhận thức của một số người chưa thấu đáo, chưa nhìn nhận được lợi ích lâu dài, hơn nữa mới là bước đầu tập sự với tác phong lao động công nghiệp, tập làm nghề mới, thu nhập ngày công thấp. Một số ít do trình độ văn hoá thấp không theo kịp kiến thức đã bỏ học hoặc chuyển sang làm những công việc khác phù hợp hơn.
* Kết quả triển khai các dự án trên địa bàn xã Lai Vu tính đến tháng 3/2008
Công tác đào tạo nghề, giải quyết lao động việc làm
Tổng số đã mở 09 lớp dạy nghề, tổng kinh phí đầu tư 1.000.800.000đ, trong đó:
+ Dự án đào tạo nghề do Trung tâm 8/3, Tỉnh hội Phụ nữ, Tỉnh hội nông dân, trường Công nhân kỹ thuật tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
- Tỉnh Hội Phụ nữ tổ chức 03 lớp may Công nghiệp, đào tạo 300 lao động, số lao động này đã đi làm tại các Công ty trong và ngoài tỉnh, 01 lớp móc len sợi; 160 học viên,
- Tỉnh Hội Nông dân tổ chức 02 lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y, thu hút 80 học viên tham gia nhằm trang bị cho các học viên kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
- Trường công nhân kỹ thuật tỉnh Hải Dương tổ chức 02 lớp đào tạo nghề: lớp thứ nhất có 67 học viên đã ra trường, một số đã được tuyển dụng vào làm tại Cụm CN; lớp thứ hai có 45 học viên hiện nay các học viên đã ra trường và đã có một số được tiếp nhận vào làm việc trong Cụm Công nghiệp.
- Lớp đào tạo nghề tại Hải Phòng: có 31 hồ sơ đăng ký học nhưng chỉ có 14 học viên đến học, sau chỉ còn 02 học viên theo học, hiện nay đã ra trường.
+ Kết quả giải quyết việc làm (tính đến 26/3/2008)
Xã Lai Vu có tổng số 1.326 hộ, 5.176 nhân khẩu, trong đó có 3.142 người trong độ tuổi lao động (60,7%).
- Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương : 923 người (17,8%)
- Lao động kỹ thuật trong Cụm công nghiệp là 228 người. Lao động thủ công mang tính thời vụ trong Cụm công nghiệp là 60 người.
- Lao động tại các công ty trong và ngoài tỉnh: 300 người, lao động thương nghiệp, dịch vụ tại địa phương: 310 người.
Tình hình triển khai các dự án đầu tư.
- Dự án vay vốn giải quyết việc làm, phát triển chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm và xây dựng hầm khí sinh học Biôga:
Theo quyết định 1066/QĐ - UBND ngày 24/3/2006 và Quyết định 1979/QĐ - UBND, ngày 01/6/2006 của UBND tỉnh Hải Dương, thời hạn thực hiện dự án là 03 năm (2006-2008). Dự án có 190 hộ tham gia, với tổng số tiền hỗ trợ 558.414.812 đ, cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ chăn nuôi lợn nái lai cho 48 hộ với 190.450m2 chuồng trại x 290.000đ/360m2 = 61.600.000đồng.
+ Hỗ trợ nuôi cá: 54 hộ với 45. 583,4m2 ao hồ x 150.000đ/100m2 = 22.791.700đồng
+ Hỗ trợ trồng dâu nuôi tằm cho 306 hộ với 109.450m2nhà xưởng x 290.000đ/360m2
= 153.415.312 đồng.
+ Hỗ trợ nuôi ba ba cho 22 hộ với 8.249,8m2
ao x 1.100.000đ/ 100m2 = 90.747.800đồng.
+ Hỗ trợ thụ tinh bò cho 12 hộ với 79 con x 50.000đ/con = 3.950.000đồng
+ Hỗ trợ xây hầm Bioga cho 247 hộ với 247 hầm x 1.000.000đ/hầm = 247.000.000đồng.
+ Kinh phí tập huấn: 8.910.000đ
Đánh giá chung: Dự án đã phát huy hiệu quả; lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền được củng cố, nhân dân phấn khởi tham gia dự án,
trình độ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao; giải quyết được lượng lớn lao động trong nông nghiệp ( 246 lao động); đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, cụ thể là:
- Tổng đàn bò năm 2005 là 67 con, đến năm 2006 đã tăng lên 150 con, giải quyết việc làm cho 12 lao động.
- Đàn lợn thịt năm 2005 có từ 4.000 – 6.000 con đến năm 2006 tăng lên 12.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 720 tấn. Đàn lợn nái năm 2005 là 175 con, đến năm 2006 tăng lên 255 con. Giải quyết việc làm cho 234 lao động.
- Diện tích hồ ao nuôi trồng thủy sản được cải tạo, mở rộng lên 93.935,4m2, nhiều giống thủy sản có chất lượng tốt, sản lượng cao được đưa vào nuôi trồng: rô phi đơn tính, chép lai… giá trị sản xuất thủy sản quý IV/2005 chiếm 40% giá trị thu nhập của xã.
- Chất lượng, sản lượng dâu, tằm được nâng lên: năm 2005 bình quân một vòng trứng chỉ được 8 kg kén, đến năm 2006 bình quân một vòng trứng đã tăng lên 10 -12 kg kén. Tổng sản phẩm toàn xã năm 2006 đạt 1,4 tỷ đồng/năm, tăng 200 triệu đồng so với cùng kỳ 2005.
Tuy nhiên một số tiêu chí dự án đưa ra còn dẫn đến một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ít vốn không tham gia được dự án: hộ nuôi 1 -2 con lợn, thể tích hầm biogas nhỏ… năm 2006 và 2007 việc triển khai dự án gặp khó khăn do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá một số mặt hàng thiết yếu tăng cao nhất là giá thức ăn chăn nuôi. Qua thời gian một năm thực hiện tỉnh đã tiến hành sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và đã ban hành quyết định bổ sung một số nội dung theo Quyết định số 1453/QĐ - UBND ngày 12/4/2007 của UBND tỉnh Hải Dương V/v điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quyết định số 1066/QĐ - UBND ngày 24/3/2006 và Quyết định số 1979/QĐ - UBND ngày 01/6/2006 của UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện
Kim Thành đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với xã Lai Vu triển khai dự án, kết quả thu được như sau:
+ Hỗ trợ chăn nuôi lợn nái lai : 197 con, lợn thịt : 2.937 con với tổng số tiền là 67.600.000đ, trong đó: - Hỗ trợ hộ nuôi 1 con lợn nái lai: 16 hộ x 300.000đ/hộ là 4.800.000đ
- Hỗ trợ hộ nuôi từ 2 con lợn nái lai trở lên: 157 hộ x 400.000đ/hộ là 62.800.000đ.
+ Số hầm khí sinh học Biôga: 203 hầm, số bể chứa phân: 48 bể, trong đó: - Hỗ trợ hầm có thể tích 7m3 đến 10m3: 9 hầm x 1.500.000đ/hầm là13.500.000đ.
- Hỗ trợ hầm có thể tích trên 10m3: 194 hầm x 2.000.000đ/hầm là 388.000.000đ
- Hỗ trợ bể chứa phân khô có thể tích 05m3đến 10m3: 41 bể x 500.000đ/bể là 20.500.000đ.
- Hỗ trợ bể có thể tích trên 10m3: 7 bể x 1.000.000đ/bể là 7.000.000đ + Đầu tư giống, phân bón trồng dâu nuôi tằm: 70.000ha là 44.491.800đ, trong đó:
- Hỗ trợ giống: 100.000đ/sào = 15.342.000đ - Hỗ trợ phân bón: 190.000đ/sào = 29.149.800đ - Kinh phí triển khai dự án: 15.000.000đ
- Kinh phí tập huấn dự án : 8.800.000đ
Kinh phí hỗ trợ 564.891.800đồng. Kinh phí cho vay ưu đãi: 2.653 con lợn thịt x 275.000đ/con = 729.575.000đ.
Đánh giá chung:
Trên cơ sở các kết quả thống kê đã liệt kê ở trên có thể nêu nên những nhận xét đánh giá tổng quát như sau:
Năm 2007, dự án tiếp tục phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh
tế – xã hội ở địa phương. Tuy nhiên để dự án thực sự phát huy hiệu quả, đề nghị UBND tỉnh và các Sở ban ngành liên quan xem xét cho kéo dài thời hạn vay vốn ưu đãi; mở rộng dự án để các hộ chưa đăng ký tham gia dự án được tiếp tục tham gia dự án; hỗ trợ kinh phí cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các khu phát triển chăn nuôi và khu dân cư.
Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
a. Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH xã Lai Vu đã, đang hoàn thành năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008.
b. Dự án xây dựng Trụ sở làm việc của xã với tổng kinh phí 4.465.198.944đ. Hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
c. Dự án nhà lớp học trường mầm non 2 tầng, 8 phòng: Dự án có tổng vốn đầu tư 1.341.364.000 đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8/2007.
d. Dự án nhà lớp học 3 tầng trường THCS: Dự án có tổng vốn đầu tư 1.648.249.000 đồng đang hoàn thiện, tháng 6 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. đ. Dự án tiêu thoát nước khu dân cư và dự án nạo vét 02 hệ thống kênh trục tiêu nước: Huyện đã thuê công ty tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật với tổng dự toán hơn 10,5 tỷ đồng (huyện Kim Thành đã xin điều chỉnh thành 01 dự án), đề xuất phương án xây dựng kè đá, nạo vét kênh tiêu để tiết kiệm được kinh phí, hiệu quả cao và có tính bền vững. Hiện nay đã hoàn thành hồ sơ trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và duyệt với các ngành liên quan của tỉnh. Hiện đang chờ UBND tỉnh phê duyệt đầu tư.
e. Dự án nước sạch: Dự án do Trung tâm nước sạch Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư đã triển khai từ tháng 02/2006 tổng số vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng. Đến nay công trình cơ bản hoàn thành các công trình đầu mối, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
g. Dự án xây dựng chợ: Do UBND xã Lai Vu và Công ty tư vấn kiến