Nguồn nhân lực xã hộ

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 25 - 26)

Nguồn nhân lực xã hội là những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản

xuất ra hàng hoá và dịch vụ cho xã hội hay còn có cách định nghĩa khác là toàn bộ số lượng người có thể làm việc được khi cần thiết .

Lực lượng lao động là một bộ phận dân số bao gồm: Những người trong độ tuổi quy định, có khả năng lao động( ở nước ta nam từ 15-60, nữ từ 15-55) có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc [7].

Vốn nhân lực (vốn con người) là các kỹ năng và năng lực con người khi sử dụng vào lao động bằng cách nào đó đóng góp vào cho nền kinh tế (con người lao động bằng máy móc, lao động bằng chân tay).

* Khái niệm về nguồn nhân lực lao động khoa học và công nghệ: theo UNESCO nhân lực KH & CN là: “Những người trực tiếp tham gia vào hoạt động KH & CN trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương, hay thù lao cho lao động của họ bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và các nhân lực phù trợ”.

Theo OECD, nguồn nhân lực KH & CN bao gồm những người đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

a. Đã tốt nghiệp trường đào tạo trình độ nhất định nào đó về một chuyên môn KH & CN (từ công nhân có bằng cấp tay nghề trở lên hay còn được gọi là trình độ 3 trong hệ thống GD & ĐT).

b. Không được đào tạo chính thức như đã nói ở điều a, nhưng làm một nghề trong lĩnh vực KH & CN mà đòi hỏi trình độ trên. Kỹ năng tay nghề ở đây được đào tạo tại nơi làm việc.

Nguồn nhân lực KH & CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên môn nào đó trong một lĩnh vực KH & CN và những người có trình độ kỹ năng thực tế tương đương mà không có bằng cấp và tham gia một cách thường xuyên (hệ thống) vào hoạt động KH và CN.

* Khái niệm về di chuyển nguồn nhân lực KH & CN: Di chuyển nguồn nhân lực KH & CN là dòng di chuyển của đội ngũ này giữa các cơ quan, tổ chức kinh tế – xã hội, giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ trong nội bộ quốc gia và di chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia .

Di chuyển trong nước:

- Di chuyển từ cơ quan địa phương lên cơ quan trung ương và ngược lại.

- Di chuyển giữa các tỉnh, vùng lãnh thổ .

- Di chuyển giữa các thành phần kinh tế: Nhà nước, phi chính phủ, tư nhân, liên doanh…

- Di chuyển giữa các ngành/ lĩnh vực: sản xuất, sự nghiệp, dịch vụ…. - Di chuyển về các cơ quan tổ chức quốc tế, doanh nghiệp liên doanh.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 25 - 26)