Vai trò của nguồn nhân lực KH & CN: Trong đó yếu tố hoạt động lao

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 26 - 40)

động sản xuất là quan trọng nhất theo các nhà nghiên cứu xã hội học và thực tiễn cho thấy các yếu tố làm tăng năng suất lao động:

+ Yếu tố tiến bộ kỹ thuật là 20%

+ Yếu tố cải tiến quy trình quản lý 30%

+ Yếu tố về con người (trong đó bao gồm: trí tuệ, năng lực, kỹ năng) 50% Các nhà khoa học còn dự báo rằng tỷ lệ lao động ( CNH, HĐH) không phải là chân tay trong sản phẩm sẽ là 90%. Trong đó cơ cấu lao động chất xám là 75% (25% là các nhà khoa học và 50% là những công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên). ở đây con người vẫn đóng vai trò người sản xuất và một vật mang quan trọng nhất đối với các sản phẩm trí thức không có máy móc nào thay thế được, nếu như con người đã phàn nàn quá nhiều về những khó khăn trong việc điều chỉnh về mặt phương pháp quản lý đối với cái “ vật mang vật lý” là các xuất bản phẩm, là các đối tượng sở hữu trí tuệ, thì việc đối xử với cái vật mang là chính “con người” con người này lại càng gặp khó khăn gấp bội. Con người ở đây vừa là cái “con người sinh học” nhưng quan trọng hơn là cái “con người xã hội”, là một loại vật mang xã hội trí thức là có thể xả thân cho khoa học, nó cũng có thể “câm điếc” trong mọi hoạt động khoa học, song còn nguy hiểm hơn nó có thể trở thành kẻ phá hoại khoa học hoặc tệ hại hơn là sử dụng khoa học vào mục đích phi nhân tính [27].

Trên cơ sở quan điểm lý luận, các khái niệm có liên quan. Để giải quyết được những vấn đề cấp thiết trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại địa phương trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tác giả đã đặt ra đề tài nghiên cứu: Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di

chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vấn đề nghiên cứu là: Thực hiện những biện pháp chính sách nào để mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ?

tư nguồn vốn và thuế để mở rộng dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo nghề nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại địa phương.

Những luận cứ lý thuyết và thực tiễn sẽ được thực hiện ở những chương tiếp theo sẽ là minh chứng khoa học cho luận điểm nghiên cứu mà tác giả đã nêu trên.

Chương II

Khảo sát, điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng các dịch vụ Khoa học và công nghệ nhằm hướng tới di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động

nông thôn

Trong chương I đã trình bày khái niệm cơ bản của dịch vụ KH & CN. Như đã biết, đó là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu KH & phát triển CN; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn. Đây là một vấn đề rất rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành khảo sát điều tra, tổng hợp số liệu thống kê báo cáo, phân tích và đánh giá thực trạng các dịch vụ KH & CN (các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH & CN và kinh nghiệm thực tiễn) và một số chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước có lên quan đến hoạt động này tại một số cơ quan đơn vị trong hệ thống hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian gần đây.

Thực tế tác giả đã thu được những kết quả sau:

* Một số văn bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực KH& CN

Theo luật giáo dục 2005 (tr.12) về đào tạo nghề được chia thành 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (điều 32) trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 4 trong luật GD 2005 đã đưa giáo dục thường xuyên trở thành một hệ giáo dục chính của hệ thống giáo dục quốc dân nó biểu hiện tính chất xã hội hoá giáo dục và Nhà nước ta tạo ra nhiều cơ hội cho người học, giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục học suốt đời, tạo sự bình đẳng giữa giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy.

dục (Khoản 4,5 điều 99) việc tổ chức quản lý, việc bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục....nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục... Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất.

Đầu tư cho giáo dục (điều 101) các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục: Ngân sách nhà nước, học phí, lệ phí tuyển sinh. (Điều 102) ưu tiên hàng đầu của Ngân sách cho việc bố trí ngân sách giáo dục...(Điều 104) khuyến khích đầu tư cho giáo dục: Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được xem xét và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với người có thu nhập cao theo quy định của chính phủ. (Điều 106) ưu đãi về thuế cho xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ chơi. (Điều 108) khuyến khích hợp tác với giáo dục nước ngoài. (Điều 109) khuyến khích hợp tác giáo dục với Việt Nam (Điều 110) công nhận văn bằng nước ngoài.

Theo luật giáo dục 2005 mọi tổ chức, cá nhân có đầy đủ các cơ hội bình đẳng trong hoạt động giáo dục và đào tạo nghề, nhưng luật lại chưa đề cập đến việc đào tạo nghề, trình độ "Đại học công nghệ". Xuất phát từ nhận thức trên muốn mở rộng dịch vụ đào tạo nghề thì phải giải quyết được 4 vấn đề.

Một là: phải đổi mới cơ bản về cơ chế, chính sách giáo dục và đào tạo đi đôi với việc hình thành thị trường đào tạo nghề.

Hai là: tiếp tục đổi mới chính sách đầu tư tài chính, đất đai.... kinh tế tạo ra động lực cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư liên doanh, liên kết và sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo từ các cơ sở đào tạo.

Ba là: chú trọng tăng thu nhập hợp lý cho cá nhân nhà khoa học, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng lao động khoa học chất lượng cao tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ "Đại học công nghệ".

Bốn là: Phải có đồng bộ các biện pháp chính sách đầu tư nguồn vốn, thuế tạo ra cơ chế bình đẳng trong hoạt động cho các cá nhân đơn vị hoạt động dịch vụ KH & CN (thông tin, tư vấn, đào tạo nghề) công lập và ngoài

công lập.

Nghị định số 119/1999/NĐ - CP ngày 18/09/1999 của Chính phủ quy định một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. Theo Nghị định này thì dịch vụ khoa học và công nghệ được áp dụng thuế suất, thuế thu nhập Doanh nghiệp đối với phần thu nhập thu được từ các hoạt động này, có thể được miễn giảm thuế thu nhập Doanh nghiệp từ việc thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các Doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi theo quy định tại Nghị định này không phải nộp thuế thu nhập bổ sung từ các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Khoản I Điều 10 luật thuế thu nhập Doanh nghiệp, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 04 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại, Doanh nghiệp có đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ nếu sử dụng đất được giao hoặc đất thuê để xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng được giảm tiền sử dụng đất, được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu; được ưu đãi về tín dụng và có chế độ thưởng cho cá nhân, tập thể trong và ngoài Doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu, tạo ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó[11].

Nghị định số 56/2005/NĐ- CP ngày 24/06/2005 về khuyến nông, khuyến ngư. Những hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động khuyến nông. Theo Nghị định này quy định về nội dung, tổ chức, chính sách khuyến nông, khuyến ngư là cẩm nang dẫn đường chỉ lối cho hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương hoạt động thuận lợi hiệu quả phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương[12].

Nghị định số 115/2005 /NĐ - CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ. Theo Nghị định này sẽ tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tự chủ, năng động, sáng tạo, dân chủ bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh

doanh và đào tạo nhân lực. Đẩy nhanh quá trình xã hội hoá các hoạt động khoa học công nghệ.

Tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức khoa học và công nghệ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, góp phần tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước [13].

Quyết định số 81/2005/QĐ - TTg ngày 18/4/2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Theo quyết định này Nhà nước quy định lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện được xét tuyển vào các khoá học nghề ngắn hạn. Ưu tiên lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ... không cấp trực tiếp cho người học nghề. Đây là một trong những nội dung của hệ thống chính sách về cơ chế đầu tư tài chính tạo môi trường thuận lợi để mở rộng các dịch vụ KH &CN, những người lao động có nhu cầu học nghề, tạo ra cơ hội việc làm.

Nghị định số 53/2006/ NĐ - CP ngày 25/05/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Theo Nghị định này Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân được đầu tư nguồn vốn, thành lập và hoạt động nhằm bảo đảm thực hiện xã hội hoá giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá và thế dục thể thao[14].

Nghị định số 43/2006/ NĐ - CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo nghị định này nó có tác dụng hướng dẫn việc phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, tạo được sự chủ động, năng động, sáng tạo của thủ trưởng cơ quan. Đặc biệt quan trọng hơn Nghị định này thúc đẩy, tạo ra một sức mạnh nội lực của đơn vị, cá nhân thông qua hướng dẫn về các vấn đề chi tiêu nội bộ nhằm công khai minh bạch trong chi tiêu nội bộ, khoản thu nhập và thu nhập tăng thêm.

tư nguồn vốn, sử dụng biên chế và số lượng, chất lượng công việc được giao , dẫn đến tình trạng các thủ trưởng cơ quan đơn vị sẽ tuỳ tiện tăng biên chế nhưng rất thiếu việc để làm trong nhiệm vụ của mình [15].

Quyết định số 157/CP năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ giao cho dịch vụ ngân hàng tạo mọi điều kiện cho người có nhu cầu học nghề gắn với việc làm được vay vốn lãi suất thấp hoặc có thể được miễn học phí đối với gia đình chính sách, gia đình gặp điều kiện khó khăn. Theo Quyết định này, Chính phủ đã có chính sách đầu tư nguồn vốn, khuyến khích tạo điều kiện mở rộng các đối tượng được đi học. Đây là một chính sách đầu tư nguồn vốn ưu đãi cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để được học tập. Đây thực sự là nền tảng, bà đỡ tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ công nghệ đào tạo nghề được mở rộng và nhiều người có điều kiện để được đào tạo nghề[16].

Chỉ thị số 3239 BGDĐT - GDCN ngày 12/04/2007 về việc triển khai kết luận của Bộ Trưởng về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Theo chỉ thị này đã hướng dẫn tạo điều kiện rất thuận lợi để các trường làm cơ sở cho việc mở rộng quy mô, cơ cấu đào tạo, đa dạng phương thức hoạt động tạo ra cơ hội cho mọi người được học và học suốt đời.[17]

Quyết định số 920//2003/QĐ - UBND ngày 03/04/2003 của UBND Tỉnh Hải Dương; công văn số 57/CV - ĐTN ngày 02/02/2004 của Sở Thương Binh và Xã Hội" V/v Ban hành quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh" và cam kết về việc tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật cho cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương xã Lai Vu. Quyết định này là cơ sở để mở rộng hoạt động dịch vụ đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người lao động nông nghiệp, cho người bị thu hồi đất canh tác được học nghề mới[29].

Quyết định số 1066/QĐ - UBND ngày 24/03/2006, Quyết định số 1979/ QĐ - UBND ngày 01/06/2006 của UBND Tỉnh Hải Dương, Quyết định 1453/ QĐ - UBND ngày 12/04/2007 về việc điều chỉnh và bổ sung các quyết định: 1066/QĐ - UBND về dự án vay vốn để giải quyết việc làm[30].

Hải Dương về việc ban hành quy định về tổ chức và quản lý các lớp liên kết đào tạo ĐH, CĐ theo chương trình GDTX[31].

Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương công bố ngày 14/12/2007 về giải pháp chính sách "tiếp tục đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, phát triển các dịch vụ có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo; đổi mới phương pháp dạy và học….nâng cao hiệu quả quản lý đối với dạy và học…đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý KH & CN. Đẩy mạnh kết quả nghiên cứu vào đời sống. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH & CN công lập". Đây là một chính sách lớn có tác động đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội của địa phương. Trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ tại địa phương[28].

Ngày 31/03/2008 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 có đoạn viết "tỉnh đáp ứng đủ yêu cầu kinh phí, cơ sở vật chất cho việc mở rộng, phát triển giáo dục đào tạo ở mức độ cao…và trên toàn tỉnh đến năm 2010 - 2015 các trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh về cơ bản trở thành các trường cao đẳng. Đây là một quyết định tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư để

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm di chuyển, đổi mới cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Trang 26 - 40)