Tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Thái Bình (Trang 35 - 38)

Động lực cho người lao động là một yếu tố cần thiết giúp người lao động làm việc đạt hiệu quả cao và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy công tác tạo động lực cho người lao động là một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần chú trọng. Việc tìm hiểu khái niệm, nội dung và vai trò của tạo động lực lao động trong

doanh nghiệp, nắm chắc các biện pháp để tạo động lực cho người lao động luôn luôn có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với nhiều đối tượng khác có liên quan. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề này, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh, các nhà khoa học… Ở Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự đã đi sâu nghiên cứu và có những công trình đóng góp thiết thực cho các doanh nghiệp.

Khái quát chung về tạo động lực cho người lao động được đề cập chủ yếu ở một số giáo trình và sách tham khảo chuyên ngành quản trị kinh doanh. Giáo trình

Quản trị nhân lực, ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2007). Trong cuốn sách này, chương VII tác giả có đề cập đến nội dung về tạo động lực cho lao động trong tổ chức. Tác giả không dừng lại ở việc giới thiệu về khái niệm động lực lao động và các học thuyết tạo động lực lao động mà còn đưa ra khái quát các phương hướng tạo động lực trong lao động với mục đích giúp cho người quản lí có phương hướng bà biện pháp để tạo động lực cho người lao động trên cả ba lĩnh vực: xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ, kích thích lao động. Tuy nhiên, tác giả không đưa ra được cụ thể, chi tiết từng phương hướng để tạo động lực lao động. Nhưng qua những nội dung đó cũng định hướng được cho độc giả các biện pháp tạo động lực lao động. Trong giáo trình Quản trị nhân lực của TS.Lê Thanh Hà (chủ biên), NXB Lao động - Xã hội (2009) đã đề cập một cách cụ thể và chi tiết về vấn đề tạo động lực lao động tại Chương VIII. Trong đó có đưa ra khái niệm và nội dung của tạo động lực lao động. Tác giả đã hệ thống hóa năm nội dung cơ bản của tạo động lực lao động, đi từ xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động: Tạo ra những đòn bẩy kích thích về vật chất và tinh thần cho người lao động; Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động; Tạo sự an tâm cho người lao động về khả năng phòng tránh các rủi ro trong tương lai bằng cách đóng đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Tạo sự phát triển cá nhân cho người lao động; Tạo ra phong cách quản lí và

giao tiếp với nhân viên hiệu quả.

Trong năm nội dung trên, tác giả đặc biệt phân tích sâu về nội dung tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, gợi ý một số giải pháp như sau: tạo môi trường làm việc an toàn, khắc phục các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến người lao động (như bụi, ồn, rung, hơi khí độc, vi khí hậu, vi sinh vật gây hại…) trang bị các phương tiện bảo hộ lao động theo đúng quy định; Đảm bảo các điều kiện cần thiết về y tế giúp thỏa mãn nhu cầu an toàn về sức khỏe của người lao động. Nó giúp cho người lao động cảm thấy an toàn hơn trước những đe dọa về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và những căn bệnh có thể xảy ra trong quá trình lao động, qua đó động lực lao động sẽ tăng lên; Đảm bảo chế độ làm việc - nghỉ ngơi hợp lí để người lao động có thể phục hồi sức lao động sau thời gian làm việc mệt mỏi và sẽ không chán nản, mệt mỏi với công việc. Để thực hiện tốt các nội dung trên cần thành lập bộ phận phụ trách an toàn và sức khỏe.

Liên quan đến nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp có một số các luận án và luận văn được công bố. Trong đó có Luận án tiến sĩ, “Tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020” của Vũ Thị Uyên (Đại học kinh tế quốc dân, 2008). Luận án đã nghiên cứu công tác tạo động lực cho lao động quản lí trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2010 trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác tạo động lực lao động quản lí của nhiều doanh nghiệp nhà nước qua nhiều giai đoạn khác nhau. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng Việt Nam” của Mai Quốc Bảo (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010). Luận văn đã hướng tới tìm hiểu thực trạng công tác tạo động lực và đưa ra một số giải pháp tạo động lực cho người lao động ở một số công ty xi măng trong tổng công ty xi măng Việt Nam. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng chính sách tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần công nghệ viễn thông - tin học” của Trần Thị Thanh Huyền (Đại học Kinh tế quốc dân, 2005). Luận văn đề cập đến thực trạng về chính sách tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ phần công nghệ viễn thông-tin học, trên cơ sở đó đề xuất xây dựng chính sách tạo động lực lao động cho công ty. Luận văn thạc sĩ

“Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Tổng công ty Hàng không Việt Nam” của Trần Thị Thuỳ Linh (Đại học KTQD-2008). Luận văn tập trung chủ yếu vào tạo động lực cho đối tượng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ công chức ngân hàng nhà nước trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Nga.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Thái Bình (Trang 35 - 38)

w