Mục tiêu cơ bản trong cải cách cung cấp các dịch vụ công: là giảm dần sự bao cấp của Nhà nước thông qua xã hội hóa, huy động ngày càng nhiều sự tham gia của các thành phần trong xã hội. Cách làm như vậy đã tạo ra sự cạnh tranh giữa
những người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ ngày càng được tự do lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ phù hợp với mình. Như vậy, các cơ sở cung cấp dịch vụ công được đầu tư từ nhiều nguồn, tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ có khả năng tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cao.
Về mặt tài chính, các đơn vị sự nghiệp công hầu như không có động lực phát triển nguồn thu mà chỉ dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nước cấp. Cơ chế này một mặt không tạo điều kiện về số lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ công phục vụ xã hội, mặt khác tạo ra tâm lý thụ động, ỷ lại của các đơn vị sự nghiệp công trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thực hiện đường lối đổi mới. Chính phủ đã quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công mà bắt đầu từ các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu. Trong đó sự nghiệp chiếu sáng, môi trường đô thị là lĩnh vực tiên phong và có khả năng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển nguồn thu. Nhà nước có thể thực hiện xã hội hóa phần lớn các lĩnh vực sự nghiệp này và chỉ cần giữ một bộ phận nhỏ không thể tạo nguồn thu hoặc không được phép thu.
Bên cạnh trở ngại về tâm lý thì mấu chốt của sự trì trệ trong cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là : xã hội hóa mới dừng lại ở việc chuyển đổi hình thức sở hữu của một đơn vị hoặc một bộ phận đơn vị sự nghiệp trong khi gốc của vấn đề lại nằm ở cơ chế tài chính, mà cụ thể là cơ chế huy động và sự dụng nguồn thu, cơ chế quản lý biên chế, tiền lương thu nhập,… thì lại không được nghiên cứu để có cơ chế đổi mới đồng bộ.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, ngày 1/9/2003 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 18/2003/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác thực hiện quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp. Đến nay cơ chế tự chủ thu chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp công có thu đã được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm tạo ra một sức song mới năng động, sáng tạo đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp có thu nói riêng.
Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính thực chất là trao quyền tự chủ trong việc huy động, tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu có hiệu quả đối với cả 2 loại
nguồn thu chủ yếu: nguồn thu từ ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của các hoạt động sự nghiệp, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Đối với các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, điện thoại, công vụ phí…), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tùy theo từng nội dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng.