Những mặt làm được trong công tác quản lý tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị tài chính tại công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị hưng yên (Trang 80 - 83)

2.3.1.1. Về việc thực hiện mục tiêu kế hoạch

Các chỉ tiêu kế hoạch Công ty đặt ra đều được hoàn thành vượt mức. Mặc dù mục tiêu đều được hoàn thành với kết quả khả quan, tuy nhiên cũng có những điểm cần phải xem xét đối với công tác phân tích dự báo và hoạch định. Việc phân tích dự báo cần phải được xem xét kỹ càng dựa trên những cơ sở về nguồn lực của Công ty và tình hình diễn biến trên thị trường để từ đó có thể đưa ra những mục tiêu không chỉ. Mục tiêu cao quá sẽ khó đạt được còn mục tiêu thấp quá sẽ khiến cho nguồn lực của Công ty không được tận dụng triệt để gây lãng phí.

+ Huy động đảm bảo đủ vốn cho Công ty hoạt động SXKD hàng năm và phát triển.

+ Xác định nhu cầu vốn cho Công ty hoạt động đủ vốn; SX đảm bảo nhịp nhàng, cân đối, liên tục;

+ Lựa chọn nguồn vốn thích hợp. Xác định mức vay nợ tối ưu, đảm bảo tối đa hóa sinh lời và tối thiểu hóa rủi ro cho Công ty.

+ Công ty xây dựng cơ chế quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính tiết kiệm và hiệu quả.

+ Công ty quan tâm việc đầu tư sử dụng vốn có hiệu quả: Lựa chọn đầu tư vốn vào các dự án, hoặc mua sắm thiết bị máy móc, có tỉ lệ hoàn vốn và hiệu quả cao. Quyết đinh thời hạn sử dụng tài sản hiện có và nhu cầu thay thế bổ sung tài sản mới. Sử dụng hình thức đầu tư mua sắm xen kẽ (tránh sử dụng nguồn vốn, ứ đọng…).

- Cụ thể, các năm qua việc đầu tư nâng cấp dây chuyền SX TNCN của Công ty đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo cho việc cung cấp thường xuyên theo kế hoạch, vừa thay thế, cải tạo.

- Trong các năm qua, Công ty đã chủ động lập kế hoạch tài chính sát thực, hình thức đầu tư đúng hướng, do vậy việc vay vốn ngân hàng vốn lưu động được khai thác triệt để bằng nhiều biện pháp như:

+ Đẩy mạnh công tác thu công nợ khách hàng. + Chú trọng không để nợ xấu, nợ kéo dài.

+ Thanh quyết toán các dự án nhanh, tăng tài sản khi hoàn thành để khấu hao + Kế hoạch hóa công tác kho tàng, mua sắm vật tư theo quy định và dự trữ ở mức hợp lý và ít nhất.

+ Tổ chức quản lý và cấp phát vật tư cho SX hợp lý, tránh mất mát, lãng phí. - Tình hình vốn của Công ty:

+ Căn cứ vào quy định của Nhà nước, Công ty được nhà nước đầu tư đủ vốn để thực hiện khối lượng sản phẩm dịch vụ công ích.

+ Công ty được sử dụng vốn vào hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn.

+ Các mặt hàng kinh tế của Công ty: Công ty phải tự huy động các nguồn vốn của mình đảm bảo vốn cho sản xuất, quản lý sử dụng có hiệu quả (hàng năm trong quyết toán phải xác định ở một số chỉ tiêu chất lượng).

+ Việc quản lý và sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng Công ty phải chấp hành theo quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước.

+ Công ty có quy chế rất rõ ràng về công tác chi tiêu quỹ tiền mặt (số tiền ứng, thời gian thanh toán, nội dung chi…) trong chi phí giá thành việc chi tiêu vốn bằng tiền cũng đúng chế độ và tiết kiệm.

* Nhận xét:

- Tình hình tài chính của Công ty rất tốt, hiệu quả hoạt động SXKD cao, lợi nhuận đạt 5% trên doanh thu, năng suất lao động cao.

- Công tác quản lý tài chính chặt chẽ. Hạn chế:

- Công tác quản trị kế toán, tài chính còn chưa cao. 2.3.1.2. Về việc quản lý các nguồn lực tài chính.

a. Khả năng đa dạng hóa các nguồn vốn huy động

Trong việc huy động vốn Công ty đã có những nỗ lực đáng kể, nhất là từ nguồn vốn vay ngân hàng đã giúp các công ty vượt qua các khó khăn khi nguồn vốn sản xuất kinh doanh đang thiết hụt. Đồng thời cơ chế huy động vốn của Công ty đã tạo điều kiện để công ty có sự chủ động trong việc tìm và thu hút vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cơ chế hạch toán độc lập đối với Công ty TNHH đã tạo điều kiện mở rộng quyền tự chủ tài chính đã thúc đẩy và phát huy khả năng huy động vốn rất linh hoạt và năng động, phát huy được tinh thần chủ động nắm thời cơ, đầu tư kịp thời, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó, quy chế tài chính của Công ty cũng quy định cùng với việc trao quyền chủ động đối với việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn hiện có.

b. Quản lý tiền mặt

Mọi giao dịch tài chính của Công ty đều được ghi lại đầy đủ trong hệ thống sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng. Hệ thống này được kiểm tra, kiểm soát

hàng ngày, đảm bảo cho việc quản lý tiền của Công ty không bị thất thoát, mọi nghiệp vụ thu chi đều được hạch toán đầy đủ để cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác cho nhà quản lý trong từng thời điểm.

c. Quản lý đầu tư, mua sắm và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

Công tác quản lý TSCĐ được thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ. Hồ sơ về TSCĐ được phân loại theo quy định và giao trách nhiệm quản lý cho từng bộ phận trực tiếp sử dụng. Việc kiểm tra, đối chiếu tình hình sử dụng và phản ánh chính xác tình hình tăng, giảm về lượng và giá trí TSCĐ trên sổ sách cũng được tiến hành đều đặn nhằm đánh giá lại chính xác giá trị tài sản tại các thời điểm, qua đó phản ánh đúng năng lục của TSCĐ và có phương pháp khấu hao phù hợp.

d. Quản lý nguồn vốn

Như ta đã thấy trong quá trình phân tích nguồn vốn của Công ty ở trên, cơ cấu vốn của Công ty có một tỷ trọng lớn là nguồn vốn chủ sở hữu, 100% vốn ngân sách. Tuy nhiên cứ tiếp tục duy trì cơ cấu vốn quá nhiều vốn chủ sở hữu thì trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp thường hoạt động một cách trì trệ, không phát huy khả năng cạnh tranh, thế mạnh của doanh nghiệp, nên khả năng sinh lời không cao. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một cơ cấu vốn thích hợp và thích ứng với điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Việc tiếp tục duy trì cơ cấu, có chế phụ thuộc nhu thế cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Điều quan trọng trong quản lý nguồn vốn là việc tìm những nguồn vốn thích hợp cho mỗi hoạt động đầu tư mua sắm để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như thu hồi vốn, khả năng sinh lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị tài chính tại công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị hưng yên (Trang 80 - 83)