trong quản lý, sử dụng nguồn thu.
Bốn là, tiếp tục rà soát lại các dự án đầu tư, tập trung các nguồn lực tài chính để ưu tiên đầu tư cho nhiệm vụ môi trường và công trình đô thị,phát triển sản xuất kinh tế, xem xét dừng hoặc giãn tiến độ các công trình chưa cấp thiết hoặc không trực tiếp phục vụ cho sản xuất. Đối với các dự án đang triển khai phải chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý, chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, có biện pháp chống thất thoát lãng phí. Đối với công trình, dự án chuẩn bị triển khai phải thực hiện tốt việc xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, xác định rõ nguồn vốn đầu tư. Các công trình, dự án có sử dụng vốn vay phải phân tích, đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, nếu xét thấy hiệu quả thấp, hoàn vốn chậm thì cương quyết không đầu tư.
Năm là, lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải có biện pháp tăng cường quản lý kinh tế, tài chính tại cơ quan, đơn vị mình, xử lý triệt để hoặc báo cáo Tổng cụ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm, đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra và chịu kỷ luật nếu để xảy ra sai phạm mà không được phát hiện, xử lý kịp thời hoặc có kiểm tra nhưng kết luận, xử lý không đúng quy định của nhà nước.
3.2. Giải pháp tăng cường quản trị tài chính tại Công ty TNHH MTV Môitrường và Công trình đô thị Hưng Yên. trường và Công trình đô thị Hưng Yên.
Để đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính nhằm tăng cao hiệu quả quản trị tài chính nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học.
3.2.1. Đẩy mạnh việc cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng động
Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Định kỳ kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiến, vốn trong thanh toán, để xác định số vốn lưu động hiện có của Công ty theo giá trị hiện tại, trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hóa mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh hợp lý.
Thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho, do đặc điểm sản xuất của Công ty phụ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng nên để tránh việc dự trữ quá nhiều, gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít, không đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất thì Công ty cần chú ý một số vấn đề:
+ Xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết, tối thiểu để đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục.
+ Sắp xếp hệ thống kho hàng hợp lý, vừa tiện cho sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn vật tư hàng hóa. Xây dựng và chấp hành tốt chế độ kiểm nhập kho và xuất kho, cũng như tiến hành kiểm kê định kỳ.
+ Lập dự phòng tài chính với các loại vật tư - Hàng hóa có giá biến động, tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng, Công ty cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu hồi vốn nhanh chóng và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
- Lập kế hoạch dự trữ sản xuất phải sát đúng với thực tế của từng thời kỳ. - Cải tiến quản lý vốn bằng tiền, nâng cao khả năng thanh toán
Hiện nay, Công ty quản lý tiền mặt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền mặt. Điều đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của Công ty. Để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ, nên thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, cần xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt, mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, công ty nên
áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát trong quá trình sử dụng.
Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi không chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan.
- Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ, có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, số quỹ trên sổ kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ và số dư ngân hàng để sớm phát hiện và xử lý chênh lệch.
Thứ hai, cần lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm dự kiến các khoản thu và các khoản chi bằng tiền trong kỳ tiếp theo và tìm biện pháp để tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền nhằm đảm bảo thường xuyên có khả năng thanh toán. Trong bảng kế hoạch được lập dựa vào kế hoạch doanh thu và kế hoạch đầu tư của công ty và tình hình thực tế trong năm. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tiến hành lập dự báo chi tiết cho nhu cầu vốn bằng tiền trong năm tới, tìm ra biện pháp tạo sự cân đối.
Công ty cần lập dự toán ngân quỹ trong năm kế hoạch. Để có dự toán ngân quỹ, Công ty phải nắm được thời điểm nhập, xuất dòng tiền. Trên cơ sở tài liệu thống kê, Công ty sẽ dự báo luồng tiền mặt thực thu vào và thực chi ra, sau đó lập bảng tổng hợp thu - chi bằng tiền, kết hợp với dự trữ tiền mặt tối thiểu cần thiết, Công ty sẽ xác định được số vốn thừa, thiếu.
- Nếu Công ty xác định là thiếu, không đủ để trang trải cho các chi phí kinh doanh hàng ngày và cung cấp một khoản dự phòng cho các chi tiêu bất ngờ, Công ty cần tìm thêm tài trợ. Thông thường Công ty có khoản doanh thu bằng tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ nên chỉ cần tìm kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn.
- Nếu Công ty xác định là thừa, cần nhanh chóng xây dựng các phương án đầu tư tài chính ngắn hạn, tránh để vốn “chết” vừa giảm tốc độ luân chuyển vốn, vừa tăng rủi ro từ việc vốn bị sử dụng sai mục đích.
Bên cạnh đó, Công ty cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi hoạt động thu chi tiền mặt, cũng như lượng tiền mặt tồn quỹ để có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn.
Ngoài ra, để xác định chính xác nhu cầu thanh toán cho từng khâu trong sản xuất, Công ty cần phối hợp với các phòng ban, các phân xưởng để dự trù nhu cầu vốn lưu động trong kỳ, đề ra biện pháp cân đối thu chi và bù đắp thiếu hụt một cách chủ động.
3.2.2.Giải pháp cơ cấu nguồn vốn, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi sử dụng nợ vay, Công ty cần thận trọng cân nhắc kỹ để có thể đảm bảo an toàn nguồn vốn nhưng vẫn thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh.
Như đã phân tích Công ty chưa có biện pháp tốt để chủ động nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư phát triển và các hoạt động của đơn vị tình trạng thiếu vốn gây khó khăn cho sản xuất ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng với khách hàng,do nguồn vốn chủ yếu là vốn ngân sách, nên việc chủ động huy động vốn bên ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh là điều tất yếu.
Việc sử dụng nợ hay còn gọi là đòn bẩy tài chính nhằm giúp doanh nghiệp khuếch đại lợi nhuận trên đồng vốn chủ sở hữu. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, để đạt được mục đích cuối cùng thì nhà quản trị phải tìm ra được cơ cấu vốn tối ưu. Mặc dù cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau qua từng thời kỳ khác nhau nhưng việc sử dụng nợ được coi là công cụ tài chính tất yếu khách quan đối với nhà quản lý tài chính, là công cụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Vấn đề quan trọng là nhà quản lý phải xác định được tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn là bao nhiêu để đảm bảo cân bẳng rủi ro và lợi nhuận. Đó chính là điểm mà cơ cấu vốn tối ưu. Việc xác định cơ cấu vốn tối ưu cho một thời kỳ nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kế hoạch kinh doanh tương ứng kế hoạch sử dụng vốn, mục tiêu lợi nhuận, môi trường kinh doanh,quyết định của nhà quản lý… và có thể thay đổi khi một trong các yếu tố đó thay đổi. Việc quyết định cơ cấu vốn như
thế nào là tối ưu sẽ do Ban giám đốc ra quyết định căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược kinh doanh của Công ty.
3.2.3.Tăng cường công tác quản lý thanh toán và thu hồi công nợ
Theo những phân tích trên thì vấn đề cần giải quyết ở Công ty là giảm đến mức thấp nhất các khoản phải thu. Tình trạng nợ đọng vẫn diễn ra phổ biến, trong khi nợ cũ chưa thu được bao nhiêu, thì nợ mới lại phát sinh dẫn đến tình trạng công nợ dây dưa, chồng chất. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm tới Công ty cần tiến hành các giải pháp sau:
- Sắp xếp các khoản thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và các biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền, đối với nợ cũ cần thu hồi một cách dứt điểm.
- Có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. Công ty nên tổng kết công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng mua khối lượng lớn, khách hàng thường xuyên để có biện pháp hồi khấu một phần tiền hàng cho khách hàng theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền hàng mà họ đã mua và thanh toán cho Công ty.