Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường và

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị tài chính tại công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị hưng yên (Trang 40 - 46)

trình đô thị Hưng Yên.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Ban giám đốc, 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 8 đội sản xuất trực thuộc

- Ban giám đốc.

- Các phòng chuyên môn- nghiệp vụ: + Phòng Tổ chức - Hành chính: + Phòng Kế toán - Tài vụ: + Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: - Các đội sản xuất: + Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị:

+ Đội Quản lý công viên cây xanh:

+ Đội Quản lý điện chiếu sáng công cộng: + Đội Vệ sinh môi trường số 1:

+ Đội Vệ sinh môi trường số 2: + Đội Xe cơ giới:

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG Tổ chức – Hành chính PHÒNG Kế hoạch – Kỹ thuật PHÒNG Kế toán – Tài vụ Đội kiểm tra quy tắc đô thị Đội Quản lý công viên cây xanh Đội Quản lý điện chiếu sáng công cộng Đội Tang lễ Đội Nuôi trồng thủy sản Đội Xe cơ giới Đội Vệ sinh môi trường số 1 Đội Vệ sinh môi trường số 2

+ Đội Tang lễ:

+ Đội Nuôi trồng thủy sản:

2.1.4.Đặc điểm về lao động của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của Công ty

Số liệu cuối kỳ báo cáo: 31/12 hàng năm

Chỉ tiêu SLNăm 2010% Năm 2011SL % Năm 2012SL % Năm 2013SL % Năm 2014SL %

Tổng lao động 224 100 230 100 245 100 290 100 293 100 1. Phân theo giới tính - Nam 95 42.41 100 43.48 104 42,44 118 40,68 120 40,95 - Nữ 129 57.59 130 56.52 141 57,56 172 59,32 173 59,05 2. Phân theo trình độ - Đại học 19 8.48 20 8.70 23 9,38 25 8,62 25 8,53 - Cao đẳng 4 1.79 4 1.74 4 1,63 7 2,41 11 3,75 - Trung cấp 9 4.02 10 4.35 13 5,3 16 5,51 13 4,43 - CNKT 22 9.82 26 11.30 31 12,65 42 14,48 43 14,67 - Chưa qua đào tạo 170 75.89 170 73.91 174 71,04 200 68,98 201 68,62 3. Phân theo tính chất - LĐ gián tiếp 28 12.50 30 13.04 38 15,52 42 14,49 46 15,70 - LĐ trực tiếp 196 87.50 200 86.96 207 84,48 248 85,51 247 84,30 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính công ty) Qua bảng 2.1 ta thấy được tình hình lao động của công ty có sự biến động qua các năm, cụ thể:

Xét theo số lượng: Tổng số lao động công ty có sự tăng đều qua các năm,

đó là xu thế tất yếu đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty thông qua việc công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động SXKD. Cụ thể năm 2010 có 224 lao động, năm 2011 có 230 lao động,năm 2012 có 245 lao động nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 290 lao động (tăng 15,52% so với năm 2012), đến năm 2014 tăng lên 293 lao

động (tăng 1,02% so với năm 2013). Như vậy, tổng số lao động có sự biến động tăng qua các năm.

Xét theo giới tính: Lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn và tăng nhanh, cụ thể: Năm

2010, lao động nữ là 129 người (chiếm 57,59%); năm 2011 là 130 người (chiếm 56,52%);năm 2012, lao động nữ là 141 người (chiếm 57,56%); năm 2012 là 172 người (chiếm 59,32%) và năm 2013 173 người (chiếm 59,05%), điều đó là phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công ty khi mở rộng lĩnh vực phục vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hưng Yên, nhu cầu sử dụng lao động nữ làm công việc quét, thu gom rác đường phố tăng cao, do đó lao động nữ công ty chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới.

Lao động nam có tỷ lệ thấp hơn lao động nữ và có sự biến động tăng đều qua các năm, cụ thể: Năm 2010 là 95 người, năm 2011 là 100 người,năm 2012 là 104 người, đến năm 2013 là 118 người (tăng 4,83% so với năm 2012); năm 2014 là 120 người (tăng 0,68% so với năm 2013), lao động nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực điện chiếu sáng công cộng đô thị, cơ khí, đội quản lý công viên cây xanh, điều đó cũng phù hợp với yêu cầu của công ty khi công ty mở rộng địa bàn hoạt động SXKD.

Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng số liệu ta thấy lao động có trình độ

đại học ít có sự biến động, tăng nhẹ và ổn định qua các năm. Năm 2010 là 19 người, năm 2011 là 20 người,năm 2012 là 23 người, đến năm 2013 tăng lên 25 người (tăng 0,69%), năm 2014 không tăng.

Lao động có trình độ cao đẳng lại tăng đều qua các năm. Năm 2010 là 4 người, năm 2011 và năm 2012 không tăng vẫn là 4 người, năm 2013 là 7 người đến năm 2014 tăng lên 11 người (tăng 1,37% so với năm 2010).

Lao động có trình độ trung cấp có sự biến động tăng, giảm qua các năm, cụ thể: Năm 2010 là 9 người, năm 2011 là 10 người, năm 2012 là 13 người, năm 2013 là 16 người (tăng 1,03% so với năm 2012); đến năm 2014 giảm xuống còn 13 người (giảm 1,03% so với năm 2013). Nguyên nhân giảm lao động có trình độ trung cấp

là do người lao động được công ty tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu được giao.

Công nhân kỹ thuật cũng có sự biến động tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến việc tuyển dụng lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc của công ty. Năm 2010 là 22 người, năm 2011 là 26 người, năm 2012 là 31 người, đến năm 2013 là 42 người (tăng 3,79% so với năm 2012), năm 2014 là 43 người (tăng so với 2013 là 0,34%).

Một vấn đề bất cập và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và vẫn có sự biến động tăng đều qua các năm. Năm 2012 lao động chưa qua đào tạo là 174 người, đến năm 2013 tăng lên 200 người (tăng 8,97% so với năm 2012), năm 2014 tăng lên 201 người (tăng 0,34% so với năm 2013).

Như vậy, số lượng lao động công ty tăng nhanh qua các năm nhưng chất lượng lao động của công ty không có biến động tăng nhiều. Với chất lượng lao động như hiện nay, vấn đề mà ban lãnh đạo công ty đặt ra và quan tâm hàng đầu là làm sao để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động tại đơn vị trong thực trạng cán bộ các phòng chuyên môn nghiệp vụ phần lớn được đào tạo nâng cao theo hệ tại chức, chuyên ngành không phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn yếu và thiếu, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Xét theo tính chất công việc: Qua bảng số liệu ta thấy, lao động gián tiếp của công ty chiếm tỷ lệ cao và tăng đều qua các năm. Năm 2010 là 28 người, năm 2011 là 30 người, năm 2012 là 38 người, năm 2013 tăng lên 42 người (tăng 1,38% so với năm 2012), đến năm 2014 tăng lên 46 người (tăng 1,37% so với năm 2013). Như vậy việc sử dụng lao động theo tính chất công việc của công ty chưa đạt hiệu quả. Trong khi quan điểm về sử dụng lao động của công ty là tinh giảm lực lượng lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp thì lao động gián tiếp lại có sự tăng đều qua các năm. Công ty chưa đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ lao động gián tiếp xuống còn 8-10%. Tỷ lệ lao động gián tiếp vẫn còn ở mức cao trên 10%, thực trạng đó ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hưởng đến việc bố trí, sử dụng số lượng lao động dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, hiệu quả hoạt động SXKD không cao.

Trong thực tế, việc sắp xếp, bố trí sử dụng lao động ở một số bộ phận chưa hợp lý, có thời điểm có bộ phận thừa lao động gián tiếp nhưng lại thiếu lao động trực tiếp, hoặc đôi khi do yêu cầu công việc phải điều động lao động giữa các đội dẫn đến thiếu sự ổn định về tổ chức và nhân sự, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính - kế toán Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên

2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán của Công ty

Biên chế hành chính của Phòng Tài chính - Kế toán Công ty bao gồm: Lãnh đạo phòng: 02 người

Nhân viên: 05 người

Phòng Kế toán của Công ty bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng và 5 nhân viên. - Kế toán trưởng : Làm nhiệm vụ tổng hợp và phụ trách chung hướng dẫn các Kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.Sau đó tổng hợp các số liệu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trợ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kế và kiểm soát thường xuyên. Lập báo cáo tài chính cuối kỳ và làm các công tác đối nội, đối ngoại khác.

- Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, kiểm tra hướng dẫ công tác hạch toán kế toán, kiểm tra giá mua các vật tư, nhiên liệu đầu vào.

- Các nhân viên kế toán trong phòng được phân công đảm nhiệm các phần hành kế toán chi tiết theo từng phần hành và có kiêm nhiệm

+ Một nhân viên đảm nhận vai trò kế toán TSCĐ, các nguồn vốn, quan hệ với ngân hàng và kho bạc.

+ Một nhân viên đảm nhận vai trò kế toán đầu tư xây dựng cơ bản, thanh toán tạm ứng, quyết toán thuế đầu vào.

+ Một nhân viên đảm nhiệm vai trò kế toán giá thành, quyết toán thuế đầu ra, kế toán tiêu thụ, xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Một nhân viên đảm nhận vai trò kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Một nhân viên làm thủ quỹ, viết hóa đơn, thống kê văn phòng.

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán tại Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên

2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Tài chính - Kế toán của Công ty a, Chức năng

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tài chính;

- Công tác kế toán - tài vụ; - Công tác quản lý tài sản;

- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;

- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toán Công ty;

b, Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.

- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty.

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.

- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.

Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản trị tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính, kế toán của đơn vị.

- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh toán quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.

- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là đầu mối phối hợp các phòng ban tham mưu khác của đơn vị trong việc mua sắm. thanh lý, nhượng bán … tài sản của Công ty.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị tài chính tại công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị hưng yên (Trang 40 - 46)