Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Môi trường và

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị tài chính tại công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị hưng yên (Trang 87 - 90)

3.1. Định hướng phát triển Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đôthị Hưng Yên nói chung và công tác quản trị tài chính nói riêng. thị Hưng Yên nói chung và công tác quản trị tài chính nói riêng.

3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trìnhđô thị Hưng Yên giai đoạn sắp tới. đô thị Hưng Yên giai đoạn sắp tới.

Những năm tiếp theo của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mà suy thoái kinh tế chưa thấy có dấu hiệu phục hồi, đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên Công ty phải đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện những mục tiêu và biện pháp đã đề ra, cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo xát sao của cấp trên, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên nhất định hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Mục tiêu của Công ty là phát triển ổn định và bền vững, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. Cụ thể:

- Luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng, giữ chữ “tín” với khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên.

- Chủ động đi trước, đón đầu, tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình.

- Lấy con người làm nhân tố chủ đạo để phát triển doanh nghiệp, luôn đoàn kết, tạo không khí làm việc hòa đồng, gắn bó tương hỗ giữa các đồng nghiệp, cùng nhau góp sức xây dựng Công ty phát triển vững mạnh toàn diện.

- Đảm bảo an toàn, hiệu quả, người lao động có thu nhập ổn định. Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh mà cấp trên giao.

- Công ty sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

- Công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng phạm vi và ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện và hiệu quả dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của công ty.

- Thường xuyên thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại mô hình tổ chức và bố trí sản xuất trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, điều kiện sản xuất, quy hoạch kho bãi nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giám sát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, quản lý tốt số lượng và chất lượng, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Triển khai các biện pháp quản lý kỹ thuật cơ bản, công tác định mức nhằm đảm bảo các chỉ tiêu công nghệ tốt hơn. Thực hiện tốt cơ chế giao khoán, quản trị chi phí từ Công ty đến phân xưởng, tổ đội sản xuất và người lao động. Tăng cường công tác kiểm soát chi phí, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

3.1.2.Quan điểm về tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp

* Quan điểm chung

Tăng cường công tác quản trị tài chính trước hết phải xuất phát từ mục tiêu tồn tại và phát triển

Tất yếu của xu hướng phát triển ngành môi trường cũng như tồn tại và phát triển Công ty phụ thuộc rất lớn vào việc quản trị tài chính có hiệu quả hay không. Tất cả các hoạt động của công ty đều liên quan đến vấn đề quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Có một điều vô cùng quan trọng mà không một Công ty nào được phép bỏ qua khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, là phải tính đến yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh như mong muốn ban đầu hay không. Ngay cả khi công ty kinh doanh có lãi cũng có thể xuất hiện trường hợp không đủ khả năng thanh toán. Để công ty có thể tồn tại và phát triển, tri thức quản trị tài chính là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản trị tài chính thì không thể nào nhận ra được tình hình thực tế

của những dự án đầu tư, và các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty.

Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính phải xuất phát từ mục tiêu căn bản là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp không có nghĩa là sự thiếu trách nhiệm đối với xã hội như việc bảo vệ môi trường, trả lương công bằng cho nhân viên,bảo đảm an toàn lao động, đào tạo và nâng cao trình độ người lao động. Công ty phải có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, tránh gây ô nhiễm môi trường và cung cấp cho xã hội các sản phẩm dịch vụ an toàn. Chính trách nhiệm xã hội đòi hỏi các cấp quản lý công ty không chỉ chú trọng đến lợi ích của đơn vị mình mà còn chú trọng đến lợi ích của những đơn vị có liên quan trong xã hội.

Để tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản trị tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước yêu cầu các cơ quan đơn vị quán triệt và thực hiện một số nội dung về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài chính như sau:

Một là, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần nhận thức và quán triệt đầy đủ, sâu sắc yêu cầu về quản lý kinh tế, tài chính trong tình hình hiện nay. Chấp hành nghiêm các chế độ chính sách, quy định về quản lý kinh tế, tài chính ngân sách, việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, tập trung cho thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Hai là, tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách, chi phí sản xuất kinh doanh, có biện pháp tiết kiệm các khoản chi tiếp khách, khuyến mại, hội nghị, khánh tiết… Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, không chấp nhận thanh toán những khoản chi sai chính sách, chế độ, chứng từ hóa đơn không hợp lệ, tổ chức, cá nhân nào chi sai hoặc quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Ba là, đơn vị phải quản lý và sử dụng chặt chẽ, hiệu quả mọi tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị mình. Chấp hành đúng quy định của Nhà nước trong công tác mua sắm vật tư, tài sản, tăng cường quản lý giá và đẩy mạnh thực hiện hình thức

đấu thầu trong mua sắm. Tăng cường quản lý công nợ, khổng để nợ tồn đọng, dây dưa kéo dài, thực hiện nghiêm công tác kiểm kê vật tư, tài sản theo quy định nhằm tránh tổn thất, mất mát, lãng phí và phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ nguồn thu từ hoạt động kinh tế, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong quản lý, sử dụng nguồn thu.

Bốn là, tiếp tục rà soát lại các dự án đầu tư, tập trung các nguồn lực tài chính để ưu tiên đầu tư cho nhiệm vụ môi trường và công trình đô thị,phát triển sản xuất kinh tế, xem xét dừng hoặc giãn tiến độ các công trình chưa cấp thiết hoặc không trực tiếp phục vụ cho sản xuất. Đối với các dự án đang triển khai phải chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý, chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, có biện pháp chống thất thoát lãng phí. Đối với công trình, dự án chuẩn bị triển khai phải thực hiện tốt việc xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, xác định rõ nguồn vốn đầu tư. Các công trình, dự án có sử dụng vốn vay phải phân tích, đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, nếu xét thấy hiệu quả thấp, hoàn vốn chậm thì cương quyết không đầu tư.

Năm là, lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải có biện pháp tăng cường quản lý kinh tế, tài chính tại cơ quan, đơn vị mình, xử lý triệt để hoặc báo cáo Tổng cụ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm, đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra và chịu kỷ luật nếu để xảy ra sai phạm mà không được phát hiện, xử lý kịp thời hoặc có kiểm tra nhưng kết luận, xử lý không đúng quy định của nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị tài chính tại công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị hưng yên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w