Nội dung này được quy định như sau: thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án43.
Tuy nhiên, trong thực tế sẽ có trường hợp thời gian thực hiện thực tế chậm hơn thì liệu rằng có phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu hay không. Khi đó, cần xác định rõ là KHĐT được người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai, thực hiện. Do vậy, khi thực hiện có phát sinh không đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong KHĐT thì chủ đầu tư (là người trình và cũng là người thực hiện) cần báo cáo người duyệt (người có thẩm quyền) xem xét, quyết định. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung nêu tại mục 2.1.2.5. thời gian lựa chọn nhà thầu và nội dung nêu tại mục 2.1.2.7. này theo hướng sau:
Thời gian thực hiện hợp đồng theo khoản 7 Điều 10 Nghị định 85/2009/NĐ- CP là tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Đấu thầu quy định thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng44 (để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu) kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành.
Chính vì vậy, trong mẫu HSMT (do Bộ Kế hoạch & Đầu tư ban hành) quy định “thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày chuyển sang nghĩa vụ bảo hành (nếu có)”. Như vậy thời gian hợp đồng không bao gồm thời gian bảo hành. Khi nhà thầu thực hiện xong hợp đồng thì vẫn còn nghĩa vụ bảo hành (nếu có)45. Như vậy nếu thời gian thực hiện hợp đồng bị kéo dài thì việc này xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, nghĩa là xảy ra sau khi đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với thời gian thực hiện hợp đồng quy định trong KHĐT. Do vậy, vấn đề phụ thuộc vào các điều khoản của hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu, còn việc báo cáo người có thẩm quyền xem xét điều chỉnh KHĐT trong quá trình thực hiện hợp đồng là không còn ý nghĩa.
Ngoài ra, việc phân tích sâu nội dung “thời gian thực hiện hợp đồng” sẽ bộc lộ các bất cập như sau:
43
Khoản 7 Điều 10 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
44
Khoản 3 Điều 55 Luật Đấu thầu năm 2005
45
Chi tiết nêu tại Điều 28 Điều kiện chung của hợp đồng – Thông tư 05/2010/TT-BKHngày 10/2/2010 quy định mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa
“Thời gian thực hiện hợp đồng” là nhóm từ được hiểu theo nghĩa đen, chỉ rõ quãng thời gian mà nhà thầu phải hoàn thành các công việc nêu trong hợp đồng được hai bên (chủ đầu tư và nhà thầu) ký xác nhận. Nó là một nội dung cực kỳ quan trọng đối với mỗi hợp đồng.
Trong Luật Đấu thầu có đề cập đến nhóm từ này ở một số điều (tuy không chi tiết): Thứ nhất, trong KHĐT phải có nội dung “thời gian thực hiện hợp đồng”46 để làm cơ sở đưa vào HSMT và cũng là cơ sở để ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự hài hòa về tiến độ giữa các gói thầu thuộc dự án. “Thời gian thực hiện hợp đồng” của từng gói thầu được đảm bảo thì dự án mới đảm bảo đúng tiến độ vạch ra, mới đảm bảo hiệu quả của toàn bộ dự án. Chính vì tầm quan trọng của nội dung này nên “thời gian thực hiện hợp đồng” phải được người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong KHĐT;
Thứ hai, khi có nhà thầu trúng thầu thì trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu cần bao gồm 4 nội dung, trong đó có nội dung về “thời gian thực hiện hợp đồng”47.
Khoản 7 Điều 10 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định về “thời gian thực hiện hợp đồng”, còn ngày hợp đồng có hiệu lực thì được quy định ở Điều 55 Luật Đấu thầu. Theo đó, hợp đồng chỉ có hiệu lực khi nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng (điều tất nhiên là hai bên đã ký hợp đồng)
Nhưng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng là một khái niệm rộng. Một cách khái quát thì nghĩa vụ chính của từng bên như sau:
Đối với chủ đầu tư: có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng khi các công việc
nhà thầu thực hiện được nghiệm thu;
Đối với nhà thầu: thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng để được nghiệm thu và tiếp đó được thanh toán; thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với gói thầu mua sắm hàng hóa48.
Như vậy, theo Điều 10 Nghị định 85/2009/NĐ-CP thì “thời gian thực hiện hợp đồng” đối với nhà thầu bao gồm cả hai nội dung trên, nghĩa là “thời gian thực hiện hợp đồng” phải tính tới khi nhà thầu hoàn thành trách nhiệm bảo hành.
46
Điểm g khoản 3 Điều 6 Luật Đấu thầu năm 2005
47
Khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu năm 2005
48
Tuy nhiên, trong mẫu HSMT mua sắm hàng hóa đã có sự điều chỉnh kịp thời về cụm từ “thời gian thực hiện hợp đồng”. Tại mục 1 của mẫu HSMT định nghĩa: “thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày
chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có)49”
Qua so sánh giữa định nghĩa trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP và trong mẫu HSMT thấy có sự khác nhau. Tuy nhiên, khi tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thì chỉ sử dụng mẫu HSMT, mọi quy định của Luật, Nghị định đã được cụ thể hóa trong HSMT. Mặt khác, đối với những người tổ chức lựa chọn nhà thầu thì HSMT là căn cứ để đánh giá HSDT, để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Về nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản có tính pháp lý thấp hơn không được mâu thuẫn với văn bản có tính pháp lý cao hơn. Giả định có sự mâu thuẫn giữa mẫu HSMT và Nghị định 85/2009/NĐ-CP nhưng sự mâu thuẫn này vẫn không hoặc chưa được điều chỉnh thì văn bản vẫn có đầy đủ tính pháp lý để thực hiện.
Nội dung bất cập này chưa được điều chỉnh trong Luật Đấu thầu năm 2013, Hy vọng các bất cập này sớm được cơ quan Nhà nước xem xét, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất trong các quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện không phải trả lời những câu hỏi đặt ra của các cơ quan thanh kiểm tra hoặc cơ quan liên quan về nội dung “thời gian thực hiện hợp đồng”.