Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước thực tiễn tại trung tâm thông tin di động khu vực iv (Trang 83)

trong nước

Thứ nhất, cần có quy định chi tiết khi nào một đơn dự thầu được coi là không hợp lệ (hiện đã có quy định chi tiết cho Bảo đảm dự thầu) (đơn dự thầu và bảo đảm dự thầu đều là các nội dung thuộc điều kiện tiên quyết).

Đơn dự thầu hợp lệ/ không hợp lệ liên quan tới việc đánh giá HSDT, đặc biệt liên quan tới các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ HSDT nêu trong HSMT138. Vấn đề đặt ra là khi nào một đơn dự thầu được coi là hợp lệ/ không hợp lệ. Hiện nay, cả Nghị định 85/2009/NĐ-CP lẫn mẫu HSMT ban hành kèm Thông tư 05/2010/TT-BKH đều không quy định chi tiết thế nào là đơn dự thầu không hợp lệ. Do vậy, thực tiễn công tác thì các thành viên có liên quan đến công tác đấu thầu đã vận dụng các quy định khá chi tiết của bảo đảm dự thầu như sau. Trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP và trong mẫu HSMT ban hành kèm Thông tư 05/2010/TT-BKH quy định chi tiết thế nào là một bảo đảm dự thầu không hợp lệ (bảo đảm dự thầu cũng là một yêu cầu quan trọng tương tự như đơn dự thầu). Theo đó, theo quy định, trong bảo đảm dự thầu của nhà thầu chỉ cần có sai sót sẽ dẫn đến bị loại bỏ do không hợp lệ (ví dụ: ghi sai địa chỉ, có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền, thời gian có hiệu lực ngắn hơn, không đúng địa chỉ, không đúng tên gói thầu,…). Đây là một yêu cầu khắt khe vì đấu thầu là một cuộc thi dựa trên quy định

138

Điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 85/2009/NĐ-CPngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; khoản 2 Mục 14 Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

của luật pháp nên khi trong bảo đảm dự thầu chỉ có một nội dung không đáp ứng yêu cầu của HSMT thì không còn giá trị pháp lý nữa. Thực tiễn vận dụng như sau: trong mẫu HSMT có đưa ra mẫu đơn dự thầu (mẫu số 1) để mọi nhà thầu tham gia đấu thầu thực hiện theo. Qua mẫu số 1 thấy ngay những nội dung quan trọng mà nhà thầu phải điền vào và cam kết, cụ thể:

Một là, tên bên mời thầu;

Hai là, tên nhà thầu;

Ba là, tên gói thầu;

Bốn là, giá dự thầu (loại tiền, giá trị);

Năm là, thời gian thực hiện hợp đồng;

Sáu là, cam kết thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng;

Bảy là, thời gian có hiệu lực của HSDT (kể từ thời điểm đóng thầu);

Tám là, chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu và đóng dấu, nếu có.

Tám nội dung nêu trên được coi là ngang nhau. Chỉ cần trong đơn dự thầu không đáp ứng một trong tám nội dung thì đơn dự thầu không đủ căn cứ pháp lý cho việc đánh giá và ký kết hợp đồng sau này trong trường hợp nhà thầu trúng thầu. Với tham chiếu quy định chi tiết về sự không hợp lệ của bảo đảm dự thầu quy định trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP thì đơn dự thầu được coi là không đáp ứng yêu cầu của HSMT khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Trong đơn nêu tám nội dung theo Mẫu đơn nhưng một trong tám nội dung không đáp ứng yêu cầu của Mẫu đơn (tức HSMT);

- Trong đơn bỏ sót một trong tám nội dung theo Mẫu đơn yêu cầu (mẫu số 1). Đơn dự thầu không thuộc danh sách tài liệu mà nhà thầu được bổ sung sau khi mở thầu, trong quá trình đánh giá HSDT vì nó không thuộc nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu139. Do vậy, khi đơn dự thầu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì HSDT sẽ là không hợp lệ và bị loại, không được đánh giá tiếp.

Tuy việc áp dụng như trên có vẻ là cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ theo quy định đối với bên mời thầu (khi đánh giá HSDT) cũng như đối với nhà thầu (nộp HSDT), nhưng vẫn không phải là quy định một cách chính thức trong Luật,

139

Điều 29 Nghị định 85/2009/NĐ-CPngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng

Nghị định, hướng dẫn tại Thông tư. Thiết nghĩ, việc đưa ra quy định chi tiết, đặc biệt là đối với nhóm các điều kiện tiên quyết là rất cần thiết nhằm hai ý nghĩa là cảnh báo đối với nhà thầu (cần nghiêm túc thực hiện khi chuẩn bị HSDT) và có quy định chi tiết để bên mời thầu đánh giá HSDT.

Thứ hai, với quy định về cách tiến hành đánh giá HSDT như đã nêu (Luật Đấu thầu năm 2005) thì không ít trường hợp giá dự thầu của nhà thầu (trong buổi mở thầu) cao hơn giá gói thầu, nhưng sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thì giá dự thầu sẽ giảm đi nhiều và tất nhiên nhà thầu được hưởng theo kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch. Tuy nhiên việc này tạo ra những tiêu cực, cố tình tạo lỗi sai lệch hoặc sửa số liệu nhằm một mục đích nào đó. Tuy rằng trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP, trong mẫu HSMT đều yêu cầu: sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc HSDT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”, việc đánh giá HSDT tiến hành theo bản chụp để đảm bảo tính nguyên trạng của HSDT140 nhưng nếu chỉ quy định như vậy thì chưa đủ để thuyết phục các nhà thầu khi họ tự tin vào chất lượng của HSDT (không có sơ suất dẫn đến bị loại) và có giá thấp nhất trong lễ mở thầu nhưng khi họ nhận được văn bản thông báo kết quả đấu thầu thì nhà thầu trúng thầu lại không phải là họ. Khi đó, bỏ qua khả năng bị loại vì điều kiện tiên quyết (nhà thầu không nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT thì hoàn toàn tự tin là vượt qua bước đánh giá sơ bộ, đánh giá về mặt kỹ thuật) và giả sử rằng gói thầu này là gói thầu quy mô nhỏ (không yêu cầu giá đánh giá, thực tế tại Trung tâm IV thì đa số các gói thầu là gói thầu quy mô nhỏ).

Do vậy, để hạn chế tiêu cực do chỉ có bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản gốc của HSDT, để tránh lãng phí thời gian để xử lý kiến nghị nếu nhà thầu có kiến nghị, tác giả đề xuất giải pháp sau đây: ngoài bên mời thầu, yêu cầu nhà thầu tham dự mở thầu ký xác nhận từng trang bản gốc HSDT của tất cả HSDT được mở. Việc này được thực hiện ngay sau thời điểm mở thầu. Trong trường hợp nhà thầu vì lý do nào đó không ký HSDT thì cần xác nhận vào biên bản mở thầu và nêu lý do. Như vậy, vừa đảm bảo được tính minh bạch, công bằng trong đấu thầu, mà còn tránh lãng phí thời gian xử lý tình huống, kể cả kiến nghị của nhà thầu.

140

Khoản 3 Điều 28 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng

KẾT LUẬN

Đề tài “Pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước – thực tiễn tại Trung tâm Thông tin Di động Khu vực IV” cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước nói chung, tại Trung tâm IV nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Luật Đấu thầu năm 2005 ra đời với các quy định khá chặt chẽ đã tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện lành mạnh hóa công tác lựa chọn nhà thầu, không những đối với các đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu mà còn đối với các đơn vị lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu, và còn đối với các gói thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu khi áp dụng thực hiện theo luật;

Thứ hai, quy định mới của Luật Đấu thầu năm 2013 về mua sắm tập trung góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đấu thầu, bước đầu hình thành dạng đấu thầu chuyên nghiệp; về thương thảo hợp đồng giúp cho bên mời thầu có điều kiện để xác định kinh nghiệm thực của nhà thầu đáp ứng các yêu cầu công việc; về cho phép điều chỉnh HSMT sau khi phát hành và gia hạn thời điểm đóng thầu góp phần không nhỏ vào việc tạo sự linh hoạt cho bên mời thầu khi cần điều chỉnh nội dung HSMT phù hợp với thực tế, đặc biệt là các yêu cầu về kỹ thuật;

Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu

để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong lựa chọn nhà thầu. Tuy đây là nội dung mới được quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013 nhưng là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Thông tin Di động nói chung, Trung tâm Thông tin Di động Khu vực IV nói riêng đã ban hành các quy trình nội bộ gồm Quy trình triển khai nguồn vốn tái đầu tư và Quy trình quản lý và triển khai chi phí sản xuất kinh doanh từ năm 2010, theo đó, cụ thể hóa các quy định của Luật Đấu thầu năm 2005 theo hướng chặt chẽ hơn và phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị. Theo quy định này các nội dung mua sắm tuy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, song là một doanh nghiệp thì phải có quy định nội bộ để lựa chọn Nhà thầu với mục tiêu không khác gì các trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật141.

Thứ tư, trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá trình lựa chọn nhà thầu

nói riêng, các tình huống rất đa dạng, đôi khi rất phức tạp. Việc xử lý tình huống đòi hỏi không chỉ nắm chắc các quy định trong Luật, Nghị định mà còn đòi hỏi phải

141

hiểu được cặn kẽ các nội dung liên quan tới gói thầu (như HSMT, tiêu chuẩn đánh giá, HSDT, các giải thích, làm rõ của nhà thầu…). Như vậy để giải quyết tình huống thì người trong cuộc (trực tiếp tham gia lựa chọn nhà thầu) có nhiều thuận lợi hơn người không trực tiếp tham gia. Đây có lẽ là lý do để Luật số 38 điều chỉnh trách nhiệm xử lý tình huống trong đấu thầu. Trước đây người có thẩm quyền quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu142, nhưng trong Luật số 38 lại chuyển nhiệm vụ này từ người có thẩm quyền sang chủ đầu tư143. Theo đó, từ ngày 1/8/2009 (khi Luật số 38 có hiệu lực thi hành) thì chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP (hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2009) đưa ra 14 tình huống cùng với cách xử lý. Đây được coi là các tình huống cơ bản, do vậy, ở cuối Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định ngoài 14 trường hợp đã nêu, khi phát sinh thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Việc xử lý cần dựa vào Luật Đấu thầu và các quy định liên quan nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu của Luật Đấu thầu để mọi người liên quan thừa nhận là công bằng, minh bạch, cạnh tranh và có hiệu quả.

Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ góp phần hữu ích vào hoạt động đấu thầu tại Việt Nam nói chung, tại Trung tâm IV nói riêng. Đồng thời, các phân tích tình huống thực tế và cách xử lý các vấn đề liên quan đến công tác đấu thầu sẽ là tài liệu tham khảo đối với các bạn sinh viên khóa sau khi nghiên cứu các nội dung liên quan đến vấn đề này.

142

Điều 60 Luật Đấu thầu năm 2005

143

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:

1. Luật Đấu thầu năm 2005

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12

3. Luật Đấu thầu năm 2013

4. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng

5. Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng 6. Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư quy định mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

7. Thông tư 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu

8. Thông tư 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp

9. Thông tư 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về chứng chỉ đấu thầu

10.Thông tư 11/2010/TT-BKH ngày 27/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh

11.Thông tư liên tịch 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về đăng tải thông tin trên Báo Đấu thầu

12.Thông tư 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục sách, báo, tạp chí, báo cáo nội bộ, quy trình nội bộ

1. Báo Đấu thầu: Nhận diện gian lận trong đấu thầu, số 77, 2014, tr. 3 2. Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết, số 39, 2014, tr. 1

3. Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết, số 75, 2014, tr. 1 4. Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết, số 79, 2014, tr. 1 5. Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết, số 80, 2014, tr. 1

6. Báo cáo nội bộ Trung tâm IV gửi Công ty Thông tin Di động về việc báo cáo tiết kiệm trong đấu thầu năm 2013

7. Quyết định 1291/QĐ-VMS-TCKT ngày 11/9/2012 của Chủ tịch Công ty Thông tin Di động về việc ban hành quy định về quản lý và thực hiện nguồn chi phí sản xuất kinh doanh

8. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 mục 8.5.2. Hành động khắc phục, mục 8.5.3. Hành động phòng ngừa

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Trang tin Báo Đấu thầu: Thông đồng dự thầu? http://muasamcong.vn/danh-muc- tin/detail/thong-dong-du-thau [truy cập ngày 15/3/2014]

2. Trang Thông tin đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu

PHỤ LỤC 1.

MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU CHÀO HÀNG CẠNH TRANH BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ 11/2010/TT-BKH NGÀY 27/5/2010

MẪU A

MẪU B

Từ ngữ viết tắt……… 4

A. Chỉ dẫn đối với nhà thầu……….. 5

B. Yêu cầu về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá.….……….. 9

C. Biểu mẫu.……… 10

Mẫu số 1. Đơn chào hàng……….. 10

Mẫu số 2. Giấy ủy quyền………. 11

Mẫu số 3. Thỏa thuận liên danh……… 12

Mẫu số 4. Biểu giá chào……….. 14

D. Dự thảo hợp đồng.……….. 15

A. Yêu cầu chào hàng....………. 4

B. Hồ sơ đề xuất ………...……… 5

Mẫu số 1. Đơn chào hàng……….. 6

Mẫu số 2. Giấy ủy quyền……….. 7

Mẫu số 3. Biểu giá chào……… 8

PHỤ LỤC 2.

QUYẾT ĐỊNH 1291/QĐ-VMS-TCKT NGÀY 11/9/2012 CỦA CHỦ TỊCH CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước thực tiễn tại trung tâm thông tin di động khu vực iv (Trang 83)