Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu cũng như phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu; Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
Chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc phải được giám sát khi thực hiện, chủ đầu tư phải lựa chọn tư vấn giám sát theo quy định; trong trường hợp không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu,
106
Điều 55 Luật Đấu thầu năm 2005
107
vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng. Trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất không bắt buộc phải thuê tư vấn giám sát.
Chủ đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ.
Nhà thầu tư vấn giám sát có nhiệm vụ sau đây: Giám sát việc thực hiện gói thầu của chủ đầu tư theo đúng phương án, giải pháp thực hiện mà chủ đầu tư đã đưa ra; Kiểm tra các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị dùng cho gói thầu; Nghiệm thu khối lượng công việc do chủ đầu tư thực hiện làm cơ sở cho việc thanh toán108.
Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu tư bị đánh giá là không đủ năng lực tự thực hiện gói thầu và vi phạm nội dung “Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu”109.
2.3.7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.110
4. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Nhà thầu cần tận dụng các quy định về kiến nghị để nêu thắc mắc, nêu kiến nghị trong quá trình đấu thầu, yêu cầu làm rõ hoặc yêu cầu chuẩn xác các nội dung không bình thường trong HSDT.
2.4.1. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Kiến nghị của nhà thầu chỉ có thể được xem xét, giải quyết khi đáp ứng các điều kiện sau: Kiến nghị phải là của nhà thầu tham gia đấu thầu; Đơn kiến nghị phải
108
Điều 44 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
109
khoản 14 Điều 12 Luật Đấu thầu năm 2005
110
có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có); Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị trong thời gian quy định như sau: đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu; đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu; Nội dung kiến nghị đó chưa từng được nhà thầu đưa trong nội dung đơn kiện ra Tòa án.
Kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu khi gửi tới người có thẩm quyền, nhà thầu phải nộp một khoản chi phí là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng111 cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu trong hồ sơ mời thầu; trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới112.
2.4.2. Giải quyết kiến nghị
Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án. Thời hạn giải quyết kiến nghị được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị
Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu trên.
Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản113.
111
Khoản 3 Điều 6 Nghị định 85/2009/NĐ-CPhướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
112
Điều 60 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
113
Điều 61 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA TRONG NƯỚC THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC IV
Chương này nêu thực trạng đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước, thực tiễn công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước tại Trung tâm Thông tin Di động Khu vực IV (trong đó đề cập đến một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác đấu thầu, có thể áp dụng vào thực tế cho các thành viên có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu), trong đó tập trung phân tích một số vấn đề sau: năng lực của bên mời thầu/ cán bộ tham gia lựa chọn nhà thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, đấu thầu tập trung và ban hành quy định lựa chọn nhà thầu đối với doanh nghiệp nhà nước.
3.1. Thực trạng đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước
Nhìn chung, công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước (đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu), nguồn vốn của các tổ chức có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu nhưng lựa chọn áp dụng Luật, tăng cường tính công khai, minh bạch và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu, từ đó nâng cao chất lượng thiết bị, hàng hóa mua sắm. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu thầu vẫn còn tồn tại các vấn đề như sau:
3.1.1. Gian lận trong đấu thầu
Gian lận trong đấu thầu phát sinh nhiều trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu, thường bao gồm các hành vi sau đây:
3.1.1.1. Thông thầu
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết đối với hành vi thông thầu là giá trúng thầu quá cao so với giá dự toán, cao so với các biểu giá đã được công bố, so với các công việc tương tự khác. Mặt khác, tình trạng một số nhà thầu thay phiên nhau trúng thầu, có sự phân chia theo công việc, loại hình công việc hoặc khu vực địa lý; các nhà thầu không trúng thầu được thuê làm nhà thầu phụ đều là các tình trạng phổ biến trong đấu thầu nói chung, đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng.
Ngoài ra, có một công thức chung khi các nhà thầu thông đồng là trong số các nhà thầu tham dự có nhà thầu chào giá quá cao, chào giá quá sát với giá dự toán của
gói thầu hoặc chào giá quá giống nhau. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp các nhà thầu chào giá quá xa nhau (nhà thầu nào đó chào giá quá cao, một số nhà thầu khác lại chào giá quá thấp) hay giá dự thầu của một số nhà thầu là những con số quá tròn (biểu hiện của sự sắp đặt) hoặc có nhà thầu lại tự đánh trượt mình bằng những lỗi sơ suất không đáng có như cố tình nộp một HSDT không hoàn chỉnh hoặc nộp nhầm một HSDT khác. Lại có các trường hợp có sự liên hệ ngẫu nhiên nào đó giữa các nhà thầu như các nhà thầu sử dụng chung một địa chỉ, có chung nhân viên tham gia vào đấu thầu, cùng sử dụng một số điện thoại,…
Theo ông Trần Văn Tuấn, một cán bộ đang làm việc tại Thanh tra Chính phủ cho biết, thực tế kiểm tra đã cho thấy thông thầu là sai phạm phổ biến trong nhiều dự án, nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu nhưng thực chất chỉ có một nhà thầu, ở đây nhà thầu này đã mượn tư cách của các nhà thầu khác để đấu thầu. Và trên thực tế, còn có sự thông đồng giữa chủ đầu tư/ bên mời thầu với nhà thầu dẫn đến công tác mời thầu, tổ chức đấu thầu và chấm thầu của chủ đầu tư/ bên mời thầu không minh bạch114.
3.1.1.2. Loại các nhà thầu có năng lực
Một trong những cách phổ biến mà chủ đầu tư/ bên mời thầu dùng để loại bỏ các nhà thầu được xem là có năng lực là thông số kỹ thuật được nêu ra tỉ mỉ một cách bất hợp lý, nhiều trường hợp trong HSMT nêu thông số kỹ thuật chỉ có một nhà thầu duy nhất có thể đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, chủ đầu tư/ bên mời thầu thường đưa ra quy định về thời gian chuẩn bị HSDT quá ngắn, hoặc đồng thời không đăng tải thông báo mời thầu một cách hợp lý, ví dụ như chỉ đăng trên các tờ báo địa phương, thậm chí không đăng tải thông báo mời thầu để các nhà thầu biết được những thông tin về dự án, gói thầu. Trong các trường hợp trên thì việc lựa chọn nhà thầu đã diễn ra bất hợp lý, không dựa trên cơ sở cạnh tranh.
3.1.2. Năng lực của bên mời thầu còn hạn chế, cần nâng cao yêu cầu đối với
cán bộ tham gia lựa chọn nhà thầu
Kể từ khi Luật Đấu thầu năm 2005 có hiệu lực vào năm 2006, qua Nghị định 85/2009/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn thi hành, cho đến Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 quy định về đăng tải thông tin trên Báo Đấu thầu, cho đến nay đã được một thời gian đủ dài để các đơn vị có liên quan tập huấn, công tác thực tế, rút kinh nghiệm về công tác đấu thầu, nhưng đến nay vẫn còn trường hợp gửi thông báo mời thầu, mời chào hàng,… không hợp lệ. Một vài
114
thông tin được được tải công khai trên Báo Đấu thầu như sau: Trong số 127 phiếu đăng ký thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng,… của các đơn vị gửi đến Báo Đấu thầu ngày 18 tháng 4 năm 2014, có đến 03 phiếu đăng ký chưa hợp lệ không được đăng tải do các lỗi rất cơ bản như sau:
Thời gian bán HSMT sai quy định: trong phiếu đăng ký thông báo mời thầu gói thầu MSHH có giá gói thầu trên 5 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) dự kiến bán HSMT từ ngày 21/4/2014. Trường Trung học chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Vĩnh Long) thông báo mời thầu gói thầu xây lắp có giá gói thầu dưới 8 tỷ đồng, dự kiến bán HSMT từ ngày 21/4/2014 đến 2/5/2014, trong khi đóng thầu ngày 12/5/2014. Hai đơn vị này cần biết thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành HSMT. Đối với gói thầu quy mô nhỏ thì “HSMT được phát hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu115”.
Thực hiện đóng, mở thầu sai quy định: Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông
khuyến ngư Thái Bình thông báo mời thầu gói thầu MSHH, dự kiến đóng thầu ngày 9/5/2014, trong khi mở thầu ngày 12/5/2014116. Đơn vị này cần biết “việc mở thầu
được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu117”
Ngoài ra, các số Báo Đấu thầu khác cũng đăng tải các thông tin số lượng phiếu đăng ký thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng,… không hợp lệ như sau: 5/153118, 2/165119, 5/118120,… (tỷ lệ số lượng phiếu đăng ký không hợp lệ/ tổng số phiếu đăng ký gửi đến Báo Đấu thầu).
Do vậy, điều tất yếu là phải nâng cao yêu cầu đối với cán bộ tham gia lựa chọn nhà thầu, nội dung này đã được quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013 yêu cầu đối với từng cá nhân tham gia lập, đánh giá các loại hồ sơ thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, Ban quản lý dự án chuyên nghiệp ngoài chứng chỉ đào tạo về đấu thầu còn phải có “chứng chỉ hành
115
Điểm a khoản 2 Điều 33 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
116
Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết,, số 79, 2014, tr. 1
117
khoản 3 Điều 28 Nghị định 85/2009/NĐ-CPhướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
118
Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết,, số 80, 2014, tr. 1
119
Báo Đấu thầu: Bên mời thầu cần biết,, số 75, 2014, tr. 1
120
nghề hoạt động đấu thầu”121, trong khi Luật Đấu thầu năm 2005 chỉ yêu cầu từng cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có chứng chỉ về đấu thầu (thông qua các khóa đào tạo). Trường hợp đơn vị có quá ít gói thầu cần thực hiện trong khoảng thời gian dài thì khả năng áp dụng kiến thức từ các văn bản pháp luật, các đợt tập huấn vào thực tiễn không nhiều, do vậy, chỉ mới ở giai đoạn thông báo mời thầu đã mắc phải các lỗi như trên thì các bước tiếp theo với rất nhiều tình huống phải xử lý mang tính chuyên môn cao, khả năng xảy ra sai sót là không thể tránh khỏi, đôi khi không thể khắc phục gây hậu quả đáng tiếc.
3.2. Thực tiễn đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước tại Trung tâm Thông tin Di động Khu vực IV (gọi tắt là Trung tâm IV)
Trung tâm IV là đơn vị trực thuộc Công ty Thông tin Di động (khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone), được thành lập năm 2006 với lĩnh vực hoạt động là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ về thông tin di động. Trung tâm IV quản lý địa bàn