Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Chất lượng tuyển dụng tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 618 luận văn ths 2015 (Trang 39)

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Sử dụng một phiếu điều tra phỏng vấn về tình hình tuyển dụng và công tác tuyển dụng trong doanh nghiệp

- Xây dựng phiếu điều tra:

- Mục đích: Nhằm thu thập những thông tin về tình hình thực hiện công tác tuyển dụng trong công ty

+Đối tƣợng: Là những ngƣời có trình độ chuyên môn và chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng trong công ty nhằm thu đƣợc những thông tin chính xác, đáng tin cậy về vấn đề nghiên cứu nhƣ: Giám đốc công ty, Trƣởng phòng nhân sự và các thành viên chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng

+ Nội dung: Mỗi phiếu điều tra gồm 2 phần mỗi phần gồm 7 câu hỏi. Phần 1: Hỏi về nội dung công tác tuyển dụng trong công ty

Phần 2: Hỏi về kết quả hoạt động tuyển dụng trong công ty

+ Hình thức hỏi: Các câu hỏi đƣợc đƣa ra dƣới dạng trắc nghiệm, lựa chọn có liệt kê các phƣơng án trả lời và câu hỏi ở dạng trả lời cụ thể.

+ Phƣơng án trả lời: có thể chọn đúng , sai hoặc lựa chọn phƣơng án trả lời theo các ý liệt kê.

- Tiến hành điều tra:

+ Phát phiếu điều tra: trong khoản thời gian quy định gặp gỡ và phát phiếu điều tra cho các đối tƣợng.

+ Thu phiếu điều tra: Sau khi các phiếu điều tra đã đƣợc trả lời, tiến hành thu lại từ các đối tƣợng đƣợc hỏi để tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết đề tài.

- Tổng hợp phiếu điều tra:

+ Tổng hợp các phiếu điều tra thành bảng kết quả điều tra về tình hình tuyển dụng của công ty

+ Thu thập, chọn lọc các ý kiến khác nhau của từng đối tƣợng phỏng vấn về một vấn đề đƣợc hỏi sau đó tổng hợp lại và đƣa ra ý kiến đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.

Về cơ bản có hai phƣơng pháp thu thập thông tin là điều tra trực tiếp hoặc quan sát. Việc điều tra trực tiếp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn tuy nhiên trong vài trƣờng hợp phƣơng pháp quan sát cũng đƣợc sử dụng.

- Phƣơng pháp quan sát: phƣơng pháp này bao gồm việc ghi lại thông tin không phụ thuộc vào câu trả lời hay trí nhớ của đối tƣợng nghiên cứu. Là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng nghiên cứu từ chối trả lời. Việc quan sát cũng phù hợp khi đối tƣợng nghiên cứu có xu hƣớng trả lời sai sự thật khi đƣợc hỏi trực tiếp. Ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp này để quan sát và thu thập những thông tin cần thiết về chất lƣợng cũng nhƣ thái độ làm việc của các thành viên trong công ty qua đó thấy đƣợc thực trạng công tác tuyển dụng của công ty trong thời gian qua. Bên cạnh đó qua quan sát ngƣời viết còn thấy đƣợc văn hoá ứng sử của các thành viên trong công ty, mối quan hệ các thành viên khi họ đƣợc giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm. Ngƣời viết muốn qua quan sát có thể thấy đƣợc một cách rõ nhất thái độ cũng nhƣ cách thức làm việc của các thành viên để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp góp phần làm tăng hiệu quả công việc bằng cách nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng.

- Phƣơng pháp phỏng vấn: Là phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tƣợng đƣợc chọn. Đây là phƣơng pháp duy nhất để biết đƣợc ý kiến, dự định của đối tƣợng phỏng vấn. Tuy nhiên phƣơng pháp

phỏng vấn cũng có những nhƣợc điểm nhất định đó là chi phí cao, tốn kém thời gian và nhiều khi ngƣời đƣợc phỏng vấn không trả lời hoặc trả lời không trung thực

- Phƣơng pháp điều tra trực tiếp: Thông tin đƣợc thu thập bằng việc hỏi trực tiếp đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này bao gồm ba hình thức chính: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hoặc trả lời bản câu hỏi nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Là phƣơng pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Loại dữ liệu này có nguồn gốc từ dữ liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận. Các nguồn tài liệu thứ cấp nhƣ : sách giáo khoa, báo trí, tập san chuyên đề, tạp chí, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, thông tin thống kê…Nhờ có phƣơng pháp này mà ngƣời viết đã thu thập đƣợc rất nhiều tài liệu phong phú giúp ích cho việc hoàn thiện đề tài của mình. Ngƣời viết sử dụng nguồn tài liệu chính từ sách báo và internet để tổng hợp và nghiên cứu nhằm phục vụ cho bài viết của mình đƣợc hoàn chỉnh hơn.

2.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thế của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố, từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc những vấn đề phức tạp trong đối tƣợng nghiên cứu.

Khi đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu mà muốn hiểu đƣợc bản chất của đối tƣợng chúng ta cần phân chia nó để có thể thông qua cái riêng tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng tìm ra đƣợc bản chất của đối tƣợng

+ Xác định tiêu thức để phân chia + Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu

+Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung. Tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản chất sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

CHƢƠNG III

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ XD 618

3.1. Những nét chính về công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ xây dựng 618 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Công ty Cổ phần tƣ vấn đầu tƣ Xây dựng 618 tiền thân là Công ty TNHH Hồng Dƣơng đƣợc thành lập từ năm 2002 theo quyết định số 1902000171 của sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Vĩnh phúc.

Địa chỉ tại : số 6 ngõ 18 Đƣờng Mê Linh, Phƣờng Liên Bảo, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Tổng số vốn ban đầu của công ty là 6.180.000.000 VNĐ Mã số thuế : 2500213289

Email: vp618jsc@gmail.com

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

 Đóng, sửa chữa tầu

 Thiết kế phƣơng tiện vận tải thuỷ nội địa

 Xây dựng công trình giao thông

 Vận tải hành khách, vận tải hàng hoá đƣờng bộ

 Tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng đối với công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp

 Thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông

 Thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông

 Tƣ vấn giám sát thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp

Trong quá trình phát triển của mình từ khi mới thành lập công ty hoạt động kinh doanh chính của công ty là về vận tải. Năm 2007 Công ty chuyển sang hình thức công ty Cổ phần lấy tên là Công ty Cổ phần tƣ vấn đầu tƣ Xây dựng 618 và đƣa các lĩnh vực tƣ vấn, thiết kế, xây dựng, giám sát vào hoạt động kinh doanh chính. Mới ngày đầu chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần, cơ sở còn nghèo nàn, số lƣợng nhân viên ít, nguồn vốn còn hạn hẹp. Hiện nay công ty đã có cơ sở hiện đại, quy mô đƣợc mở rộng, trang thiết bị tiên tiến với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nguồn vốn tƣơng đối dồi dào…Trong suốt thời gian đó Công ty đã tham gia vào thiết kế, xây dựng, giám sát nhiều công trình giao thông và đƣợc đánh giá cao từ chủ đầu tƣ.

Công ty luôn đề ra nhiệm vụ phải đảm bảo kinh doanh có lãi, phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh là mục tiêu quan trọng nhất. Phải hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch công ty đã đề ra. Bên cạnh đó phải khai thác, tận dụng những tiềm năng hiện có một cách triệt để nhằm tăng doanh số và lợi nhuận cho Công ty, thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán và nghĩa vụ thuế ngân sách nhà nƣớc. Về mặt xã hội Công ty luôn đảm bảo đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cũng nhƣ tay nghề của nhân viên.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty

3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy Công ty Cổ phần tƣ vấn đầu tƣ xây dựng 618

(nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 618)

3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

*Chức năng nhiệm vụ phòng nhân sự

Chức năng:

- Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc Ban lãnh đạo Công ty về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy định của nhà nƣớc và nội quy, quy chế của Công ty.Tƣ vấn cho lãnh đạo Công ty về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân sự, công tác. Tƣ vấn về tiền lƣơng, thƣởng, các chế độ phúc lợi, y tế, an toàn và các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động theo quy định.

GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1 ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 2 PHÒNG

TÀI CHÍNH

- Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự - Quản trị tiền lƣơng

Nhiệm vụ:

- Đƣa ra quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và triển khai kế hoạch lao động, đào tạo hàng năm theo định hƣớng của Công ty, có kế hoạch tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên mới

- Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, bồi dƣỡng đào tạo đội ngũ kế cận, giúp giám đốc nhận xét cán bộ hàng năm.

- Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, an toàn vệ sinh lao động cho ngƣời lao động theo quy định hiện hành của nhà nƣớc và Công ty

- Giúp Giám đốc tổ chức bộ máy, sắp xếp, quản lý nhân sự nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Công ty

- Lƣu lại và quản lý thông tin của các nhân viên, mối quan hệ giữa các nhân viên trong công việc, thông tin về nhân sự trong công ty

- Các nhiệm vụ khác đƣợc lãnh đạo phân công

*Phòng tổ chức hành chính

Chức năng:

- Tham mƣu giúp việc cho giám đốc Công ty trong công tác xây dựng bộ máy tổ chức hành chính, điều chỉnh quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nhiệm vụ:

- Bố trí sắp xếp thời gian làm việc cho Ban giám đốc và các phòng ban của Công ty.

- Quản lý công việc hành chính của Công ty: Quản lý các hồ sơ công văn, giấy tờ và con dấu của Công ty.

- Quản lý tài sản của Công ty, mua sắm quản lý các trang thiết bị cho cơ quan.

- Lên lịch làm việc cho Ban giám đốc, ghi chép biên bản trong các cuộc họp giao ban.

*Phòng kế toán tài chính

Chức năng:

- Tham mƣu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh tế tài chính của Công ty.

Nhiệm vụ:

- Quản lý chặt chẽ tiền vốn, tài sản đƣợc giao theo đúng pháp lệnh tài chính và các quy định của Công ty

- Thực hiện thanh toán và chi trả tiền nguyên vật liệu, nhân công…và các khoản dịch vụ mua ngoài khác do Công ty đảm nhận.

- Theo dõi công nợ với các đối tác. Đôn đốc công nợ, không để công nợ quá hạn, nợ khó đòi.

- Lập và gửi báo cáo, quyết toán định kỳ tháng, quý, năm tới cơ quan quản lý cấp trên.

- Cung cấp thông tin kinh tế tài chính và các số liệu liên quan theo đúng quy định hiện hành của nhà nƣớc.

- Trực tiếp theo dõi và hạch toán thống kê theo đúng pháp lệnh kế toán Việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Mở sổ sách kế toán thống kê theo dõi và hoạch toán đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cụ thể.

*Phòng kỹ thuật

Chức năng:

- Tham mƣu cho giám đốc trong các hoạt động nhƣ quản lý khối lƣợng, chất lƣợng, kỹ thuật, an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống thiên tai theo quy định nhà nƣớc.

Nhiệm vụ :

- Kiểm tra dự toán, quyết toán các công trình do Công ty thực hiện và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

- Soạn thảo, đôn đốc thực hiện các quy định quản lý kỹ thuật, chất lƣợng trong xây lắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra ngăn ngừa các sai phạm trong thiết kế, thi công. Tham mƣu đề suất phƣơng án xử lý những sai phạm để không ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình.

- Lập hồ sơ, quản lý thiết bị máy móc thi công của Công ty.Quản lý hồ sơ các thiết bị máy móc mà công ty trang bị, hƣớng dẫn các đơn vị trong việc quản lý sử dụng máy thi công.

*Phòng quản lý dự án

Chức năng :

- Giúp Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hoạt động để tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh.

Nhiệm vụ :

- Tổ chức lập các dự án đầu tƣ, xác định nguồn gốc vốn đầu tƣ.

- Lập kế hoạch vốn và huy động các nguồn phù hợp với việc phát triển dự án.

- Giúp cho Giám đốc trong công tác nhận thầu và đấu thầu các công trình.

3.1.2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty

Quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là mối quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Công ty.

Khi có vƣớng mắc gì, các phòng ban sẽ trực tiếp giải quyết trên tinh thần giữ vững đoàn kết nội bộ, nếu không giải quyết đƣợc sẽ trình lên Giám đốc công ty giải quyết và quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng.

Quan hệ giữa trƣởng phòng với nhân viên: Trƣởng phòng trực tiếp phân công nhiệm vụ cho các nhân viên và có trách nhiệm đôn đốc hƣớng dẫn nhân viên của mình hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Nhân viên có trách nhiệm trƣớc trƣởng phòng với công việc đƣợc giao, có trách nhiệm báo cáo với trƣởng phòng về kết quả cũng nhƣ những vƣớng mắc khó khăn trong công việc.

3.2. Phân tích và đánh giá công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ xd 618 đầu tƣ xd 618

3.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng tại công ty 618

Trong quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp, sẽ có rất nhiều những yếu tố tác động đến và có thể làm cho quá trình tuyển dụng không đƣợc chính xác, không phản ánh đúng năng lực của ứng viên. Các yếu tố đó ta có thể tập hợp thành hai nhóm nhân tố: đó là nhóm các yếu tố thuộc môi

Một phần của tài liệu Chất lượng tuyển dụng tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 618 luận văn ths 2015 (Trang 39)