Biến động đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 75 - 79)

* Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp giảm 1134,69 ha, từ 11165,89 ha năm 2010 đến năm 2020 xuống còn 10031,2 ha, giảm

gấp 3,5 lần so với giai đoạn 2000-2010. Trong đó: Đất bằng trồng cây hàng năm giảm 1035,51 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 32,02 ha, đất nuôi trồng thủy sản 11,75 ha,....

Theo phương án quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp giảm cũng do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp (chủ yếu chuyển mục đích sang đất khu công nghiệp (279,93 ha), đất hạ tầng (324,33 ha), đất ở tại nông thôn (251,8 ha), đất cơ sở sản xuất kinh doanh (161,26 ha),...)

Diện tích đất nông nghiệp giảm, chuyển sang đất khu công nghiệp chủ yếu tập trung tại xã Đại Xuyên; chuyển sang đất thăm dò và khai thác khoáng sản chủ yếu tập trung ở các xã ven sông Hồng như xã Quang Lãng, xã Khai Thái, xã Hồng Thái, xã Văn Nhân, thị trấn Phú Minh; chuyển sang đất ở đô thị chủ yếu tập trung tại thị trấn Phú Xuyên và thị trấn Phú Minh.

* Nhận xét về tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2014 so với 5 năm kỳ đầu 2011-2015:

Bảng 2.14: Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2010 - 2014

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích 2010

So với năm 2014 So với phƣơng án đến năm 2015 So với phƣơng án đến năm 2020 Diện tích 2014 Tăng(+) giảm(-) Diện tích 2015 Tăng(+) giảm(-) Diện tích 2020 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 11165,89 11128,74 -37,75 10568,8 -597,09 10031,2 -1134,69 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.881,97 9821,94 -59,5 9250,44 -631,53 8814,44 -1067,53 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.778,05 9717,49 -60,56 9146,52 -631,53 8742,54 -1035,51 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9.108,61 9044,50 -64,11 8553,42 -555,19 8232,7 -875,91 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 669,44 672,99 3,55 593,1 -76,34 509,84 -159,60

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 103,92 103,92 0 103,92 0 71,9 -32,02

2 Đất lâm nghiệp LNP

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 789,35 807,85 18,5 780,82 -8,53 777,6 -11,75

4 Đất làm muối LMU

- Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì giai đoạn 2011- 2020 toàn bộ các loại đất nông nghiệp đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, 4 năm đầu thực hiện, diện tích mới chỉ giảm 37,75 ha so với năm 2010 và mới chỉ đạt 6,3% so với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015. Điều này lý giải là tại vì 3 năm đầu của giai đoạn (2011-2013), các dự án chưa được triển khai vì chưa có căn cứ pháp lý chính thống là quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 (đến đầu năm 2014 Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên giai đoạn 2011-2020 mới được thành phố Hà Nội phê duyệt). Dự báo chính quyền địa phương trong thời gian tới cần có những điều chỉnh cụ thể nhằm đạt được kế hoạch cũng như sự nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch cho sát với khả năng thực thi và tình hình thực tế tại địa phương.

- Đất trồng lúa hiện chiếm 93% diện tích đất trồng cây hàng năm, chiếm 81,3 % đất nông nghiệp; như vậy sản xuất ngành trồng trọt của huyện Phú Xuyên vẫn chủ yếu là cây lúa nước và một số cây rau, màu. Trong những năm qua diện tích lúa 1 vụ giảm, diện tích 2, 3 vụ tăng; diện tích các cây công nghiệp, rau mầu từng bước mở rộng tạo sản phẩm hàng hoá, tăng hiệu quả kinh tế, tuy mới chiếm 7% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Nét nổi bật trong khai thác và sử dụng đất nông nghiệp là huyện đã có chủ trương dồn điền đổi thửa, dồn nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn (mỗi hộ có từ 1 đến 2 thửa) và tạo mọi điều kiện để chuyển diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng mô hình sản xuất trang trại kết hợp giữa nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi và trồng cây ăn quả, phát huy thế mạnh tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Trong nông nghiệp, đã coi trọng việc đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đã thực hiện thành công chương trình hóa giống lúa, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao vào sản xuất.

- Tập quán khai thác và sử dụng đất trong nông nghiệp vẫn mang nặng của tư duy sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp theo xu thế chung của vùng đồng bằng bắc bộ; chưa tập trung đầu tư để hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá cao phù hợp với tiềm năng đất đai. Việc canh tác sản xuất nông nghiệp hiện nay phải thâm canh tăng vụ và sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao. Do đó phải sử dụng ngày

càng tăng lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, đây là một nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường đất và nước, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Biện pháp khắc phục là phải chủ động nước tưới, quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như sản xuất rau sạch ở những nơi có điều kiện, tăng cường công tác khuyến nông.

Nhìn chung, trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (88%), quy mô đất sản xuất nông nghiệp phân bố không đều giữa các địa phương. Đất sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng được khai thác triệt để và có hiệu quả hơn, các cây trồng mang lại giá trị sản phẩm hàng hóa và hiệu quả kinh tế cao như rau sạch. Thực tế sản xuất những năm gần đây cho thấy việc khai thác và sử dụng đất cây hàng năm đã hợp lý hơn. Diện tích gieo trồng, hệ số sử dụng đất, năng suất sản lượng cây trồng đều tăng khá hơn so với năm 2010, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống những hộ làm nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: Diện tích ruộng 3 vụ còn thấp, năng suất cây trồng chưa thực sự ổn định do ảnh hưởng của thời tiết, chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, độc canh lúa vẫn là chủ yếu, kinh tế thu nhập thấp. Tình trạng đất canh tác còn manh mún là phổ biến, khó khăn trong việc đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đây là đặc thù quan trọng chi phối trong quản lý và sử dụng đất canh tác của huyện cần phải tính toán trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 75 - 79)