Mục tiêu phát triển về xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 101)

- Đến năm 2015 có trên 40% số xã, năm 2020 có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm dưới 1% trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020.

- Mỗi năm giải quyết việc làm cho 3- 4 nghìn lao động.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoàn thành phổ cập bậc trung học. Đến năm 2020 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 2%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2015 có: 90% số làng, 95% số hộ trở lên và trên 50% cơ quan đạt tiêu chí văn hóa. Đến năm 2020 có 95% số làng, 95% số hộ và trên 80% đơn vị đạt tiêu chí văn hóa.

3.1.3. Mục tiêu bảo vệ môi trƣờng.

Mục tiêu đến năm 2015: Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề, có 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 60% số dân được sử dụng nước sạch, có 100% số xã thành lập tổ thu gom rác và 60% rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình hợp vệ sinh có kiểm soát, có trên 30% số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý chất thải.

Mục tiêu đến năm 2020: 100% số hộ được sử dụng nước sạch (theo tiêu chuẩn kỹ quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02: 2009/Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009);

100% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ xã, thị trấn được xử lý rác thải sinh hoạt đạt từ 80% trở lên.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN HUYỆN PHÚ XUYÊN

Những quan điểm về sử dụng đất ngày này trên thế giới đã có những thay đổi đáng kể do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật rất mạnh mẽ và sự gia tăng dân số bùng nổ ở nhiều nước trên các châu lục đông dân đã tạo ra những sức ép mới về đất đai. Trong nền kinh tế thị trường, đất đai thực sự là một hàng hóa mà xét trong thời gian đủ dài thì giá đất chỉ tăng và tăng mạnh. Tuy nhiên cần nghiên cứu để thấy rõ đất đai không chỉ có vài trò như một hàng hóa thông dụng mà có rất nhiều tính chất riêng biệt độc đáo nên nếu đề cập góc độ thị trường thì đất đai cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Do đó dù ở bất kỳ chế độ chính trị xã hội nào đất đai cũng được quản lý chặt chẽ và coi việc sử dụng đất là quốc sách.

Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá hiện trạng quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên giai đoạn 2011-2020, nhìn chung phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên giai đoạn 2011-2020 đã xây dựng theo đúng quy trình quy phạm pháp luật quy định và đã khai thác được tiềm năng đất đai của huyện (biến động sử dụng các loại đất theo phương án quy hoạch giai đoạn 2011- 2020 cao gấp 3 đến 4 lần biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2000-2010). Tuy nhiên, tiến độ thực hiện phương án quy hoạch trong 4 năm đầu còn tương đối chậm luận, chỉ tiêu đất nuôi trồng thủy sản đã tăng không theo phương án quy hoạch,.... Vì vậy, để phương án quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả, luận văn xin đề xuất một số giải pháp chung như sau:

3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn

Cần nhanh chóng tập trung huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn (nhân dân, Nhà nước và từ nhà đầu tư nước ngoài) là biện pháp cấp thiết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong giai đoạn quy hoạch. Nguồn vốn dự tính cho các hạng mục công trình cụ thể để tăng tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Giao thông: Những công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện sẽ lấy kinh phí từ nguồn vốn Nhà nước là chủ yếu. Các

tuyến đường liên huyện, liên xã và giao thông nội đồng cần được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của nhân dân trong huyện sẽ thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm (huy động đóng góp của nhân dân tính theo nhân khẩu) đồng thời thực hiện chủ trương huy động nguồn vốn bằng cách phát hành công trái, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng hoặc xin hỗ trợ từ nguồn vốn ODA.

- Thủy lợi: để đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cần có sự đầu tư cho việc kiên cố hóa kênh mương như xử lý sạt lở bờ hữu sông Hồng, kè Đại Gia – xã Thụy Phú,.... Đồng thời, huyện cần đầu tư cho các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các trạm bơm tại xã Thụy Phú, thôn Lễ Nhuế-Tân Dân, thôn Đào Xá – Hoàng Long, Nội Cói – Văn Hoàng,... Nguồn kinh phí cho các hạng mục công trình này phần lớn do Nhà nước, phần nhỏ do nhân dân đóng góp từ khoản thủy lợi phí và các khoản thu khác của nhân dân.

- Cải tạo và xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Dự tính đến năm 2015 sẽ xây dựng quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã Phượng Dực, Tri Thủy, Minh Tân, Đại Thắng, Phúc Tiến để phục vụ nhu cầu nông sản sạch trong và ngoại huyện. Để thực hiện kế hoạch, cần có một nguồn kinh phí cho việc đầu tư cây giống, cải tạo đất, kỹ thuật chăm sóc và nơi tiêu thụ sản phẩm nông sản. Nguồn kinh phí xin từ các dự án đầu tư của Nhà nước và từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất.

- Xây dựng khu, cụm công nghiệp: dự tính đến năm 2015 sẽ xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (xã Đại Xuyên), các cụm công nghiệp làng nghề (Chuyên Mỹ, Phú Yên, Đại Thắng, Vân Từ). Nguồn kinh phí cho các hạng mục công trình này chủ yếu là Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài và từ các đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất.

- Xây dựng cơ bản: xây dựng và cải tạo trụ sở UBND xã, thị trấn, Nhà văn hóa xã, thôn, xóm, các điểm trung chuyển và bãi rác của xã, thôn,.... Nguồn kinh phí cho các hạng mục công trình này chủ yếu là Nhà nước và phần nhỏ là nhân dân đóng góp.

Trong giai đoạn tới, với phương hướng: Tạo môi trường chính sách khuyến khích tăng tích lũy nội bộ nền kinh tế, nâng cao tích lũy hộ gia đình, Nhà nước phải

có những chính sách và kế hoạch cụ thể như phát hành tín phiếu, trái phiếu,... Đồng thời Nhà nước phải có biện pháp nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật đang hoàn thiện của cả nước, cải tiến thủ tục hành chính, điều chỉnh giá thuê đất hợp lý, chú trọng đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cao, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, mở rộng các hình thức gọi vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tập trung cao độ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của huyện, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của Thành phố và Trung ương để đến năm 2020 hoàn thành những công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.2.2. Giải pháp về chính sách

Để thực hiện quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) nên áp dụng đồng bộ, linh hoạt các chính sách về đất đai, nhất là giai đoạn 2013-2015 (giai đoạn chuyển giao giữa Luật đất đai 2003 với Luật đất đai 2013), nên cụ thể hóa các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ngoài những kiến nghị trong báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 huyện Phú Xuyên, Luận văn xin bổ sung thêm một số kiến nghị như sau:

- Chính sách giao đất: nên quy chủ cụ thể cho từng thửa đất, trên cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng chủ sử dụng đất, từng thửa đất; Không cấp phép đầu tư, giao cấp đất đối với những dự án, công trình không đăng ký trong kỳ kế hoạch (ngoại trừ các công trình mang tính cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng);

- Chính quyền địa phương nên có hướng giải pháp chuyển đổi việc làm, truyền nghề, đạo tạo nghề mới cho người lao động (đặc biệt là người làm nông nghiệp) ở các vùng khi bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp;

- Để trở thành một huyện đô thị vệ tinh của thành phố: chính quyền địa phương nên có các chính sách đầu tư đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cư tập trung theo hướng đô thị hóa;

- Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong việc sử dụng đất nhằm bảo vệ tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Tăng cường cơ sở vật chất đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thông tin trên địa bàn huyện;

- Công bố rộng rãi các phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai và kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật đất đai ở cơ sở nhằm nâng cao ý thức sử dụng đất cho đúng mục đích, đúng quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm đất đai;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư của các dự án được thuê đất, giao đất, yêu cầu các tổ chức, cá nhân được thuê đất, giao đất, thực hiện đúng tiến độ đầu tư, đúng phương án được duyệt. Kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ theo quy định;

- Thực hiện tốt chính sách thu hồi đất, bồi thường đất theo quy định; có chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng kịp tiến độ để đưa công trình vào hoạt động;

- Đẩy mạnh công tác giám sát thực hiện luật bảo vệ môi trường, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện Luật tài nguyên nước khi khai thác sử dụng nước ngầm trong các khu, cụm công nghiệp;

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chế độ chính sách cho các bộ địa chính ở cấp xã, thị trấn;

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất…

3.2.3. Giải pháp về quản lý, hành chính

Một số dự án trên địa bàn huyện chậm tiến độ là do công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nên huyện phải thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, có thể áp dụng hình thức cưỡng chế hoặc xử phạt hành chính khi cần thiết, đồng thời có kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Từng bước giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp và

nông thôn khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Để quy hoạch, kế hoạch thực sự mang tính khoa học và có tính khả thi cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, sự phối hợp của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, các chuyên gia về các lĩnh vực và người dân trong xây dựng và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho các ngành và các lĩnh vực trong thời kỳ quy hoạch. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để theo dõi, cập nhật, quản lý các biến động đất đai, phát hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa chính cấp xã và đội ngũ cán bộ chuyên làm nhiệm vụ lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Áp dụng đồng bộ các chính sách về đất đai, cụ thể hóa các điều khoản của Luật, các văn bản sau Luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các văn bản Luật đất đai, Thông tư, Nghị định, các quy định khác liên quan đến đất đai cần được phổ cập thường xuyên cho nhân dân thông qua hệ thống báo nói (Đài truyền thanh huyện, xã), báo viết (các trang thông tin điện tử của huyện, xã).

Các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện ngay việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thẩm định, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp; Hạn chế tối đa việc lấy đất chuyên lúa có năng suất cao, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất. Huyện cần có những xử phạt hành chính hoặc thu hồi đất lấn chiếm trái phép và quá thời gian quy định mà không đưa vào sử dụng.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, chức năng nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các phòng, ban và từng xã, thị trấn cần xây dựng các chương trình, dự án, xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu và chính sách sử dụng đất cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực để phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và dân cư. Tận dụng những lợi thế là một huyện đồng bằng, có truyền thống lúa nước lâu đời.

3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác lập quy hoạch sử dụng đất

Luận văn kiến nghị thêm một vài giải pháp để nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch sử dụng đất như sau:

- Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có những quy định đảm bảo năng lực, trình độ của các đơn vị và cá nhân hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Cần khắc phục tình trạng đăng ký kinh doanh mà không có điều kiện hành nghề dẫn đến các đơn vị quản lý thì lúng túng, đơn vị tư vấn thì tự do hành nghề.

3.2.5. Các giải pháp khác

Việc lập quy hoạch sử dụng đất ở các ngành, các cấp là một hoạt động quản lý Nhà nước, phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ và cân đối, công khai trong suốt quá trình tiến hành và được quyết định theo nguyên tắc dân chủ tập trung, cần có sự tập trung thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các cấp chính quyền. Quy hoạch sử dụng đất phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành có liên quan khác. Quy hoạch sử dụng đất hay phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Phú Xuyên cần đưa ra một số các công trình trọng điểm quốc gia, thống nhất quy hoạch các cấp, quy hoạch ngành. Nâng cao nhận thức cho từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong huyện về vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất trong việc phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch dùng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011-2020 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)