Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hòa và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng,... trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.
1.8.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nƣớc với quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng
Quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất địa phương (quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Quy hoạch sử dụng đất cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xây dựng trên quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất của cả nước.
1.8.5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành
Quy hoạch giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành), một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất).
CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý
Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm trên vĩ tuyến 20040’ - 20049’ Bắc và kinh tuyến 105048’ - 106001’ Đông, có tổng diện tích tự nhiên theo thống kê năm 2010 là 17110,46 ha và có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín. - Phía Nam giáp huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam. - Phía Đông giáp huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên. - Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà
Với vị trí địa lý như trên cùng với thuận lợi là nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35 theo quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân mở năm 2001. Trung tâm huyện cách thành phố Hà Đông 40 km về phía Bắc, cách khu du lịch Chùa Hương 27km về phía Tây Nam, huyện còn có đường ĐT 428, ĐT 429 đi qua và có các đường liên huyện, liên xã nên Phú Xuyên có điều kiện thuận lợi trong mở rộng giao lưu, quan hệ thị trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh khác trên cả nước. Đặc biệt là sau khi được sáp nhập với thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, đã tạo nhiều điều kiện tốt để huyện có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thủ đô Hà Nội cũng là thị trường tiêu thụ nông sản, thủ công mỹ nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của huyện, đồng thời vị trí của huyện cũng có điều kiện trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh, huyện khác trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
b. Đặc điểm địa hình
Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng cao hơn mực nước biển từ 1,5 – 6,0 m. Địa hình có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình. lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng sau:
- Vùng phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã: Thị trấn Phú Minh, Văn Nhân, Thuỵ Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên. Đây là những xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m.
- Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A gồm các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, TT Phú Xuyên, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp trũng và không có phù sa bồi đắp hàng năm. đất đai có độ chua cao nên trồng trọt chủ yếu là 2 vụ lúa, một số chân đất cao có thể trồng cây vụ đông. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, ngoài ra còn một số ít diện tích trồng lạc, đỗ tương, khoai lang, rau các loại... vùng thấp trũng nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi thủy cầm.
c. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện được chia thành 2 vùng rõ rệt:
* Vùng phía Đông đường Quốc lộ 1A (có sông Hồng chảy qua): - Độ pH từ 4,7 đến 6,0
- Đạm tổng số dưới 1.1%
- Lân tổng số: đất nghèo lân hàm lượng có trong đất từ 15 - 20 mg/100 gam đất.
* Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A - Độ pH từ 4,1 đến 5,2
- Đạm tổng số từ 2% -3%
- Lân tổng số: Đất nghèo lân, hàm lượng có trong đất từ 15 – 20 mg/100 gam đất.
Như vậy, vùng phía Tây đất chua nhiều nên trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải thường xuyên áp dụng các biện pháp canh tác có tác dụng cải tạo đất như: bón vôi bột và bón N, P, K cân đối, phơi ải vào mùa đông...
d. Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu thống kê của trạm khí tượng Phú Xuyên thì huyện mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá ẩm, mùa đông chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùa khô.
Mùa Đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 160C, lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất khoảng 18mm. Số mùa nắng trong các tháng mùa khô có xu hướng giảm, đồng thời đới gió mùa Đông Bắc của dải hội tụ nhiệt đới và xoáy nhiệt đới thường gây ra áp thấp nhiệt đới.
Mùa nóng, ẩm thường có mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300-1800mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam mang theo hơi nước mát, nhưng cũng có khi là giông bão với sức gió có thể đạt 128 -144km/h, lượng mưa được tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Hàng năm thường có 1 đến 3 cơn bão làm ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết trong khu vực. Bão đến thường kèm theo mưa lớn gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng. Với điều kiện khí hậu thời tiết như trên giúp cho huyện khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên yếu tố hạn chế là mùa mưa dễ gây ngập úng ở vùng trũng, mùa khô dễ bị khô hạn, đặc biệt với cây trồng vụ đông thường thiếu nước. Điều này đòi hỏi huyện phải có hệ thống thủy lợi thật chủ động để đáp ứng tốt nguồn nước tưới vào mùa khô nhưng cũng tiêu nước kịp thời về mùa mưa. Mặt khác cần có cơ cấu cây trồng với chế độ canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu tác động xấu do thời tiết gây ra.
e. Nguồn nước
Chảy qua địa phận của huyện có 3 con sông lớn là: sông Hồng dài 17 km, theo hướng Bắc – Nam ở phía đông của Huyện; Sông Nhuệ dài 17 km chảy theo hướng Tây bắc - Đông Nam ở phía Tây của huyện; Sông Lương dài 12,75 km theo hướng Bắc- Nam là con sông cụt chảy từ Nam Hà qua các xã Minh Tân, Tri Thuỷ, Bạch Hạ, Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc Tiến. Ngoài ra có các sông nhỏ khác là sông Duy Tiên 13 km, sông Vân Đình 5 km, sông Hữu Bành 2 km. Hệ thống sông Nhuệ, Sông Lương, Sông Duy Tiên, Sông Vân Đình, sông Hậu Bành thuộc hệ
thống tưới tiêu do Công ty Thuỷ nông Sông Nhuệ quản lý. Trên hệ thống Sông Hồng sau khi trạm bơm Khai Thái hoàn thành giải quyết tiêu úng cho trên 6.000 ha đất canh tác của các xã vùng miền Đông và trung Tây, đồng thời lấy nước phù sa của Sông Hồng để phục vụ tưới cho cây trồng và cải tạo đồng ruộng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội huyện Phú Xuyên
* Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2000-2010 đạt 10,55%/năm (trong đó giai đoạn 2000- 2005 tăng 10,93%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng 10,17%/năm). Trong giai đoạn này nông nghiệp tăng 4,96%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 12,48%/năm và thương mại-dịch vụ tăng 13,36%/năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể năm 2010 [15]:
- Nông nghiệp chiếm 29,17% giảm so với năm 2000 là 21,26 %.
- Công nghiệp-xây dựng chiếm 41,27%, tăng so với năm 2000 là 15,13%. - Thương mại dịch vụ chiếm 29,56%, tăng so với năm 2000 là 6,13%..
* Ngành sản xuất công nghiệp-TTCN và xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN và xây dựng năm 2010 [15] đạt 1211,8 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 12,02%. Trong đó:
- CN-TTCN tăng bình quân 7,65%/năm giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất công nghiệp, TTCN và xây dựng (giá CĐ 94) ĐVT: tỷ đồng; % TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tốc độ tăng BQ (%) 2000- 2006- 2000- 2005 2010 2010 1 GTSX CN-TCN -XDCB 282,0 667,6 1211,9 18,8 12,0 15,7 1.1 GTSX CN - TTCN 229,3 561,0 851,3 19,6 7,7 14,0
- Công nghiệp Trung ương 52,8 229,9 188,6 Cơ cấu trong CN - TTCN 19,2 41,0 22,2 - Công nghiệp ĐP
(QD+ngoài QD) 176,5 331,1 662,7 Cơ cấu trong CN - TTCN 80,8 59,0 77,8
1.2 GTSX xây dựng cơ bản 52,8 106,6 360,6 15,1 29,3 21,2 1.3 Giá trị hàng CN-TCN xuất khẩu 15,0 45,0 79,0
2 Giá trị tăng thêm CN - XD 111,7 274,4 493,9 19,7 11,8 16,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên các năm: 2000, 2005, 2006, 2010
Công nghiệp Trung ương: Hiện có 5 Công ty, nhà máy Trung ương đóng trên địa bàn huyện và đến nay các doanh nghiệp trên đã cổ phần hoá xong là: Công ty đường Vạn Điểm, Công ty cổ phần giấy Vạn Điểm, Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm, công ty cổ phần gốm xây dựng, đồ gỗ Mỹ Hà.
Doanh nghiệp công nghiệp - TTCN xây dựng và thương mại địa phương: đến hết năm 2010 các doanh nghiệp, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn được cấp phép kinh doanh trên địa bàn huyện là 89 Công ty. Có 3 Hợp tác xã TTCN trên địa bàn.
Số hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện là 13.290 hộ, trong đó có 7.484 hộ nằm trong các làng nghề.
Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn huyện (điển hình 02 Công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm và Công ty cổ phần thực phẩm Vạn Điểm) đã áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất các mặt hàng mới có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp thời gian qua, thúc đẩy CN - TTCN địa phương phát triển theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề đổi mới công nghệ thay đổi mẫu mã mở rộng sản xuất với mục tiêu: năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Trong quá trình phát triển công nghiệp - TTCN vẫn còn một số khó khăn như:
- Trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chưa có cơ chế khuyến khích đầu tư thực sự hấp dẫn công tác giải phóng mặt bằng chậm (như Cụm Công nghiệp Phú Xuyên và Đại Xuyên chưa triển khai xây dựng cơ bản do gặp vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các xã nghề chưa quen việc sản xuất tập trung).
- Cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, công tác tiếp thị còn yếu.
- Khó khăn về nguồn vốn, dẫn đến triển khai quy hoạch và xây dựng còn chậm.
* Ngành thương mại, dịch vụ
Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ năm 2010 [15] đạt 483 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 13,36% giai đoạn 2006- 2010.
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở các khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm nông sản và thực phẩm. Trên địa bàn huyện hiện có 17 chợ phiên tại 16 xã, thị trấn (Hoàng Long, Hồng Minh, Phúc Tiến, thị trấn Phú Xuyên (2 chợ), Phú Túc, Minh Tân, Châu Can, Chuyên Mỹ, Khai Thái, Tân Dân, Văn Nhân, Phú Yên, thị trấn Phú Minh, Bạch Hạ, Quang Lãng, Tri Thủy), còn 12 xã chưa có chợ phiên mà đang tồn tại chợ tạm, chợ cóc, chợ tự phát.
* Ngành nông nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông nghiệp-thủy sản năm 2010 [15] đạt trên 517 tỷ đồng, tăng bình quân 1,63% giai đoạn 2006-2010 và 4,17% cho cả giai đoạn 2000-2010.
Sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua vẫn là định hướng cơ bản phát triển kinh tế chủ yếu của huyện. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá CĐ94) đạt 517,45 tỷ đồng, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thể hiện sự tiến bộ, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi (trồng trọt 50,53%, chăn nuôi 30,51%, thủy sản 13,87%, dịch vụ nông – lâm- thuỷ sản 5,08%).
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế ngành nông nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 2000- 2005 2006 - 2010 2000 - 2010 GTSX (giá CĐ94) Tỷ đồng 343,82 477,27 517,45 6,78 1,63 4,17 1 Trồng trọt Tỷ đồng 182,23 259,69 277,20 7,34 1,31 4,28 2 Chăn nuôi Tỷ đồng 128,75 168,11 147,02 5,48 -2,65 1,34 3 Thuỷ sản Tỷ đồng 14,40 32,01 68,65 17,32 16,48 16,90 4 Dịch vụ N - L - TS Tỷ đồng 10,24 17,26 24,50 11,01 7,25 9,12
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên các năm 2000, 2005, 2006, 2010 * Ngành trồng trọt.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 [15] là trên 18.000 ha. Trong trồng trọt, lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt; diện tích canh tác chiếm khoảng 98,71% diện tích đất nông nghiệp. Năm 2010, năng suất lúa đạt 61,4 tạ/ha, sản